Dân than trời vì kênh ô nhiễm
Từ nhiều năm qua, kênh Bến Đình thuộc phường 5 TP Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu “đen đặc”, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân sống xung quanh.
Kênh Bến Đình ô nhiễm nặng
Đến kênh Bến Đình điều khiến chúng tôi đầu tiên đặt câu hỏi là tại sao người dân ở đây nhiều năm qua sống trên dòng kênh hôi thối mà vẫn chịu được? Chính quyền đã có biện pháp gì để “ngăn chặn” và “đem lại sự sống sạch” cho bà con ở đây hay chưa? Câu trả lời là “người dân còn khổ dài dài nếu chính quyền không có biện pháp quyết liệt”.
Để “mục sở thị” một cách chính xác, chúng tôi men theo hẻm 88 đường Bạch Đằng (khu phố 5, phường 5, TP Vũng Tàu) để tìm “ô nhiễm do đâu?”. Trước mắt chúng tôi là một đoạn kênh dài hàng trăm mét sát mặt nước với vô số ve chai nhựa và vỏ hàu đổ xuống đây dầy cả chục mét với chiều rộng khoảng 1.000m. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Ông Trần Văn Luyện, người dân ở đây phản ánh, việc đổ vỏ hàu để lấn kênh Bến Đình đã xảy ra từ nhiều năm nay, mỗi ngày một ít và dần dần hình thành bãi vỏ hàu trên diện tích lớn. “Họ đổ vỏ hàu đựng trong bao tải để làm kè lấn chiếm đất bờ kênh Bến Đình để tạo mặt bằng xây dựng nhà ở. Người dân khu phố nhiều lần phản ánh với chính quyền địa phương về việc này, nhưng đến nay cũng chưa thấy giải quyết dứt điểm”, ông Luyện cho biết. Sống chung với hôi thối nhiều năm qua, gia đình bà Nguyễn Thị Lợi không chịu nổi mỗi lần gió từ biển hắt vào.
Video đang HOT
Hàng trăm bữa cơm trưa gia đình bà Lợi đều phải “nhắm mắt nhắm mũi” ăn cho qua bữa. Ban ngày, cả nhà đi làm, tối về đóng kín cửa nhưng vẫn bị mùi thối “ộc” vào mũi. “Chúng tôi sống ở đây rất khổ sở. Không biết đến bao giờ mới thoát khỏi hôi thối, mà không ở đây thì biết ở đâu. Nhiều người đem vỏ hàu, chai lọ tuôn vào bao tải vứt xuống lòng kênh để tạo “mặt bằng” cơi nới, sau đó lấn làm nhà lên đó. Tôi mong chính quyền địa phương có biện pháp chứ sống ở đây khổ lắm”, bà Lợi chia sẻ.
Xác nhận về việc này, ông Lê Thanh Phong, Chủ tịch UBND phường 5 cho biết, nơi người dân ở đây sinh sống gọi là “xóm ve chai” thuộc khu phố 5 của phường. “Sự việc này tồn tại từ nhiều năm nay, các vị lãnh đạo phường tiền nhiệm cũng đã có xử lý nhưng chưa thực sự triệt để. Gần đây, tôi đã chỉ đạo lực lượng chức năng của phường theo dõi, nếu phát hiện trường hợp đổ vỏ hàu lấn kênh Bến Đình, phải ngăn chặn và lập biên bản xử lý. Tới đây sẽ có biện pháp mạnh hơn, chứ tuyên truyền mãi người dân “nhờn” rồi. Tới đây, UBND phường sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn của TP Vũng Tàu khảo sát thực tế, đưa ra các phương án để xử lý bãi vỏ hàu đổ tại khu vực sát mé nước kênh Bến Đình”, ông Lê Thanh Phong cho biết.
Theo phản ánh của một số người dân, các gia đình đổ vỏ hàu, sò là những gia đình nuôi hàu, sò ở sông Gò Găng, Long Sơn. Sau khi đập hàu lấy thịt, vỏ còn lại chở về đổ xuống kênh mục đích để tạo mặt bằng cơi nới làm nhà trái phép.
Được biết, dọc theo kênh Bến Đình có khoảng 600 hộ dân sống và làm nghề biển. Việc xả thải xuống kênh, hay lấn chiếm kênh đều vi phạm pháp luật, không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống, mà còn vi phạm an toàn giao thông đường thủy. Từ phản ánh của người dân và thực tế hiện nay, rất mong chính quyền các cấp có biện pháp xử lý, trả lại môi trường trong sạch cho người dân sống quanh kênh Bến Đình.
MẠNH TUẤN
Theo VHO
Nghi trại lợn xả thải gây ô nhiễm, người dân bức xúc đắp đất chắn ngang kênh
Từ ngày 13/5 đến nay, người dân thôn Kim Tân, xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh rất bức xúc trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước của dòng kênh Hồng Tân.
Đỉnh điểm là chiều 15/5, trước tình trạng dòng nước kênh Hồng Tân bốc mùi hôi thối, không thể chịu đựng được người dân thôn Kim Tân tự thuê máy múc đất đắp chắn ngang dòng kênh, không để dòng nước chảy về địa bàn thôn.
Ngày 16/5, trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Trọng Tài, Trưởng thôn Kim Tân, xã Tân Lộc cho biết, cách đây mấy ngày có mưa lớn, sau khi mưa xong, dòng kênh Hồng Tân bất ngờ có màu đen kịt và bốc mùi phân lợn rất hôi thối, khiến người dân không chịu nổi. Theo ông Tài, có thể lợi dụng lúc trời mưa, trang trại lợn đã xả thải ra dòng kênh. Ông Trần Sỹ Thao, Phó thôn Kim Tân, xã Tân Lộc cũng khẳng định, "việc ô nhiễm ở đây là do phân lợn gây ra", còn trang trại lợn nào gây ra, chúng tôi không dám khẳng định.
Có mặt tại dòng kênh Hồng Tân ngày 16/5, phóng viên nhận thấy toàn bộ dòng nước kênh đều có màu đen, nổi váng bọt màu vàng và mùi hôi thối kéo dài từ thôn Tân Thượng xuống thôn Kim Tân. Đặc biệt, là đoạn chảy qua khu vực Cồn Dầu, thôn Tân Thượng, ngay sát với trang trại lợn của ông Nguyễn Văn Sửu làm chủ. Tại đây, dòng nước kênh Hồng Tân có màu đen kịt, bốc mùi hôi tanh và có hiện tượng cá chết ngay tại cống xả thải của trang trại này.
Theo tìm hiểu, trang trại lợn do ông Nguyễn Văn Sửu làm chủ được xây dựng và đi vào hoạt động từ những năm 2004 - 2005, nằm giữa cánh đồng của hai xã Hồng Lộc và xã Tân Lộc. Đây là trang trại chăn nuôi lợn nái duy nhất của xã Tân Lộc quy mô lợn nái sinh sản là 450 con/năm, lợn đực giống 5 con/năm và lợn con (dự kiến) là khoảng 9.000 con/năm, được xây dựng trên diện tích hơn 33.257m2. Nhiều người dân xã Hồng Lộc làm ruộng gần trang trại nuôi lợn này phản ánh, sau khi đi vào hoạt động, trang trại đã không làm tốt công tác bảo vệ môi trường, thường có mùi hôi thối, nước thải, phân lợn thải ra môi trường tự nhiên.
Phóng viên đã liên hệ với Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Phan Văn Nhàn để tìm hiểu sự việc. Trao đổi qua điện thoại, Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Phan Văn Nhàn cho rằng, việc dòng kênh Hồng Tân bị ô nhiễm là do nước trong ruộng chảy ra. Trước đó, bà con gặt lúa bằng máy gặt, rơm để lại trên đồng chưa thu gom kịp nên khi gặp mưa, rơm ủ ngâm lâu trong nước đổi màu vàng bắt đầu có mùi, sau đó chảy xuống kênh Hồng Tân.
Phan Quân (TTXVN)
Theo Tintuc
Nhà máy mía đường tại Hậu Giang là nguyên nhân gây ô nhiễm trên sông Cái Lớn Cac nganh chức năng tỉnh Hậu Giang xác định nguyên nhân chính dân đên nguồn nước trên sông Cái Lớn và các kênh nhánh bị ô nhiễm là từ hoạt động xả thải của nhà máy thuộc Cty TNHH Mía đường, cồn Long Mỹ Phát. Dong nươc chuyên màu đen ngòm va bôc mui hôi thôi đươc xac đinh là từ hoạt động...