Dấn thân để trưởng thành
Khi đưa xuống địa bàn, các đồng chí đảm nhiệm chức danh Công an xã phải thực sự là con em của dân, được dân tin, dân yêu, như vậy mới có thể làm tốt công tác nắm tình hình, giải quyết thấu đáo các vấn đề về ANTT nảy sinh ở địa bàn cơ sở.
Cho đến thời điểm này, Công an các tỉnh, thành phố đã từng bước triển khai kế hoạch, phương án, đề án bố trí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã. Điển hình như: Hà Nội, Kon Tum, Long An, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh, An Giang, Đà Nẵng, Hà Giang, Hưng Yên, Thừa Thiên – Huế…, trong đó Công an tỉnh Đắk Lắk đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết về xây dựng Công an xã chính quy.
Theo yêu cầu, các đồng chí được lựa chọn đưa về đảm nhiệm chức năng Công an xã phải là những cán bộ có trình độ nghiệp vụ, pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm thực tiễn và có khả năng vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Khi đưa xuống địa bàn, các đồng chí đảm nhiệm chức danh Công an xã phải thực sự là con em của dân, được dân tin, dân yêu, như vậy mới có thể làm tốt công tác nắm tình hình, giải quyết thấu đáo các vấn đề về ANTT nảy sinh ở địa bàn cơ sở.
Tiên phong về với dân
Có thể có những người quan niệm rằng, đang là cán bộ Công an tỉnh, thành phố, Công an huyện, nay lại chuyển về Công an xã, như vậy là sự hạ cấp, “đi xuống”. Làm việc ở tỉnh, huyện thì trụ sở khang trang, môi trường đô thị mọi thứ thuận lợi, rồi cả cái danh, nay về với bản, với lũy tre làng, bao thứ khó khăn bủa vây.
Những cảm nhận, suy nghĩ đó cũng là lẽ khách quan, nhất là với những người đã quen với môi trường nhộn nhịp nơi đô thị. Nhưng khi tiến hành chuyên đề này, điều chúng tôi cảm nhận được, đó là sự dấn thân, rèn luyện của những cán bộ Công an đang tiên phong về đảm nhiệm các chức danh Công an xã.
Các nữ Công an tỉnh Đắk Lắk trong lễ xuất quân điều động Công an chính quy về đảm nhiệm chức danh Công an xã tháng 6-2019.
Trong 240 học viên của lớp bồi dưỡng cán bộ Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã của tỉnh Hưng Yên tổ chức vào tháng 7 vừa qua, có một học viên nữ là Trung tá Phạm Thuỳ Hương, hiện là đội trưởng thuộc Phòng Công tác Đảng và công tác chính trị. Chị cũng là người tự nguyện đăng ký về đảm nhiệm chức danh Công an xã.
Nói về lý do của mình, Trung tá Phạm Thuỳ Hương cho biết: “Khi Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh triển khai Đề án về việc đưa Công an chính quy về đảm nhiệm các chức danh Công an xã, tôi nhận thấy đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Mặc dù là nữ giới, với thiên chức làm vợ, làm mẹ, hẳn nhiều người cũng muốn tôi nên công tác ở tỉnh cho gần nhà, nhiều thứ thuận lợi. Nhưng tôi đã tình nguyện xung phong về làm Trưởng Công an xã, để thử sức mình ở một lĩnh vực công tác mới vì công tác tại cơ sở chính là điều kiện để tôi được trưởng thành hơn, hoàn thiện mình hơn trong công tác Công an”.
Dù con còn nhỏ, chồng cũng đã về công tác tại cơ sở nhưng Thiếu tá Nguyễn Trà My, Đội phó Đội An ninh tôn giáo, Phòng An ninh đối nội Công an tỉnh Đắk Lắk vẫn nỗ lực thu xếp công việc gia đình xung phong về làm Phó Trưởng Công an xã Ea Tu, TP Buôn Mê Thuột.
Chị hồn hậu lý giải về sự tự nguyện về với dân của mình: “Trước chủ trương lớn của Bộ Công an về việc bố trí Công an chính quy đảm nhận các chức danh Công an xã, với vai trò Chi uỷ viên Chi bộ Chuyên đề 4 và Chủ tịch Hội phụ nữ đơn vị, em nghĩ mình cũng nên là người tiên phong đi đầu, hưởng ứng việc thực hiện Đề án lớn của Bộ nói chung và Công an tỉnh Đắk Lắk nói riêng, góp phần tạo động lực cho CBCS trẻ trong đơn vị cũng như CBCS nữ Công an tỉnh mạnh dạn về cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chung của toàn lực lượng”.
Video đang HOT
Thiếu tá Nguyễn Đức Thắng, Trưởng Công an xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư (Thái Bình) thì cho biết, khi anh đảm nhiệm chức vụ Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự, chỉ làm một mảng điều tra tội phạm.
Nhưng khi về đảm nhiệm chức danh Trưởng Công xã, anh được trải nghiệm ở nhiều công việc hơn, đó là tham mưu cho chính quyền cơ sở đảm bảo về ANTT; nắm tình hình địa bàn, chỉ đạo các công việc liên quan đến ANTT và quản lý Nhà nước về ANTT… “Tuy phải học hỏi nhiều nhưng tôi tin rằng, mình sẽ vượt qua để thực sự gắn bó với cơ sở, với từng người dân và làm tốt nhiệm vụ của mình”- anh Thắng nói lý do về công tác tại cơ sở của mình.
Trước khi về công tác tại địa bàn xã, các đồng chí Công an chính quy trong diện về đảm nhiệm chức năng Công an xã sẽ được tập huấn qua một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.
Tại các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ này, các học viên được giảng viên truyền đạt các chuyên đề như: Công tác đảm bảo an ninh nông thôn, dân tộc, tôn giáo ở địa bàn cơ sở; công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc và kỹ năng tiếp xúc với nhân dân; công tác phòng chống một số loại tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội…
Thông qua các lớp bồi dưỡng, các đồng chí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã nắm vững các kiến thức cơ bản về pháp luật và phương pháp tiến hành các biện pháp nghiệp vụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giữ gìn ANTT tại địa bàn cơ sở trong tình hình mới.
Mặc dù địa bàn nhiều xã còn khó khăn về cơ sở vật chất cho lực lượng Công an xã, chưa có trụ sở làm việc độc lập, chưa có phòng ngủ để trực đêm, nhiều nơi cán bộ, chiến sỹ còn phải ở tạm bợ, nhờ nhà dân, nhiều xã miền núi địa bàn rộng, từ trung tâm xã đến các thôn bản đến hơn 30km, nhưng điều chúng tôi nhận thấy ở các cán bộ Công an chính quy về xã, đó là tinh thần trách nhiệm, là bản lĩnh, họ nhận thức sâu sắc mình chính là thế hệ đặt nền móng cho chủ trương xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.
Luyện rèn để hoàn thiện hơn
Không phải không có những băn khoăn đặt ra về tâm tư của lực lượng Công an xã bán chuyên trách khi Bộ Công an chủ trương đưa lực lượng Công an chính quy về đảm nhiệm chức danh Công an xã. Nhưng ở các địa bàn mà Công an các địa phương bố trí Công an chính quy về đảm nhiệm chức danh Công an xã, các đồng chí Trưởng Công an xã (có nơi cả Phó Trưởng Công an xã) bán chuyên trách đã được bố trí công việc hợp lý hoặc đến tuổi nghỉ chế độ, vì thế tạo tư tưởng an tâm, thoải mái với họ.
Ở cương vị mới, họ vẫn tiếp tục cùng với chính quyền địa phương ủng hộ, giúp đỡ Công an xã hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo ANTT ở cơ sở.
Còn đối với các đồng chí Công an xã bán chuyên trách vẫn tiếp tục đảm nhiệm chức vụ ở địa bàn (vì ở mỗi xã được bố trí từ 3-5 đồng chí Công an chính quy, có xã mới chỉ được 1 đến 2 đồng chí), họ đã được tiếp cận với một phong cách làm việc cũng chính quy, bài bản, đúng nghiệp vụ Công an hơn.
Từ việc lập kế hoạch làm việc, đến việc lập hồ sơ vụ việc… đều theo đúng quy trình, bài bản. Và từ khi có các đồng chí Công an xã chính quy về đảm nhiệm chức danh Công an xã cùng họ, “uy” của lực lượng Công an xã tại địa phương lớn hơn, các đối tượng vi phạm cũng e dè, “chờn” lực lượng Công an xã. Do đó, họ cũng vững vàng hơn, trưởng thành hơn trong công tác
Anh Trần Thiện Sỹ, Phó Trưởng Công an xã Vũ Tiến cho biết: “Từ khi có trưởng Công an xã chính quy là Thiếu tá Nguyễn Văn Thắng, chúng tôi được học tập và vững vàng hơn trong việc giải quyết công việc, đặc biệt là trong giải quyết các vấn đề liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật. Trước đây, chúng tôi cũng được học Trung cấp Công an nhưng mọi quy trình xử lý các vụ việc liên quan đến pháp luật thực sự đôi khi cũng còn lúng túng. Từ khi có Thiếu tá Nguyễn Văn Thắng về làm Trưởng Công an xã, mọi công việc xử lý theo đúng quy trình, bài bản hơn. Chúng tôi có “đầu tàu” là “lính quân hàm đỏ”, quả thực, thấy vững vàng hơn nhiều”.
Anh Sỹ cũng tâm sự rằng, việc đưa Công an chính quy về đảm nhiệm các chức danh Công an xã theo anh là xu thế tất yếu hiện nay trong việc đảm bảo ANTT tại địa bàn cơ sở. Nếu sau này khi Công an huyện tiếp tục phân công các đồng chí Công an chính quy khác xuống đảm nhiệm chức vụ Phó Công an xã, anh Sỹ có thể sẽ “xuống cấp” làm Công an viên, hay chuyển công việc khác, nhưng anh nghĩ rằng, đó là việc để đảm bảo ANTT vững chắc ngay từ địa bàn cơ sở.
Trong Thư khen ngày 19-8 gửi Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ, Hội phụ nữ CAND, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã khen ngợi tinh thần xung phong về công tác tại cơ sở của các nữ cán bộ Công an: “Tôi đặc biệt biểu dương, khen ngợi tinh thần cách mạng, tình nguyện, xung phong của các nữ Công an trong việc thực hiện chủ trương xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy của Đảng và của ngành. Tôi yêu cầu Công an các tỉnh, thành phố tiếp tục phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được trên các mặt công tác; tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ Công an xuống cơ sở, đặc biệt là cán bộ nữ; thực hiện tốt phương châm “Chủ động, nêu gương, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”; thực hiện có hiệu quả chủ trương “tăng cường cơ sở”; xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo đảm ANTT, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân”.
T. Hòa
Theo CAND
Trúng hàng chục gói thầu quà thắp hương bằng với giá mời thầu
Công ty Bảo Hưng trúng nhiều gói thầu mua sắm (bánh, kẹo) thắp hương không chỉ ở Hà Tĩnh, Ninh Bình mà còn ở nhiều tỉnh khác
Trong tháng 7-2019, Công ty CP Quốc tế Bảo Hưng (xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, Thái Bình) không chỉ trúng thầu mua sắm lễ thắp hương thờ cúng Liệt sỹ nhân dịp Kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7) ở tỉnh Hà Tĩnh, Ninh Bình mà công ty này còn trúng nhiều gói thầu ở các tỉnh, thành khác.
Suất quà thắp hương cho các liệt sĩ ở Hà Tĩnh.
Theo thông tin trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (Bộ KH&ĐT) và tài liệu chúng tôi có được, thời gian qua, Công ty CP Quốc tế Bảo Hưng (xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, Thái Bình) trúng các gói thầu lễ thắp hương, quà thăm, tặng người có công, gia đình liệt sỹ... ở Hà Tĩnh, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ngãi.
Điều đặc biệt là giá trúng thầu rất "sát" với giá gói thầu đưa ra ban đầu, thậm chí có gói thầu không thấp hơn một đồng so với giá mời thầu.
Trong đó, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Tĩnh mời thầu: "Mua sắm lễ thắp hương thờ cúng Liệt sĩ nhân kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ" với giá 4.757.200.000 đồng thì Công ty CP Quốc tế Bảo Hưng trúng với giá thầu 4.754.821.400 đồng (23.786 suất quà thắp hương cho các liệt sĩ), tức chỉ chênh nhau khoảng 2,4 triệu đồng.
Gói thầu mua bánh kẹo tặng người có công và thân nhân liệt sỹ nhân dịp Kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh Liệt sỹ ở tỉnh Ninh Bình giá trúng thầu của Công ty Bảo Hưng là 8.725.400.000 đồng, chỉ thấp hơn giá Sở LĐ-TB&XH Ninh Bình đưa ra giá mời thầu chưa đến 3 triệu đồng.
Côn ty CP Quốc tế Bảo Hưng trúng gói thầu ở Thái Bình với giá trúng thầu bằng giá mời thầu 18.540.000.000 đồng.
Đặc biệt, gói thầu gói thầu Mua quà tặng đối tượng Người có công nhân kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh Liệt sỹ thuộc Dự án Mua quà tặng đối tượng Người có công nhân ngày 27- 7 của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh mời thầu thì Công ty CP Quốc tế Bảo Hưng trúng thầu đúng với gia đưa ra ban đầu là 7.654.284.000 đồng.
Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Quốc tế 3S (Hà Nội), mời thầu dự án mua sắm quà thăm, tặng người có công; gia đình liệt sĩ; các Trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh và người có công quê Hưng Yên ở các Trung tâm nhân dịp Kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ với giá đưa ra 10.599.300.000 đồng. Công ty Bảo Hưng trúng giá trúng thầu: 10.599.300.000 đồng (không chênh lệch một đồng).
Tại tỉnh Nam Định, Công ty CP Quốc tế Bảo Hưng trúng gói thầu Mua quà tặng cho người có công và thân nhân liệt sỹ nhân dịp kỉ niệm 72 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, bằng chính giá gói thầu trị giá 9.450.000.000 đồng.
Ở tỉnh Thái Bình, Công ty Bảo Hưng cũng trúng gói dự án mua sắm hàng hóa phục vụ đối tượng chính sách người có công nhân dịp kỉ niệm 72 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ bằng chính giá mời thầu mà Sở LĐ-TB&XH Thái Bình đưa ra là 18.540.000.000 đồng.
Ở Hải Phòng, Công ty Bảo Hưng trúng gói cung cấp quà tặng Người có công nhân dịp kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (Sở LĐ-TB&XH Hải Phòng mời thầu) đúng giá mời thầu 9.433.512.000 đồng.
Ở Bắc Ninh cũng tương tự với giá là 7.654.284.000 đồng.
Ngoài ra, Công ty Bảo Hưng cũng trúng nhiều gói thầu mua sắm quà tặng lễ thắp hươngnhân ngày Thương binh-Liệt sĩ ở các huyện, thành phố như TP Thái Bình, huyện Thái Thụy (Thái Bình), huyện Bình Lục, Duy Tiên (Hà Nam)...Và giá trúng thầu bằng hoặc thấp hơn giá mời thầu 2-3 triệu đồng.
Thắp hương lên bàn thờ liệt sĩ Đào Sỹ Việt (quê xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh).
Chỉ trong tháng 7-2019, Công ty Bảo Hưng đã trúng hơn 10 gói thầu ở các tỉnh với tổng giá trị hơn 75 tỉ đồng.
Tháng 7-2019 không phải là lần đầu tiên Công ty Bảo Hưng trúng các gói thầu ở các tỉnh nêu trên mà đã từng trúng các gói thầu quà bánh ở các tỉnh từ các năm trước.
Ở Hà Tĩnh, trước đó, Công ty Bảo Hưng từng trúng thầu dự án mua sắm Lễ thắp hương Liệt sỹ nhân dân Tết nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 (Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh mời thầu) đúng với giá mời thầu là 4.753.200.000 đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng gói thầu chỉ trong 3 ngày. Công ty Bảo Hưng cũng trúng gói Dự toán mua quà tặng đối tượng chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2019 tại tỉnh Bắc Ninh với giá đưa ra 10.218.900.000 đồng và giá trúng thầu: 10.116.711.000 đồng (giảm 102.189.000 đồng).
Dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Công ty Bảo Hưng trúng gói Cung cấp quà tặng Người có công ở Hải Phòng trị giá 9.511.524.000 đồng; trúng gói mua quà tặng (các loại bánh kẹo) phục vụ việc tặng quà nhân dịp Tết Kỷ Hợi 2019 cho các gia đình người có công với cách mạng, người cao tuổi và trợ cấp khó khăn tỉnh Hải Dương đúng với giá mời thầu là 12.800.000.000 đồng.
Theo thống kê chưa đầu đủ thì Công ty Bảo Hưng - chuyên sản xuất bánh kẹo, đã trúng 30/42 gói thầu với giá ngang bằng với giá mời thầu đưa ra.
Đ.LAM
Theo PLO
Nhiều hộ dân thiếu nước sinh hoạt thường xuyên tại huyện Vũ Thư Từ năm 2017 đến nay, nhiều hộ dân ở xã Tự Tân và Hòa Bình (huyện Vũ Thư) vẫn trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt thường xuyên. Chủ trương xã hội hóa nước sạch được tỉnh Thái Bình thực hiện từ năm 2012 nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư, khai thác, kinh doanh, góp phần mang nước sạch đáp...