Dàn tên lửa 1.600 quả răn đe Đài Loan của Trung Quốc
Bộ Quốc phòng Đài Loan khẳng định Trung Quốc hiện triển khai ít nhất 1.600 tên lửa hướng về hòn đảo này, sẵn sàng khai hỏa bất cứ lúc nào.
Tên lửa Đông Phong 15. Ảnh: ausairpower.net
Hôm 1/7, một tàu chiến Đài Loan đã bất ngờ phóng một quả tên lửa diệt hạm siêu thanh Hùng Phong III về phía Trung Quốc, do một hạ sĩ quan trên tàu thao tác sai quy trình. Quả tên lửa đâm vào một tàu cá Đài Loan trước khi rơi xuống biển, khiến thuyền trưởng thiệt mạng và ba thuyền viên bị thương.
Theo các chuyên gia phân tích quân sự, nếu quả tên lửa có tầm bắn tối đa 150 km này bay hết tầm và vượt qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan rộng 130 km, tình hình sẽ diễn biến rất phức tạp, bởi bên kia eo biển, Trung Quốc được cho là đã triển khai hàng nghìn tên lửa, sẵn sàng khai hỏa vào Đài Loan bất cứ lúc nào.
Đài Loan tách khỏi Trung Quốc sau cuộc nội chiến năm 1949, tuy nhiên Bắc Kinh từ lâu vẫn coi đây là một phần lãnh thổ chờ được thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần. Theo AFP, vào năm 1995 và 1996, Trung Quốc đã bắn tên lửa vào vùng biển ngoài khơi Đài Loan trong nỗ lực ngăn chặn cuộc bầu cử nhà lãnh đạo đầu tiên của vùng lãnh thổ này.
Taipei Times hồi năm 2012 dẫn một báo cáo từ Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết số lượng tên lửa đạn đạo và hành trình Trung Quốc nhắm vào đảo Đài Loan đã tăng từ 1.400 lên 1.600 quả. Giới quan sát nhận định Trung Quốc muốn dùng giàn tên lửa nói trên để gửi thông điệp răn đe tới Đài Loan.
Theo báo cáo trên, quân đội Trung Quốc đã triển khai một số tên lửa đạn đạo hiện đại Đông Phong 16 (DF-16) bên cạnh các tên lửa tầm ngắn Đông Phong 11 (DF-11) và Đông Phong 15 (DF-15) bổ sung vào giàn tên lửa chĩa sang Đài Loan.
DF-16 có tầm bắn 1.000-1.200 km, độ chính xác cũng được cải thiện đáng kể so với DF-15 hay DF-11. Giới phân tích đánh giá những hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo như MIM-104 hay Patriot PAC-3 sẽ gặp khó khăn trong việc ngăn chặn tên lửa DF-16.
Thuộc dạng tên lửa đạn đạo, DF-16 có thể vươn tới độ cao lớn hơn trước khi lao xuống mục tiêu. Nhờ thế, tốc độ bay cũng gia tăng và các hệ thống phòng thủ tên lửa như PAC-3 sẽ không kịp phản ứng.
Ngoài DF-16, tên lửa DF-15 cũng là một công cụ răn đe đáng gờm của Trung Quốc đối với Đài Loan. DF-15 có chiều dài 9,1 m, đường kính một mét, trang bị đầu đạn 500-700 kg hoặc đầu đạn hạt nhân 90 kT, tầm bắn gần 600 km. Tên lửa được đặt trên bộ khung xe mang thiết bị phóng chuyên dụng TAS5450 8X8 hoặc WS2400.
Video đang HOT
DF-15 vượt trội so với DF-11 ở công nghệ dẫn đường kết hợp quán tính và GPS. Điều làm nên sự nguy hiểm của DF-15 là nó có thể phóng từ bất kỳ địa điểm nào mà không cần chuẩn bị trước và sử dụng định vị GPS để cập nhật vị trí mục tiêu. Thêm vào đó, DF-15 còn có khả năng nhắm mục tiêu nhanh chóng mà không cần tính toán tác động của lực gió. Giới chuyên gia quân sự nhận định DF-15 đã mang lại cho quân đội Trung Quốc năng lực rất quan trọng là tấn công chớp nhoáng vào các mục tiêu cố định.
Theo báo cáo, để gia tăng phạm vi bao phủ, chống tiếp cận, Trung Quốc có thể còn điều động cả các tên lửa diệt hạm Đông Phong 21D (DF-21D) tham gia vào dàn tên lửa ven biển răn đe Đài Loan.
Xe chở tên lửa Đông Phong 21D đi qua Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II ở Trung Quốc hồi tháng 9 năm ngoái. Ảnh: Reuters
Financial Times hồi năm ngoái nhận xét DF-21D có khả năng thay đổi cán cân sức mạnh quân sự ở Tây Thái Bình Dương. Các chuyên gia quân sự phương Tây ước tính loại tên lửa được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay” này có tầm bắn 900-1.500 km và có thể đạt vận tốc gấp 10 lần tốc độ âm thanh (Mach 10).
Diplomat hồi năm 2013 dẫn thông tin từ báo chí Trung Quốc cho hay quá trình xây dựng năng lực tên lửa dọc eo biển Đài Loan của nước này dường như đang phát triển với tốc độ nhanh chóng khi mà lực lượng tên lửa chiến lược của quân đội nước này đã được trang bị thêm cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn độ chính xác cao Đông Phong 12 (DF-12).
Theo các bản tin và hình ảnh đăng tải trên mạng, DF-12 là phiên bản thiết kế lại của mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn chiến thuật M20 mà Trung Quốc trình làng vào năm 2011 tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế ở Abu Dhabi, thủ đô Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Các nhà phân tích chỉ ra rằng M20 mang nhiều điểm tương đồng với mẫu tên lửa 9K720 Iskander do Nga sản xuất. Tầm bắn của DF-12 có thể đạt tới 400 km. DF-12 mang đầu đạn 400 kg với nhiều loại biến thể như đầu đạn nổ mảnh, đầu đạn xuyên giáp và đầu đạn gây cháy…
Cũng giống tên lửa Iskander, M20/DF-12 được cho là sở hữu nhiều công nghệ đối phó với các hệ thống phòng thủ tên lửa khác nhau, trong đó có các giàn Patriot PAC-2/3 Đài Loan mua của Mỹ, hay hệ thống Thiên Cung II do hòn đảo này tự phát triển.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Đài Loan: Hồ nghi lời khai của người "lỡ tay" bắn tên lửa
Việc điều tra gặp nhiều khó khăn khi không có camera nào được cài đặt trong phòng vận hành, nơi sĩ quan "bắn nhầm" tên lửa
Tên lửa Hùng Phong III bị bắn nhầm về phía TQ (Ảnh minh họa)
Ngày 3.7, các công tố viên Đài Loan đã kiểm tra tàu hải quân bắn nhầm tên lửa về phía Trung Quốc, nghi ngờ một sĩ quan đã lỡ tay bắn tên lửa chống hạm siêu âm.
Hải quân cũng ra lệnh cho thuyền thưởng của tàu hải quân phải là người giữ bộ nối cáp bắn tên lửa để tránh lặp lại tai nạn nghiêm trọng tương tự.
Vụ phóng nhầm tên lửa xảy ra sáng ngày 1.7, khi một sĩ quan không được giám sát, tên là Kao Chia-chun, vô tình bắn tên lửa Hùng Phong 3, được mệnh danh là " sát thủ diệt tàu sân bay", từ một tàu chiến neo đậu tại căn cứ hải quân ở thành phố Cao Hùng.
Tên lửa bắn trúng một chiếc thuyền đánh cá cách nơi bắn khoảng 40 hải lý, khiến 1 thuyền trưởng thiệt mạng và 3 ngư dân khác bị thương.
Con tàu đánh cá bị tên lửa bắn trúng
Huang Yuan-kuan, công tố viên trưởng tại thành phố Cao Hùng, cho biết sĩ quan Kao đã bị cáo buộc thiết lập sai các chế độ điều khiển và vô tình bắn tên lửa.
"Chúng tôi đã kiểm tra bốn bộ camera giám sát trên tàu, nhưng không có camera nào được cài đặt trong phòng vận hành, nơi sĩ quan bắn nhầm tên lửa. Điều này càng khiến việc thu thập bằng chứng trở nên khó khăn", ông nói.
Huang cho biết các công tố viên đã kiểm tra phòng ngủ của Kao và phòng ngủ của người giám sát Kao, ông Chen Min-Hsiu, và tịch thu điện thoại di động của họ xem có chứa bất cứ điều gì đáng nghi ngờ.
Ngay sau vụ tai nạn, các công tố viên đã triệu tập Kao và Chen, cũng như thuyền trưởng của tàu và sĩ quan quản lý vũ khí để tra hỏi. Sau đó, cả 4 người đều đã được thả, Kao và Chen được bảo lãnh mỗi người 72,000 đô la Hồng Kông (hơn 200 triệu đồng).
Sĩ quan Kao Chia-chun, khai báo đã rất căng thẳng và mệt mỏi khi "lỡ tay" phóng tên lửa
Các công tố viên cho biết Kao nói rằng anh ta không biết mình đã chuyển từ chế độ thử nghiệm tên lửa sang chế độ tấn công. Anh ta nói anh đã rất căng thẳng vì việc thử nghiệm tên lửa, và đã không được ngủ cho đến 3 giờ sáng ngày hôm đó, và phải thức dậy lúc 5 giờ sáng để chuẩn bị thử tên lửa.
"Tôi không biết tại sao tôi lại chuyển nhầm chế độ, từ thử nghiệm sang tấn công", Kao nói với các công tố viên.
Chen, người giám sát trực tiếp Kao, thì lại nói với các công tố viên rằng anh khát nước và đã rời phòng vận hành để đi lấy nước, để lại Kao một mình.
Các phương tiện truyền thông địa phương và một số chuyên gia quân sự nghi ngờ lời khai của các sĩ quan, cho rằng nếu nó đúng là sự thật, Kao đã tự phóng tên lửa một cách quá dễ dàng.
Bộ Quốc phòng Đài Loan đã thừa nhận không có nút phóng nào cho tên lửa này và bộ cáp bắn được kết nối trực tiếp với hệ thống kiểm soát phóng tên lửa trong thời gian thử nghiệm.
Chủ tịch Đài Loan bà Thái Anh Văn, người đã ở nước ngoài khi vụ tai nạn xảy ra, đã rất tức giận và cho rằng đây là một sự việc "hoàn toàn không thể tha thứ", cho thấy một "sự khinh thường kỷ luật và hoàn toàn thiếu thẩm quyền" trong quân đội.
Theo Danviet
Đài Loan nghi bí mật quân sự bị rò rỉ quanh vụ phóng nhầm tên lửa Một quan chức Đài Loan chia sẻ trên Facebook thông tin hải quân phóng nhầm tên lửa ngay sau khi vụ việc xảy ra khiến chính quyền nghi ngờ bí mật quân sự có thể đã bị rò rỉ. Tàu cá bị hư hỏng nặng sau khi bị tên lửa xuyên qua. Ảnh: AFP Ông Thái Chính Nguyên, chủ tịch điều hành ủy...