Dán tem, logo, sâm Ngọc Linh giả sẽ hết “đất” sống?
Sản phẩm sâm Ngọc Linh chính gốc sẽ được dán logo, tem chỉ dẫn địa lý trong thời gian tới.
Ngày 31-8, tại buổi họp báo thông tin về hội nghị “Đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh Kon Tum và các dược liệu khác” (diễn ra từ ngày 4 đến 7-9 ở Kon Tum do UBND tỉnh tổ chức), ông Nguyễn Trung Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, cho biết toàn tỉnh chỉ có 2 đơn vị trồng và cung cấp giống sâm Ngọc Linh. Hai đơn vị này chưa bán sản phẩm ra thị trường.
Cây sâm Ngọc Linh sẽ được gắn tem, logo
70%-80% là hàng giả
Huyện Tu Mơ Rông và Đắk Glei, tỉnh Kon Tum có 7 xã được công nhận chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Ngọc Linh. Ngoài 2 doanh nghiệp (DN) là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Tô và Công ty Sâm Ngọc Linh (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) được cấp giấy chứng nhận nguồn gốc sâm Ngọc Linh, một số người dân có trồng loài cây này nhưng diện tích rất ít.
Ông Nguyễn Trung Hải cho biết chỉ 2 công ty kể trên được các cơ quan chức năng công nhận giống, sản phẩm sâm Ngọc Linh. Đến 70%-80% cây giống, sản phẩm gọi là sâm Ngọc Linh bán trôi nổi trên thị trường là hàng giả. “Chỉ những người trồng có kinh nghiệm mới phân biệt được hạt, cây sâm giả với hạt, cây sâm thật, người bình thường không thể nào biết được. Cây tam thất có hình dạng bên ngoài rất giống cây sâm Ngọc Linh nên hay được dùng làm giả sâm Ngọc Linh” – ông Hải dẫn chứng.
Video đang HOT
Ông Hải cho biết hội chợ sắp tới sẽ tổ chức triển lãm sâm Ngọc Linh và các sản phẩm dược liệu. Những đơn vị nào có sản phẩm được chứng nhận nguồn gốc, chất lượng mới đưa vào trưng bày. Những sản phẩm không được chứng nhận nguồn gốc thì kiên quyết không cho tham gia triển lãm.
Dán logo, tem bảo vệ thương hiệu
Theo ông Lê Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, sâm Ngọc Linh là một trong những cây trồng mũi nhọn phát triển kinh tế địa phương trong thời gian tới. Tỉnh Kon Tum đang trồng khoảng 400 ha sâm Ngọc Linh. Theo quy hoạch, đến năm 2030, diện tích sâm Ngọc Linh sẽ tăng lên 10.000 ha. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng/ha cho các hộ gia đình trồng sâm liên kết với DN. Số tiền này sẽ được DN dùng để ươm giống và cung ứng cho người trồng, tránh tình trạng bà con mua giống trôi nổi ngoài thị trường.
Để giữ vững thương hiệu, giá trị sản phẩm sâm Ngọc Linh và hướng tới phát triển sản phẩm đặc thù này, tỉnh Kon Tum sẽ gắn logo, tem CDĐL Ngọc Linh cho sản phẩm sâm củ. Bà Trần Thị Tuyến, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum, cho hay chỉ những tổ chức, cá nhân tham gia Hội Sâm Ngọc Linh mới được sử dụng logo, tem và được công nhận CDĐL Ngọc Linh cho các sản phẩm. Nếu được quản lý, giám sát chặt chẽ, sâm Ngọc Linh giả sẽ hết “đất” sống trong tương lai gần. Tuy nhiên, do hiện nay các sản phẩm sâm Ngọc Linh có nguồn gốc chưa được bán ra thị trường nên dự kiến cuối năm 2018, logo mới được sử dụng.
Theo Hoàng Thanh (Báo Người lao động)
Tận mắt ngắm củ "thần dược" giá 4-5 cây vàng ở chợ sâm Ngọc Linh
Tại phiên chợ sâm núi Ngọc Linh lần tiên tại tỉnh Quảng Nam, nhiều chủ vườn, doanh nghiệp mang đến chợ những củ sâm "khủng" có giá hàng trăm triệu đồng để giới thiệu và bày bán.
Phiên chợ sâm núi Ngọc Linh lần đầu tiên tổ chức tại huyện Nam Trà My (Quảng Nam) thu hút hàng chục chủ vườn, doanh nghiệp trong và ngoài huyện đổ về giới thiệu, bày bán sâm Ngọc Linh và các sản phẩm từ sâm.
Mặc dù đây là phiên chợ sâm đầu tiên được huyện Nam Trà My tổ chức nhưng quy mô và số lượng hàng hóa khá đa dạng và phong phú. Sâm tươi Ngọc Linh và các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh là mặt hàng chủ lực được giới thiệu và bày bán tại chợ.
Bình rượu ngâm củ sâm Ngọc Linh 0,5 kg có giá 165 triệu đồng của công ty Sâm Trúc Trà Linh. Ảnh: LP
Về độ tuổi, những củ sâm bày bán tại phiên chợ rất đa dạng, khoảng từ 5 - 10 năm tuổi. Cá biệt, có những củ sâm 18, 20 năm tuổi. Về trọng lượng, có nhiều loại, từ 10 củ/kg đến khoảng 20 củ/kg. Giá cả vì thế cũng dao động không kém, khoảng từ 60 - 80 triệu đồng/ ký.
Đặc biệt, có những củ sâm lâu năm, trọng lượng lớn có giá gần 200 triệu đồng/kg.
Cùng ngắm nhìn những củ sâm "khủng" giá hàng trăm triệu tại phiên chợ sâm Ngọc Linh:
Bình rượu ngâm củ sâm nặng 0,3 kg được chủ cơ sở ra giá 145 triệu đồng thu hút sự quan tâm của khá đông khách hàng. Ảnh: LP
Củ sâm của anh Hồ Văn Do (thôn 2, xã Trà Linh) nặng hơn 0,4 lạng, hơn 20 năm tuổi có giá 150 triệu đồng. Ảnh: LP
Cận cảnh củ sâm 150 triệu đồng của một hộ dân. Ảnh: LP
Tất cả sâm được bày bán tại phiên chợ đều được tổ kiểm nghiệm kiểm định rõ ràng, tránh tình trạng hàng nhái, hàng kém chất lượng trà trộn. Ảnh: L.P
Theo Lam Phương (Lao động)
Người Quảng Nam trồng sâm kết hợp bảo vệ rừng Cây sâm cần tán rừng già để sinh trưởng, mang lại kinh tế cho người trồng, vì vậy, giữ rừng cũng là giữ sâm quý. Theo ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nam Trà My, Quảng Nam, người dân nơi đây ổn định kinh tế nhờ cây sâm. Cây sâm nhờ rừng tồn tại. Vì vậy, giữ và...