Dân tái nghèo vì “có ruộng cũng như không”: Doanh nghiệp nói gì?
Hoạt động khai khoáng tại mỏ chì kẽm Nà Lẹng – Nà Cà, xã sỹ Bình, huyện Bạch Thông ( tỉnh Bắc Kạn) của Công ty TNHH khai khoáng Bắc Kạn không chỉ gây ảnh hưởng nguồn nước mà còn khiến nhiều diện tích đất ruộng của bà con không thể canh tác.
Người dân nơi đây vẫn ngóng đợi từng ngày phía công ty khắc phục hậu quả để có thể tiếp tục sản xuất.
Trước đó, Dân Việt đã phản ánh Bắc Kạn: Dân tái nghèo vì “có ruộng cũng như không”. Theo đó, hoạt động khai khoáng của Công ty TNHH khai khoáng Bắc Kạn tại mỏ chì kẽm Nà Lẹng – Nà Cà đã khiến cho nhiều nghìn m2 ruộng của người dân ở tổ 3A và 3B, thôn Nà Cà phải bỏ hoang, không thể trồng cấy do ảnh hưởng bồi lấp đất đá từ các mỏ gây ra.
Hơn 5000m2 ruộng trên cánh đồng Nà Bây này không thể canh tác do đất đá tràn xuống làm ruộng mất màu.
Mỗi khi mưa, chị Hoàng Thị Đào lại lặng lẽ khơi dòng để đất đá khỏi tràn xuống ruộng song việc làm này chẳng khác nào muối bỏ bể.
Cụ thể tại tổ 3B, cánh đồng Nà Bây có hơn 5000m2 đất ruộng không thể cấy trồng. Sau nhiều lần phản ánh, chờ đợi phía công ty khắc phục, có người không còn kiên nhẫn đành bỏ tiền tự khắc phục lấy, điển hình là hộ ông Phùng Văn Thượng.
Bà Hoàng Thị Đào – người có hơn 1.300m2 đất ruộng ở cánh đồng Nà Bây bị đất đá từ khu vực mỏ Xam Tai tràn vào cho biết: “Khi quặng chưa vào, nhà tôi còn có cái ăn, quặng vào rồi thành hộ nghèo. Hai mẹ con phải đi ăn nhờ nhà em cậu và bà ngoại vì ruộng bị đất đá từ mỏ quặng tràn xuống, không cấy hái được gì, có ruộng cũng như không”.
“Tôi đã làm đơn từ năm 2018, họ hứa đền bù và cải tạo lại đất nhưng không thấy làm. Tháng 3/2019, đại diện công ty đã xuống làm việc nhưng họ tính đền bù theo mức thiệt hại do thiên tai, tôi không đồng ý với cách tính của họ,” bà Đào cho biết.
Video đang HOT
Tại tổ 3A cũng có nhiều diện tích ruộng không thể cấy trồng do đất đá từ mỏ Tô Lô cách đó khoảng 300m tràn xuống lấp mương thủy lợi và tràn vào ruộng dân. Bà Hoàng Thị Ngân bức xúc: “Tôi có mảnh ruộng hơn 600m2 bị ảnh hưởng, đã làm đơn, kiến nghị, yêu cầu phía công ty phải khắc phục hậu quả nhưng đất đá hiện nay vẫn chưa được múc đi.”
Thửa ruộng này của bà Lương Thị Lên cũng phải bỏ phân nửa do đất đá từ mỏ Tô Lô tràn vào, không thể canh tác.
Mương thủy lợi đã bị đất đá từ mỏ Tô Lô phủ kín không còn vết tích.
Cùng tình cảnh với bà Ngân, bà Lương Thị Lên, tổ 3A Nà Cà cũng có mảnh ruộng hơn 600m2 bị ảnh hưởng trực tiếp do đất đá, còn 900m2 ruộng khác cũng bị đất đá từ mỏ tràn xuống, lấp sạch con mương thoát nước, nước tràn vào ruộng rửa trôi đất màu. Cũng theo bà Lên, lượng đất đá tràn xuống quá nhiều, người dân không tài nào khơi kịp.
Hoạt động khai khoáng của Công ty TNHH khai khoáng Bắc Kạn không chỉ khiến người dân “có ruộng cũng như không” mà còn khiến người dân có nước cũng không dám dùng. Dù nước được dẫn về bể nước trung tâm của thôn nhưng không ai dám dùng bởi cửa mỏ khai khoáng đặt nơi đầu nguồn nước.
Dù công trình nước sạch đã dẫn nước về bể của thôn nhưng nhiều hộ gia đình vẫn phải mua nước về đun nấu vì mỏ quặng được đặt ngay trên nguồn nước.
Ông Phùng Văn Thượng – Phó Chủ tịch HĐND xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông thông tin với PV, năm 2017 chính quyền địa phương cũng đã phối hợp với đơn vị để khắc phục nhưng cũng chỉ mang tính chất tạm thời, chưa được triệt để.
“Đất đá ở thượng nguồn còn rất là nhiều, nên cứ mưa là đất đá lại trôi xuống hạ nguồn. Để khắc phục việc này, công ty phải xây dựng đào đường rãnh thoát nước, khơi thông dòng chảy. Vừa rồi gia đình tôi đã phải tự thuê máy về múc đất đá ở ruộng đi,” ông Thượng nói.
Công ty TNHH khai khoáng Bắc Kạn im lìm đóng cửa đợi ngày hoạt động trở lại.
Liên quan đến vấn đề này, ông Lục Văn Trưởng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH khai khoáng Bắc Kạn cho biết, đúng là hoạt động khoan thăm dò quặng, quá trình làm đường lên khu văn phòng, mỏ… có ảnh hưởng đến ruộng và nguồn nước của người dân.
“Chúng tôi cũng đã kịp thời có hỗ trợ cho bà con. Còn việc đền bù thiệt hại cho hộ bà Hoàng Thị Đào, hiện nay phía công ty và phía gia đình bà Đào vẫn chưa đi đến thống nhất. Chúng tôi mong muốn bà con hiểu và cảm thông. Hiện tại công ty đang gặp nhiều khó khăn, thực tế hiện nay các mỏ của chúng tôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đều đang dừng hoạt đông,” ông Trưởng cho biết.
“Việc khắc phục hậu quả do đất, đá trong quá trình khoan thăm dò, mở đường lên mỏ, xây dựng khu văn phòng… theo mưa lũ tràn xuống ruộng một số hộ dân tại tổ 3A và 3B, thôn Nà Cà sẽ được công ty khắc phục trước ngày 10.7″, ông Trưởng khẳng định.
Theo Danviet
Bắc Kạn lại bùng phát dịch tả lợn châu Phi sau công bố hết dịch
Sau chưa đầy một tháng tuyên bố chấm dứt dịch tả lợn châu Phi, Bắc Kạn liên tiếp phát hiện nhiều ổ dịch tả lợn châu Phi, đánh dấu sự bùng phát trở lại với nhiều diễn biến phức tạp của dịch bệnh này.
Trước đó, ngày 8.5, hai hộ dân có lợn ốm nghi nhiễm dịch tả lợn châu Phi là hộ bà Nông Thị Lệ và hộ bà Hoàng Thị Thùy trú tại thôn Cốc Pái, xã Tân Tiến (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) đã thông báo với chính quyền địa phương. Ngay khi nhận được thông tin, chính quyền xã Tân Tiến đã thông tin đến cơ quan chuyên môn. Kết quả phân tích cho thấy dương tính với virus tả lợn Châu Phi.
11 con lợn của hộ bà Nông Thị Lệ, 4 con lợn của hộ bà Hoàng Thị Thùy (thôn Cốc Pái, xã Tân Tiến, huyện Bạch Thông) được tiêu hủy ngay khi lấy mẫu bệnh phẩm.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Vũ Hải Đăng, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến cho biết: "Chúng tôi đã báo cho Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện ngay khi có thông tin để xuống phối hợp lấy mẫu bệnh phẩm. Đồng thời chỉ đạo lập chốt chặn tại hai điểm, một chốt giáp ranh với xã Tú Trĩ, một chốt giáp với Quốc lộ 3...".
"Ngành chức năng phối hợp tiến hành rắc vôi phun khử trùng, tiêu độc. Ngay khi có kết quả phân tích mẫu bệnh, tối 9.5, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh đã họp khẩn, triển khai các biện pháp phòng ngừa, tiêu độc cũng như tuyên truyền đến người dân trong xã", ông Đăng nói.
Đến sáng nay (11.5), xã Tân Tiến tiếp tục nhận được tin báo, gia đình ông Hoàng Văn Dùng (thôn Cốc Pái, xã Tân Tiến) có một con lợn bỏ ăn, nghi nhiễm dịch tả lợn châu Phi.
Ngoài ra, cũng trong sáng nay, tại xã Quân Bình (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn), đàn lợn nhà ông Hà Văn Mạn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quân Bình có 2 con lợn chết. Được biết, trước đó ít ngày, hộ ông Hà Văn Mạn đã bán hai xe lợn cho thương lái.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Đàm Mạnh Cường, Chủ tịch UBND xã Quân Bình cho biết, chúng tôi đã nhận được thông tin từ hôm qua (ngày 10.5) và lấy mẫu bệnh phẩm, tuy nhiên hiện chưa có kết quả phân tích. Chính quyền đã cảnh báo nguy cơ bệnh dịch đến các thôn trong xã.
Lợn nghi nhiễm virus tả lợn châu phi tại hộ ông Hà Văn Mạn đã có hai con chết vào sáng nay (ngày 11.5)
Ông Hoàng Văn Kiệm, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Bạch Thông thông tin, sáng nay chúng tôi đã chốt và yêu cầu gia đình ông Mạn không được bán hoặc mổ thịt. Tại thời điểm chốt, đàn lợn nhà ông này có 100 con.
Tuy nhiên, theo nhiều người dân trong xã, một con lợn của nhà ông Mạn đã được đem mổ và bán tại Nà Cáy (xã Quân Bình) trong sáng nay với giá 50.000đ/kg. Về thông tin này, Chủ tịch UBND xã Quân Bình lại khẳng định không có việc nhà ông Mạn mổ bán lợn.
Trước đó ít ngày, tại huyện Na Rì của tỉnh Bắc Kạn cũng đã xuất xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu phi tại xã Cư Lễ và xã Lương Hạ. Việc xuất hiện dịch bệnh tại đây có thể do người dân tại phương mua lợn giống từ vùng có dịch.
Theo Danviet
Bắc Kạn: Dưa sắp hái trái kẻ gian nhổ bật gốc, phơi nắng nóng Chỉ hơn 10 ngày nữa sẽ cho thu hoạch nhưng 1.000m2 dưa lê của gia đình ông Vũ Xuân Chiến (thôn Bản Lạnh, xã Tân Tiến, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) đã bị kẻ gian phá hoại không thương tiếc. Kẻ xấu nhổ bật gốc những cây dưa phơi giữa trời nắng nóng. Trao đổi với PV Dân Việt, ông Vũ Xuân...