Dân số Việt Nam đang già hóa nhanh chóng
Số lượng người cao tuổi đang tăng nhanh hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác nên chỉ số già hóa cũng gia tăng nhanh chóng. Hiện, 39% người cao tuổi Việt Nam vẫn đang làm việc.
Dân số Việt Nam đang già hóa một cách nhanh chóng là nội dung chính được trao đổi tại Hội thảo “ Người cao tuổi ở Việt Nam, cơ hội, thách thức và định hướng chính sách”, ngày 28/9 tại Hà Nội với sự hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và tổ chức Help Age International (HAI) tại Việt Nam.
Tuổi thọ bình quân của người dân Việt Nam ngày càng tăng lên trong khi tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm. Khuynh hướng nhân khẩu học này là một trong những thành tựu lớn đối với Việt Nam, liên quan tới những cải thiện đáng kể về y tế, dinh dưỡng và phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, già hóa dân số một cách nhanh chóng cũng tạo ra những thách thức to lớn đối với Việt Nam.
Số liệu từ Điều tra biến động dân số năm 2011 của Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình cho thấy, số lượng người cao tuổi đang tăng nhanh hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác nên chỉ số già hóa cũng gia tăng nhanh chóng, trong khi đó tỷ số hỗ trợ tiềm năng lại giảm đáng kể. Thời gian để Việt Nam chuyển đổi từ cơ cấu dân số “già hóa” sang cơ cấu dân số “già” sẽ ngắn hơn nhiều so với tăng trưởng kinh tế cũng như các chương trình an sinh xã hội cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm dân số cao tuổi được coi là nhóm thiệt thòi và dễ bị tổn thương nhất.
Video đang HOT
Người cao tuổi thiệt thòi và dễ bị tổn thương nhất. Ảnh: Minh Thùy.
Theo số liệu của Điều tra người cao tuổi Việt Nam năm 2011, 39% người cao tuổi Việt Nam vẫn đang làm việc, tỷ lệ người cao tuổi ở vùng nông thôn và phụ nữ cao tuổi tham gia vào lực lượng lao động cao hơn đáng kể so với người cao tuổi sinh sống tại các khu vực đô thị và nam giới cao tuổi. Tuy nhiên, hầu hết người cao tuổi đang tự tạo việc làm trong nông nghiệp với thu nhập thấp và không ổn định.
Chăm sóc người cao tuổi là chính sách quan trọng mà Chính phủ Việt Nam luôn nhấn mạnh trong tất cả các giai đoạn phát triển của đất nước. Từ khi Hiến pháp đầu tiên được ban hành năm 1946, vấn đề người cao tuổi đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách và các chương trình kinh tế và xã hội Việt Nam.
Ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Lao động – Thương binh – Xã hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam cho rằng, trong giai đoạn tới, số lượng và tỷ lệ người cao tuổi sẽ tiếp tục tăng cao, vì vậy cần phải có những chính sách để phát huy và chăm sóc người cao tuổi ngày một tốt hơn. Khi Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi giai đoạn 2012-2020 được thông qua, vấn đề người cao tuổi sẽ là trọng tâm của các chương trình, chính sách, đề án của Chính phủ.
Theo các chuyên gia nhân khẩu học, già hóa dân số là một trong các khuynh hướng nổi bật của thế kỷ 21, tạo ra những thách thức về xã hội, kinh tế và văn hóa nhưng cũng là những cơ hội vô cùng to lớn đối với mỗi cá nhân, gia đình, xã hội và cộng đồng. Hiện nay cứ 10 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên, dự đoán đến năm 2050 cứ 5 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên. Chính vì vậy, già hóa dân số là một hiện tượng cần được đặc biệt quan tâm. Theo đó, đầu tư cho y tế, giáo dục, sự tham gia và công việc ổn định cho thanh niên đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các nhu cầu của thế hệ người cao tuổi trong tương lai.
Trưởng đại diện UNFPA Bruce Campbell cho biết, Việt Nam đang ở trong giai đoạn then chốt của thời kỳ nhân khẩu học vì mức sinh và mức chết giảm trong khi tuổi thọ tiếp tục tăng lên. Tại thời điểm này, các chính sách và chiến lược dựa trên bằng chứng nên tập trung vào các sáng kiến thực tế và có tính bền vững giúp nhóm dân số cao tuổi tham gia một cách tích cực vào các hoạt động xã hội, văn hóa, thể chất và kinh tế. Các chính sách cần đảm bảo tiếp cận phổ cấp tới các dịch vụ xã hội cơ bản có thể chi trả được, bao gồm chăm sóc y tế dành cho tất cả mọi người.
Theo VNE
Dân số Việt Nam không quá 93 triệu vào năm 2015
Theo chương trình mục tiêu dân số vừa được Thủ tướng phê duyệt, mức sinh giai đoạn 2012-2015 phải được chủ động duy trì hợp lý để quy mô dân số sớm ổn định trong khoảng 115-120 triệu người vào giữa thế kỷ 21.
Cụ thể, Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2012-2015 đề ra, tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ) từ 2 con năm 2010 giảm xuống còn 1,9 con năm 2015). Quy mô dân số không vượt quá 93 triệu người vào năm 2015 tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1% vào năm 2015 giảm tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh, để đến năm 2015 tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 113...
Tổng vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2012-2015 là 8.990 tỷ đồng, dự kiến huy động từ các nguồn: vốn ngân sách trung ương vốn ngân sách địa phương vốn vay, viện trợ vốn huy động từ các nguồn khác.
Quy mô dân số Việt Nam không vượt quá 93 triệu vào năm 2015. Ảnh: Lê Ngọc Minh.
Chương trình này được thực hiện thông qua 3 dự án và một đề án, gồm, Dự án bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình với mục tiêu đáp ứng đầy đủ, kịp thời, an toàn và thuận tiện các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có chất lượng cho các đối tượng sử dụng. Theo đó, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai đạt 80% và tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 70,1% vào năm 2015.
Dự án tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số về thể chất, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.
Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình là dự án thứ 3 với mục tiêu tăng cường truyền thông và chuyển đổi hành vi, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình đào tạo tập huấn chuyên môn dân số - kế hoạch hóa gia đình cho đội ngũ cán bộ các cấp.
Bên cạnh đó, Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển nhằm kiểm soát quy mô dân số và chất lượng dân số các vùng biển, đảo và ven biển, góp phần thực hiện thắng lợi chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình và các mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
Theo VNE
Nhà gỗ Chương Dương: Lâu lâu lại... cháy Có ít nhât 3 lân hỏa hoạn "viêng thăm" khu nhà gô tại Chương Dương (Hoàn Kiêm- Hà Nôi). Vụ cháy ngày hôm qua khiên môt người chêt là lời cảnh báo cho các cư dân sông tại khu nhà ô chuôt này. Sau nhiều lần cháy Đây là những dãy nhà 2 tầng cũ nát, được xây cách đây cả nửa thê...