Dân số Ukraine chỉ còn hơn một nửa so với mức năm 1991
Viện Tương lai Ukraine (UIF) cho biết chỉ còn 29 triệu người ở Ukraine, giảm từ 52 triệu khi nước này tuyên bố độc lập vào năm 1991.
UIF nhận định rằng các xu hướng nhân khẩu học này gây lo ngại.
Người dân Ukraine sơ tán tránh chiến sự tới cửa khẩu Medyka, giáp giới Ba Lan ngày 27/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT ngày 6/6, UIF cho biết mặc dù hơn một nửa trong số 20,7 triệu người Ukraine ra nước ngoài vào tháng 2/2022 dường như đã quay trở lại, nhưng vẫn còn 8,6 triệu người có thể đã sống luôn ở nước ngoài.
Trong một báo cáo gần đây, UIF cho biết chỉ có từ 9,1 đến 9,5 triệu người Ukraine có khả năng làm việc. Nếu trừ đi số người làm việc cho khu vực công và hưởng ngân sách nhà nước thì số người lao động trong lĩnh vực tư nhân chỉ khoảng 6 đến 7 triệu người. UIF tính toán rằng 6 -7 triệu người này phải “gánh” từ 22 đến 23 triệu người còn lại – tức là người về hưu, trẻ em, sinh viên, người thất nghiệp…
Theo UIF, do tỷ lệ sinh cũng giảm xuống dưới mức thay thế, nên chỉ trong vài năm nữa, Ukraine sẽ có số người về hưu nhiều gấp đôi số người đang đi làm. UIF cũng cảnh báo rằng Ukraine sẽ không có ai tạo ra GDP trừ khi có điều gì đó thay đổi.
Video đang HOT
UIF đã không đề cập đến thương vong trên chiến trường, vốn có xu hướng là những nam giới khỏe mạnh. Dữ liệu nhân khẩu học của viện này cũng tính dân số của Crimea và bốn khu vực đã sáp nhập Nga.
Tháng trước, Cơ quan Biên phòng Nga đã báo cáo rằng trên 3,5 triệu người dân Ukraine đã nhập cảnh Nga kể từ tháng 2/2022. Con số đó không tính đến dân số của các vùng Kherson và Zaporozhye, hoặc Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng ở Ukraine.
Dân số Ukraine đã giảm xuống còn 45,5 triệu vào năm 2013, khi các cuộc biểu tình trong phong trào Maidan bắt đầu.
UIF được thành lập vào năm 2016. Báo cáo mới nhất của tổ chức này có tên “Chính sách kinh tế mới cho Ukraine” đã kêu gọi chính phủ của Tổng thống Volodymyr Zelensky khẩn trương ưu tiên vấn đề nhân khẩu học để giải quyết vấn đề duy trì quốc gia.
Các nước phương Tây phản ứng về cuộc trưng cầu dân ý của bốn khu vực thuộc Ukraine
Theo TASS, Mỹ sẽ không công nhận kết quả các cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga của bốn khu vực thuộc Ukraine gồm Lugansk, Donetsk, Zaporozhye và Kherson.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: TASS
Ngày 20/9, lãnh đạo các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk cũng như các vùng Kherson và Zaporozhye của Ukraine đã đồng loạt công bố quyết định tổ chức trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào lãnh thổ Nga. Cả 4 khu vực trên sẽ tổ chức bỏ phiếu từ ngày 23-27/9.
Diễn biến này đã khiến nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới lên tiếng phản đối. Hãng thông tấn TASS đưa tin phản ứng về động thái trên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định các cuộc trưng cầu dân ý sắp tới sẽ không ảnh hưởng đến lập trường và mục tiêu của Kiev.
Tổng thống Ukraine tiếp tục kêu gọi các quốc gia phương Tây hỗ trợ nhiều hơn cho các lực lượng vũ trang của Ukraine, nhằm giành lấy quyền kiểm soát Donbass và một số khu vực khác. Ông thậm chí đặt mục tiêu giành lại vùng lãnh thổ Crimea, được sáp nhập vào Nga năm 2014, bằng vũ lực nếu cần thiết.
Giới chức Ukraine cho biết thêm những công dân Ukraine ủng hộ sáp nhập vào LB Nga có thể bị xét xử trong tương lai.
Bình luận về việc các khu vực của Ukraine thông báo tổ chức trưng cầu dân ý, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định: "Nếu những cuộc trưng cầu này được tiến hành và Nga có ý định sáp nhập lãnh thổ Ukraine, Mỹ sẽ không bao giờ công nhận điều đó".
Phát biểu với báo giới tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 20/9, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chỉ trích kế hoạch trưng cầu dân ý của các khu vực gồm Lugansk, Donetsk, Zaporozhye và Kherson. Ông chủ Điện Elysee nói rằng mọi cuộc bỏ phiếu đều vô nghĩa về mặt pháp lý.
Về phần mình, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho rằng những cuộc trưng cầu dân ý ở Ukraine là không có giá trị và Ba Lan sẽ không công nhận kết quả bỏ phiếu.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz chỉ trích kế hoạch bỏ phiếu quyết định việc sáp nhập Nga của bốn khu vực ở Ukraine là không đúng với luật pháp quốc tế. Ông Scholz cũng kêu gọi Nga rút binh sĩ khỏi Ukraine
Cùng ngày, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg nói rằng liên minh này sẽ coi cuộc trưng cầu dân ý sắp tới về việc gia nhập Nga là "bất hợp pháp", đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án những hoạt động này.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), Josep Borrell, đã ra tuyên bố lên án cái gọi là chính quyền do Nga bổ nhiệm tại các vùng lãnh thổ Ukraine, cũng như kế hoạch tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề sáp nhập vào Nga.
EU cho rằng điều này vi phạm rõ ràng Hiến chương Liên hợp quốc và độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Theo ông Borrell, kết quả của các hành động là không có hiệu lực, đồng thời không được EU và các quốc gia thành viên công nhận.
Tháng 2/2022, Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, với cáo buộc Kiev không tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận Minsk. Điện Kremlin đã yêu cầu Ukraine tuyên bố trở thành một quốc gia trung lập cũng như không bao giờ gia nhập bất kỳ khối quân sự phương Tây nào. Về phần mình, Kiev khẳng định chiến dịch quân sự của Nga hoàn toàn vô cớ.
Cho đến nay, trên thế giới có ba quốc gia công nhận nền độc lập của Lugansk và Donetsk gồm Nga, Syria và Triều Tiên.
Bình luận về việc Donetsk và Lugansk tiến hành trưng cầu dân ý gia nhập Nga, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh: "Ngay từ lúc bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt và trong giai đoạn trước đó, chúng tôi tuyên bố người dân ở Donetsk và Lugansk cần quyết định số phận của họ. Và xét toàn diện tình hình hiện nay, họ muốn làm chủ vận mệnh của chính mình".
Nga mở hành lang nhân đạo từ Mariupol đến Zaporozhye Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 31/3, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát quốc phòng Liên bang Nga, Đại tá Mikhail Mizintsev cho hay Nga sẽ mở hành lang nhân đạo từ Mariupol đến Zaporozhye vào ngày 1/4 theo đề nghị của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Người dân Ukraine sơ tán từ thành phố...