Dân sợ… thí điểm
Người dân ba quận huyện ở Hà Nội được triển khai làm thí điểm CMND “ghi tên cha mẹ” đã gánh đủ hệ lụy. Chỉ đến khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp lên tiếng nhận sai sót thì phản hồi từ Bộ Công an lại là: Sửa lại đơn giản, tốn kém không đáng là bao?
Khổ vì được chọn thí điểm
Ba quận huyện ở Hà Nội gồm: Hoàng Mai, Từ Liêm và Tây Hồ được chọn làm thí điểm trong việc đổi CMND mới. Người dân đã gặp đủ rắc rối chính từ cơ quan công quyền vì số trên CMND mới hoàn toàn khác với số CNMD cũ. Muốn chứng minh “mình đúng là mình” khi đi rút tiền, khám bệnh bằng thẻ bảo hiểm, giao dịch mua bán…, người dân đã phải tốn thời gian, chưa kể phải đem theo đủ loại giấy tờ liên quan làm bằng chứng.
Trước thời điểm Bộ Công an triển khai việc cấp CMND mới, dư luận đã phân tích những hệ lụy mà người dân gặp phải khi giao dịch, chưa kể đến việc ghi tên cha mẹ và CMND mới là vi phạm quyền con người, vi phạm quy định của Bộ Luật Dân sự…
Tuy vậy, Bộ Công an vẫn kiên quyết phải đổi CMND mới. Thiếu tướng Trần Văn Vệ – Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội – Bộ Công an (Tổng cục VI) trả lời trên VOV rằng sử dụng CMND mẫu mới giúp cơ quan nhà nước quản lý xã hội dễ dàng, người dân thuận lợi trong một số giao dịch hàng ngày.
Đánh giá kết quả sau ba tháng triển khai việc cấp CMND mẫu mới, Tướng Vệ đánh giá là “thành công tốt đẹp” và còn khẳng định khi trả lời báo Người Lao động: “… Không ai phàn nàn gì về việc CMND mới có phần ghi họ tên cha mẹ. Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi cũng nói rõ trong thời gian thực hiện thí điểm tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã có phản ứng khi cho rằng việc đưa họ tên cha mẹ công dân lên CMND là chưa phù hợp, không đúng quy định trong Bộ Luật Dân sự. Tuy nhiên, chính Bộ Tư pháp đã thẩm định nghị định cho phép thực hiện việc này và trình Chính phủ thông qua. Chúng tôi đã làm đúng theo quy định, không có gì là sai luật” và Tổng cục VI còn dự kiến sẽ triển khai đại trà trên cả nước trong năm 2013.
Video đang HOT
Chỉ đến khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đứng ra nhận khuyết điểm trong quá trình thẩm định Thông tư 27 (cấp CMND theo mẫu mới, có ghi tên cha, mẹ) tại phiên điều trần trước Ủy ban Pháp luật Quốc hội ngày 24.12, rằng đã không thẩm định lại, không xem xét trên tình hình thực tế hiện nay… nên đã đồng tình và trình Chính phủ ban hành Thông tư 27, gây khó cho người dân đã được Bộ Công an chọn làm… thí điểm.
Ngay sau lời nhận lỗi từ Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Báo Thanh niên đã phỏng vấn Thiếu tướng Trần Văn Vệ. Tướng Vệ, lúc này, cho biết: Việc bỏ tên cha, mẹ trên CMND cũng chẳng có gì là khó – nếu Chính phủ yêu cầu. Cũng theo tướng Vệ thì: Giá trị mỗi cái phôi trắng để in CMND tính ra chưa đến 3.000 đồng. Nếu bỏ cái đó đi, 1.000 cái thì cũng có 3 triệu đồng, không lớn”. Đến nay, tại ba quận được chọn làm thí điểm cấp CMND theo mẫu mới, đã có khoảng 22.000 công dân đã được cấp. Tướng Vệ cho hay, nếu Chính phủ đồng ý dừng việc cấp CMND có ghi tên cha mẹ thì với những công dân đã được cấp CMND mẫu mới nếu có nhu cầu không ghi tên cha mẹ thì được đổi lại.
Quá nhiều thí điểm
Nhà giáo Phan Đăng Minh (Hà Nội) bày tỏ: Tôi quá sợ khi nghe đến hai từ thí điểm. Ở nước ta đang lạm dụng hai từ “thí điểm”. Cứ thí điểm nhưng không có tổng kết lại cái “thí điểm” ấy được gì, mất gì và cao hơn là trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu khởi xướng… thí điểm.
Giáo dục là lĩnh vực phải chịu thí điểm nhiều nhất. Nào lá thì điểm trong công cuộc cải cách chữ viết truyền thống… thí điểm phân ban cũng đã triển khai mà ai ai cũng đã nhìn thấy “cái chết” của ban C thế nhưng bộ vẫn quyết triển khai để rồi phải “đẻ” ra ban “lưỡng tính” đó là ban cơ bản được đại đa số học sịnh lựa chọn.
Chưa hết, để hưởng ứng chống tiêu cực trong thi cử, bộ lại nghĩ ra chuyện thi cụm, chấm chéo… Thế là mỗi mùa thi, học sinh, phụ huynh lại cơm đùm, cơm nắm, ở vật, ở vạ vì thi… cụm chưa kể những tai nạn đáng tiếc trên đường đến trường thi. Thành tích thi cử của các địa phương tăng tỷ lệ tốt nghiệp theo cấp số nhân: năm sau cao hơn năm trước… để rồi thấy dư luận kêu ca quá, bộ lại… “ở đâu thi đó”.
Lắng nghe dư luận phản biện là điều hết sức cần thiết, các cơ quan chức năng cũng nên tập “thói quen” lắng nghe dư luận để có những hoạch định chính sách cũng như ban hành các văn bản pháp quy có tính khả thi khi triển khai thực hiện, đừng để người dân phải hứng chịu những hệ lụy vì… thí điểm.
Theo Tinmoi
4 triệu đàn ông Việt Nam sẽ... ế vợ
Hệ lụy của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đã được các chuyên gia dự báo, đó là sẽ thiếu 2,3 - 4,3 phụ nữ trong độ tuổi kết hôn vào năm 2050. Kéo theo là gia tăng nạn bắt cóc, buôn bán trẻ em gái...
Tỉ số giới tính khi sinh tại Việt Nam hiện là 111,9 bé trai/100 bé gái. Hơn
30 năm nữa, sẽ có khoảng 4 triệu đàn ông khó lấy vợ. Ảnh minh họa: H.Hải
Tại buổi họp báo và phát động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26/12/2012 diễn ra sáng 5/12, ông Lê Cảnh Nhạc, phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho biết, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại VN vẫn ở ngưỡng rất báo động.
Cụ thể, giai đoạn từ năm 1999 đến 2005, xu hướng biến động tỉ số giới tính khi sinh chỉ dao động trong khoảng 104 - 109 bé trai/100 bé gái.Nhưng từ năm 2006 bắt đầu gia tăng mạnh sự chênh lệch giới tính, từ 109,8 bé trai/100 bé gái lên 111,9 bé trai/100 bé gái. Xu hướng này xuất hiện ở cả thành thị và nông thôn. Đặc biệt khu vực thành thị có sự lựa chọn giới tính khi sinh ở ngay lần sinh đầu còn khu vực nông thôn chỉ xuất hiện từ lần sinh thứ hai tở đi. Tỉ số giới tính khi sinh của lần sinh thứ ba trở lên rất cao, 120 bé trai/100 bé gái với cả hai khu vực thành thị và nông thôn.
Ước tính cả năm 2012, tỉ số giới tính khi sinh là 112,3. Tuy nhiên có một tín hiệu đáng mừng là đã giảm tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh năm 2012 so với năm 2011.
Trước nguy cơ mất cân bằng giới tính khi sinh còn rất đe dọa, Bộ Y tế đã đưa ra chủ đề "Kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh vì hạnh phúc của mỗi gia đình, vì sự phát triển bền vững của đất nước".
"Hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh là nhãn tiền. Các nhà nghiên cứu dự báo VN sẽ thiếu khoảng 2,3 - 4,3 triệu phụ nữ vào năm 2050, kéo theo đó là một bộ phận nam giới sẽ phải trì hoãn việc kết hơn và nhiều người không thể kết hôn gây khủng hoảng thị trường hôn nhân; gia tăng các hoạt động mại dâm, cưỡng dâm, bắt cóc, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái...", ông Nhạc nói.
Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này không chỉ tư tưởng Á đông thích con trai hơn con gái mà còn có cả sự "góp sức" của các kỹ thuật y tế hiện đại. Ngày càng có nhiều phụ nữ biết giới tính thai nhi trước khi sinh. Gần 83% phụ nữ ở thành phố biết giới tính con trước sinh, ở nông thôn tỉ lệ này là gần 75%.
Trình độ học vấn của phụ nữ càng cao khả năng biết giới tính thai nhi trước sinh càng lớn, Tỉ lệ phụ nữ chưa đi học biết giới tính con trước sinh chỉ 32,4% trong khi người có trình độ là 83,5%. Vùng đồng bằng sông Hòng có tỉ lệ phụ nữ biết giới tính thai nhi từ 12 - 16 tuần cao nhất cả nước.
Đến 99% phụ nữ biết giới tính khi sinh bằng các phương pháp siêu âm, công cụ chẩn đoán giới tính hiện đại và hiệu quả. Chỉ 11% phụ nữ mong muốn mình sinh con gái, còn số phụ nữ muốn sinh con trai thì gấp e lần. Đặc biệt vùng Đồng bằng sông hồng tỉ lệ phụ nữ mong sinh con trai cao nhất cả nước (38%).
Theo Dantri
Kho thuốc sâu "hành" trường mẫu giáo Năm 1981, một kho thuốc trừ sâu được xây dựng tại KP.6 (P.Đông Giang, TP.Đông Hà, Quảng Trị), đến năm 1987 kho đã không được sử dụng nữa nhưng hệ lụy để lại vẫn còn cho đến ngày nay. Ông Hoàng Đình Anh, Chủ tịch HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Giang 2 cho hay hiện kho thuốc sâu cũ vẫn còn nhiều...