Dân số da trắng Mỹ lần đầu giảm trong lịch sử
Số lượng dân cư được xác định người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha ở Mỹ giảm gần 9%, đánh dấu mức giảm đầu tiên từ năm 1790.
Cục Điều tra Dân số Mỹ hôm 12/8 công bố dữ liệu điều tra dân số năm 2020, cho thấy dân số đã phát triển “đa dạng về chủng tộc, sắc tộc hơn” và cũng tập trung ở thành thị hơn trong 10 năm qua.
Dân số da trắng không phải gốc Tây Ban Nha đã giảm 8,6% trong thập kỷ qua và hiện chiếm 57,8% dân số Mỹ, tỷ lệ thấp nhất được ghi nhận từ khi điều tra dân số ở Mỹ được tiến hành năm 1790. Tuy nhiên, đây vẫn là nhóm dân số lớn nhất tại Mỹ.
Nicholas Jones, quan chức Cục Điều tra Dân số, nói rằng “những cải tiến” trên bảng câu hỏi điều tra dân số cùng phương pháp luận mới so với báo cáo năm 2010 và một số thay đổi về nhân khẩu học đã “phần lớn” ảnh hưởng đến kết quả.
Video đang HOT
Người dân đeo khẩu trang đi lại trên đường ở thành phố New York, bang New York, Mỹ hôm 23/7. Ảnh: Reuters .
Nhóm “người da trắng và một số chủng tộc khác”, như người Mỹ gốc Phi hoặc người Mỹ gốc Á, tăng vọt 316% trong thập kỷ qua, chiếm 235 triệu người.
Ở Mỹ, người dân thường xác định bản thân theo nguồn gốc dân tộc, và bảng câu hỏi điều tra dân số đặc biệt yêu cầu xác định “chủng tộc”. Người Mỹ gốc Phi chiếm khoảng 12,4% dân số (41 triệu người), một tỷ lệ ổn định trong 10 năm qua.
Trong khi đó, dân số người Mỹ gốc Á tăng 35,5%, lên 20 triệu người, chiếm 6% tổng dân số. Người Mỹ bản địa chiếm 1,1% dân số.
Số người xác định là gốc Tây Ban Nha, được chỉ định là dân tộc, không phải chủng tộc trong bảng câu hỏi, tăng 23%, chiếm 62 triệu cư dân Mỹ, tương đương 18% tổng dân số.
Dữ liệu cho thấy sự gia tăng dân số tập trung “gần như hoàn toàn ở các khu vực đô thị”, Mark Perry, thuộc Cục điều tra dân số, cho biết. Trong những thập kỷ gần đây, miền nam và miền tây chứng kiến mức tăng cao hơn miền trung tây và đông bắc.
Dữ liệu mới cũng ghi nhận sự già hóa tổng thể của dân số quốc gia. Tổng số người dưới 18 tuổi chiếm 73,1 triệu, tương đương 22,1% dân số vào năm 2020, giảm 1,4% so với 74,2 triệu năm 2010. Sự sụt giảm một phần là do tỷ lệ sinh thấp hơn trong những năm gần đây, Cục Điều tra Dân số cho biết.
Kết quả điều tra dân số rất cần thiết để xác định phân bổ nghị sĩ trên tất cả 50 bang của Mỹ, cũng như hàng tỷ USD tài trợ liên bang, đặc biệt cho các trường học và bệnh viện. Tác động chính trị của điều tra dân số có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi bởi nó được sử dụng để xác định số ghế trong Hạ viện mà mỗi bang nhận được.
Những người làm công tác điều tra dân số sẽ thống kê người dân sinh sống trên diện rộng của đất nước, bao gồm người vô gia cư, người trong viện dưỡng lão và những người nhập cư không có giấy tờ.
Tổng thống Mỹ công bố danh sách đa sắc tộc cho các đề cử thẩm phán liên bang
Ngày 30/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố danh sách đề cử thẩm phán liên bang đầu tiên gồm 11 ứng cử viên, trong đó có 3 phụ nữ da màu được đề cử cho những vị trí bỏ trống ở tòa án lưu động liên bang.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Tổng thống Biden cho hay danh sách đề cử đầu tiên này được chọn lọc từ những nhân vật có năng lực trong giới tư pháp Mỹ, đồng thời nhấn mạnh sự đa dạng về kinh nghiệm và quan điểm của những người được đề cử. Những ứng cử viên này gồm 9 phụ nữ, trong đó có một người Mỹ theo đạo Hồi, một người Mỹ gốc Á và một người Mỹ gốc đảo quốc Thái Bình Dương.
Theo đó, 3 phụ nữ người Mỹ gốc Phi có trong danh sách đề cử gồm Thẩm phán Ketanji Brown Jackson, Thẩm phán Tiffany Cunningham và Thẩm phán Candace Jackson-Akiwumi.
Bà Brown Jackson được đề cử cho vị trí thẩm phán Tòa phúc thẩm khu vực liên bang tại khu vực District of Columbia. Nếu được Thượng viện thông qua, bà Brown Jackson sẽ thay Thẩm phán Merrick Garland, người hiện đảm nhận cương vị Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, đồng thời sẽ là phụ nữ da màu đầu tiên đảm nhận vị trí thẩm phán trong tòa án gồm 9 thẩm phán này.
Trong khi đó, nữ Thẩm phán Zahid N. Quraishi có thể trở thành người Mỹ theo đạo Hồi đầu tiên giữ chức thẩm phán khu vực và Thẩm phán Florence Pan có thể là người Mỹ gốc Á đầu tiên trở thành thẩm phán của Tòa án quận Columbia.
Trong nhiệm kỳ của mình, cựu Tổng thống Donald Trump đã bổ nhiệm trên 200 thẩm phán theo đường lối bảo thủ, trong đó có 3 vị trí thẩm phán trọn đời trong Tòa án tối cao. Ngoài ra, với việc Thượng viện do phe Cộng hòa kiểm soát, ông Trump đã chặn tiến trình phê chuẩn các đề cử cho các vị trí thẩm phán do người tiền nhiệm Barack Obama đưa ra, khiến hơn 100 vị trí thẩm phán các cấp bị bỏ trống.
Theo Hiến pháp Mỹ, Tổng thống là người đưa ra các đề cử cho các vị trí thẩm phán trọn đời trong Tòa án tối cao và các tòa án liên bang khác và những đề cử này cần sự thông qua của Thượng viện.
Mỹ kêu gọi hàn gắn và hành động chấm dứt thù hận nhằm vào người gốc Á Tối 26/3 (tức sáng ngày 27/3 - giờ Việt Nam), tòa nhà biểu tượng thành phố New York Empire State được thắp sáng với hai màu đen và vàng. Các thành viên đội tuần tra bảo vệ người Mỹ gốc châu Á mang tên Public Safety Patrol (PSP) tuần tra tại New York, Mỹ, ngày 23/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là một trong nhiều...