Dân sẽ dễ dàng kiện doanh nghiệp gây ô nhiễm
Quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xử lý vi phạm của các doanh nghiệp là không vì bảo vệ một con sói mà để ảnh hưởng đến bầy cừu, không vì một doanh nghiệp mà để ảnh hưởng đến hàng triệu người dân… Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Lê Kế Sơn trao đổi với VnMedia.
Sáng 14/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc họp báo về kết quả thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực mà Bộ quản lý. Ông Lê Kế Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường đã trả lời một số câu hỏi của phóng viên TS về vấn đề này.
- Thưa ông, mới đây tại Quốc hội, đại biểu Lê Thị Nga (đoàn Thái Nguyên) có nêu lên 2 vụ việc vi phạm luật môi trường hết sức nghiêm trọng, đó là vụ Hào Dương và vụ Nicotex Thành Thái, trong đó vụ Hào Dương đã bị xử lý hành chính đến 9 lần nhưng vẫn tái phạm. Xin ông cho biết quan điểm của Bộ về 2 vụ việc này.
Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường Lê Kế Sơn: Đối với vụ Hào Dương, trong thời gian gần đây báo chí đã đưa tin rất nhiều và điều đó có tác động mạnh đến các cơ quan quản lý nhà nước và đến chính công ty Hào Dương. Bản thân tôi đánh giá cao tin tức báo chí đã đưa.
Công ty Hào Dương đã ít nhất 9 lần vi phạm và cho đến vừa rồi, C49 Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm môi trường đã bắt quả tang công ty dùng máy bơm công suất lớn xả trộm nước thải ra 2 con sông. Tiếp đó, gần đây nhất, do không làm tốt công tác bảo hộ lao động nên tại công ty đã xảy ra vụ việc 3 công nhân bị chết ngạt trong hầm xử lý nước thải. Đây là những sự việc không thể chấp nhận được.
Với Công ty này, UBND TP. Hồ Chí Minh đã xử phạt 340 triệu vào tháng 8/2012, Tổng cục Môi trường cũng đã tổ chức 2 đợt thanh tra vào năm 2010 và 2011. Theo quy định của pháp luật, UBND TP. Hồ Chí Minh là cơ quan quản lý phê duyệt đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của công ty này và UBND TP. Hồ Chí Minh chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc xử lý công ty Hào Dương. Vì vậy, sau khi thanh tra, chúng tôi đã chuyển kết luận thanh tra đó về Bộ Tài nguyên và Môi trường, sau đó Bộ đề nghị UBND TP. Hồ Chí Minh xử lý. Gần đây, ngày 4/11, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đã ra quyết định đình chỉ công ty này. Việc đình chỉ là phù hợp với Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong thực thi pháp luật về Bảo vệ môi trường.
Đối với công ty Nicotex, trong những tháng vừa qua, từ Thủ tướng Chính phủ, Bộ tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh, huyện và xã và các cơ quan chức năng đã tiến hành rất nhiều hoạt động liên quan đến Nicotex Thành Thái. Bản thân Nicotex Thành Thái cũng đang làm nhiều việc để khắc phục. Tuy nhiên, hậu quả của việc kéo dài cực kỳ nguy hiểm thì không thể xử lý một cách đơn giản.
Có 2 điều quan trọng trong chuyện này. Thứ nhất, làm sao đánh giá đúng quy mô, tính chất mức độ của hành vi chôn lấp không đúng quy định thuốc bảo vệ thực vật, trong đó có các chất bảo vệ thực vật nhóm Clo, là nhóm có thể gây ung thư.
Điều thứ 2, trong cuộc họp hôm 8/10/2013 của tổ chức liên ngành do đồng chí Phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát môi trường chủ trì, đã có kết luận: Với những thông tin hiện có thì chưa khởi tố được và yêu cầu các cơ quan, trong đó có công an tiếp tục bổ sung tài liệu để xử lý vụ này.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Lê Kế Sơn: Không vì bảo vệ một con sói mà làm ảnh hưởng đến bầy cừu – ảnh: Xuân Hưng
Video đang HOT
- Những vi phạm đã rất rõ ràng như vậy, theo ông, tại sao hết lần này đến lần khác vẫn xử lý hành chính, để vi phạm kéo dài mà không xử lý hình sự được?
Trong luật Bảo vệ Môi trường có quy định những vụ vi phạm nghiêm trọng, gây hậu quả nghiêm trọng… thì xử lý hình sự, nhưng như thế nào là nghiêm trọng thì xét về khoa học và thực tiễn là cực kỳ khó khăn. Chính vì vậy, Chính phủ đã giao cho Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm xây dựng thông tư quy định thế nào là nghiêm trọng và thế nào là rất nghiêm trọng.
Tuy nhiên, khi tham gia cuộc họp của Bộ Tư pháp, tôi thấy rằng không thể chấp nhận việc lấy định tính này để thay cho định tính kia. Ví dụ: Nghiêm trọng tức là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường một cách nghiêm trọng. Đặc biệt nghiêm trọng là ảnh hưởng đến môi trường sinh thái một cách đặc biệt nghiêm trọng. Tức là thay thế định tính này bằng định tính khác rất mơ hồ.
Còn nếu quy định các chất cụ thể cũng không đơn giản. Vì vậy, chúng tôi đề nghị áp dụng kinh nghiệm của một số nước, mặc dù rất máy móc, nhưng buộc phải thực hiện, đó là quy định bằng các chỉ tiêu cụ thể trong khi xác định mức độ nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Thuốc bảo vệ thực vật có chứa chất gây ung thư được chôn lấp trái phép tại công ty Nicotex Thành Thái
- Thưa ông, đại biểu Lê Thị Nga có nói rằng, không thể vì bảo vệ một doanh nghiệp và những lao động của doanh nghiệp đó mà để hàng triệu người dân khác phải chịu hậu quả. Quan điểm của Lãnh đạo Bộ về vấn đề này như thế nào?
Chúng tôi ủng hộ quan điểm này. Không thể vì “bảo vệ một con sói mà để ảnh hưởng đến bầy cừu” được.
Bởi vì thế, trong dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường mà Quốc hội sắp thảo luận vào ngày 25/11 tới đây, chúng tôi đề nghị quy định rất rõ trách nhiệm cá nhân. Người đứng đầu các tổ chức quản lý liên quan đến các tổ chức vi phạm phải chịu trách nhiệm. Do đó, các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, các cơ quan liên quan đến sự tồn tại của Nicotex phải chịu trách nhiệm chứ không thể đứng ngoài được.
Điều quan trọng thứ hai, đó là trong Luật Dân sự có quy định thời hạn khởi kiện là 2 năm, nghĩa là khi xảy ra sự vụ đó, 2 năm sau nếu không khởi kiện thì hết thời hiệu. Nhưng đối với môi trường, nếu áp dụng điều này thì rất nhiều vụ thoát tội, vì có những hậu quả mà 10 năm, 20 năm sau mới nhận thấy, ví dụ như dioxin. Vì vậy, lần này chúng tôi đề nghị thời hiệu khởi kiện là thời hiệu kể từ khi người bị xâm phạm phát hiện ra mình bị tổn hại, nghĩa là bất cứ khi nào phát hiện ra đều có thể khởi kiện. Đây là điều cực kỳ quan trọng, dùng Luật Bảo vệ Môi trường thay thế cho một chi tiết về thời hiệu trong Luật Dân sự.
- Đại biểu quốc hội có nêu lên hiện tượng, một đơn vị có tới 10 đoàn đến thanh tra nhưng vẫn chỉ phát hiện những vi phạm nhỏ và xử phạt nhẹ. Vậy, lãnh đạo Bộ nhận xét như thế nào về hiệu quả của công tác thanh tra kiểm tra và sắp tới, có biện pháp gì để cải thiện công tác này?
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển: Trong những năm qua, công tác thanh tra kiểm tra của Bộ và của ngành đã được tăng cường vì đây là nhiệm vụ trọng tâm, mặc dù còn nhiều bất cập cả về thể chế, điều kiện phương tiện và đội ngũ. Ví dụ, riêng lực lượng thanh tra của ngành từ Trung ương đến địa phương chỉ có 800 người, trải đều cho cả 8 lĩnh vực, trong khi riêng cảnh sát môi trường đã là hơn 2000 người. Đây là một vấn đề rất bất cập và nếu chỉ dựa vào lực lượng thanh tra của ngành thì không thể làm tốt được nhiệm vụ.
Về câu hỏi tại sao xử lý hành chính quá nhiều mà không xử lý hình sự, thì trước hết phải khẳng định luật pháp, chính sách của chúng ta còn bất cập. Nhưng cái chính đúng như anh Sơn nói, đó là chúng ta mới chỉ định tính chứ chưa định lượng được để xử lý. Rất khó để phân biệt hành vi đó thuộc khung hành chính hay hình sự.
Ngoài ra, xử lý hình sự cũng không thuộc trách nhiệm của Bộ mà phải qua cơ quan điều tra, mà để điều tra một vụ việc đủ chứng cứ xử lý hình sự thì không đơn giản, chứ không phải chúng ta thích xử lý hành chính mà không xử lý hình sự. Những vụ việc chúng tôi thấy cần thiết chuyển cho cơ quan điều tra để có bước điều tra làm rõ, thấy có thể truy tố được thì sẽ truy tố. Phối hợp giữa thanh tra với cơ quan điều tra là rất chặt chẽ.
Các đồng chí cũng nên thông cảm với ngành thanh tra, theo Luật thì chúng tôi thanh tra là phải theo chương trình, kế hoạch được thông báo trước. Thời gian, nội dung thanh tra phải được báo trước với doanh nghiệp nên để phát hiện sai phạm mang tính chất phải truy tố là rất khó. Thanh tra chỉ có tác dụng phòng ngừa và răn đe là chính.
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Vụ chôn thuốc sâu: Số thuốc gấp 15 lần khai báo
Theo dự tính, nếu múc hết bể gia nhiệt này sẽ có khoảng 5 - 6 tấn thuốc độc được chôn ở bể này. Như vậy gấp khoảng 13 -15 lần con số mà Công ty Nicotex đã khai báo.
Công ty cổ phần Đầu tư Công nghệ tài nguyên môi trường Việt Nam (DTM) đã tiến hành khai quật điểm chôn chất thải của Công ty CP Nicotex Thanh Thái ở xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
Khai quật điểm độc hại nhất
Sáng 15/10, trao đổi với phóng viên NTNN, ông Lê Anh Tùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty DTM cho biết:
"Bể gia nhiệt là điểm đầu tiên được tiến hành khai quật, có thể tích 4m3 đã được Công ty CP Nicotex Thanh Thái chôn chất thải nguy hại cách đây khoảng 10 năm. Trong bể này bao gồm: Thuốc bảo vệ thực vật (là chất đặc), hòa lẫn với vôi và phèn sắt.
Hiện cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được các chất này phản ứng với nhau tạo thành chất gì, nên hoạt động khai quật được tiến hành hết sức cẩn trọng. Đơn vị thi công đã phải sử dụng 4 chiếc quạt lớn nhằm quạt gió, phát tán bớt mùi chất thải nguy hại ra môi trường xung quanh, nhằm làm loãng các chất này trong không khí khu vực điểm khai quật, giảm bớt nguy hiểm cho tổ giám sát và đơn vị thi công".
Công nhân Công ty DTM khai quật những hố chôn hóa chất độc hại
Thượng tá Đỗ Đình Phú - Phó phòng Cảnh sát Môi trường Công an Thanh Hóa, Tổ trưởng Tổ giám sát khai quật thông tin biết: "Các chất được khai quật, chúng tôi chưa biết đó là chất gì và nguy hại như thế nào, nhưng ở khu vực này mùi rất khó chịu, gây tình trạng khó thở mặc dù đã được trang bị mặt nạ phòng độc chuyên dụng".
Từ chiều 11/10 vừa qua, Công ty DTM đã tiến hành khai quật, đóng gói, niêm phong xử lý các chất thải tại bể gia nhiệt... để lấy mẫu phân tích. Theo kế hoạch, toàn bộ 10 điểm chôn lấp chất thải nguy hại mà Công ty Nicotex được xác định sẽ được khai quật trong vòng 26 ngày, riêng địa điểm bể gia nhiệt dự kiến sẽ phải khai quật trong vòng 3 ngày (tính từ 11/10).
Theo ông Đỗ Đình Phú, người dân và lực lượng chức năng vừa phát hiện thêm 6 điểm chôn lấp vỏ bao bì, chai lọ đựng chất thải nguy hại trong khuôn viên Công ty CP Nicotex Thanh Thái.
Nhiều hơn khai báoTheo kế hoạch, đến 13/10 Công ty DTM sẽ xử lý xong địa điểm bể gia nhiệt, nhưng thực tế đến trưa ngày 15.10 hạng mục vẫn còn chưa thể hoàn thành. Lý giải về vấn đề này, ông Lê Anh Tùng cho biết:
"Nếu đúng với số lượng 380kg thuốc sâu như Công ty Nicotex đã khai báo với cơ quan chức năng, thì chúng tôi đã hoàn thành đúng kế hoạch. Nhưng khi khai quật lên, con số thực tế khác xa hoàn toàn với số lượng đó. Theo dự tính, nếu múc hết bể gia nhiệt này sẽ có khoảng 5 - 6 tấn thuốc độc được chôn ở bể này. Như vậy gấp khoảng 13 -15 lần con số mà Công ty Nicotex đã khai báo".
Cũng theo ông Tùng, dự tính tổng khối lượng hóa chất độc hại được chôn xuống đất ở khuôn viên Công ty Nicotex Thanh Thái phải tới hàng chục tấn.
"Với con số báo cáo sai gấp nhiều lần như vậy, thì số ngày thi công sẽ không phải là 26 ngày như kế hoạch mà phải nhiều hơn thế. Để tìm được những điểm mới, chúng tôi sẽ cho đào tung những điểm được nghi vấn là nguy hiểm, chứ không chỉ đào theo sự chỉ điểm của Công ty Nicotex Thanh Thái. Tuy nhiên vấn đề chi phí để xử lý các chất độc được khai quật có thể sẽ rất lớn"
Theo Hồng Đức - Hoài Thu
Thanh tra toàn diện Hào Dương Ngày 5.11, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà có cuộc trao đổi nhanh với báo chí xung quanh vụ Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương (gọi tắt là Hào Dương) coi thường pháp luật, nhiều lần xả trái phép nước thải độc hại ra môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khu vực, gây bất...