Dàn sao “Anh hùng xạ điêu”: Người viên mãn, kẻ trầm luân
14 năm sau bộ phim kinh điển, mỗi diễn viên có những bước đi khác nhau.
Anh hùng xạ điêu 2003 là một trong những bộ phim võ hiệp Kim Dung kinh điển nhất từ trước đến nay. Bộ phim quy tụ dàn sao đình đám Lý Á Bằng, Châu Tấn, Châu Kiệt, Tưởng Cần Cần… Đây cũng là dự án phim được đầu tư lớn và gặt hái nhiều thành công vang dội khi ra mắt.
“Anh hùng xạ điêu 2003″ là một bộ phim kiếm hiệp nổi tiếng của Kim Dung.
Nhà văn Kim Dung cũng dành nhiều lời khen cho Anh hùng xạ điêu 2003 và cho rằng, bản phim này còn tuyệt hơn phiên bản kinh điển trước đó do Huỳnh Nhật Hoa và Ông Mỹ Linh đóng chính năm 1983.
14 năm sau, Anh hùng xạ điêu được làm lại với sự đầu tư lớn về kĩ xảo, bối cảnh. Đến lúc này, những diễn viên nổi tiếng khi xưa đều đã có những ngã rẽ riêng trong cuộc đời mình.
Lý Á Bằng – Quách Tĩnh
Quách Tĩnh do Lý Á Bằng thủ vai là một vai diễn nổi tiếng nhất trong phim kiếm hiệp Kim Dung.
Sau vai Lệnh Hồ Xung cực thành công trong Tiếu ngạo giang hồ 2001, Lý Á Bằng tiếp tục được nhà sản xuất Trương Kỷ Trung tin tưởng giao vai chính Quách Tĩnh trong Anh hùng xạ điêu 2003. Sự non trẻ và thiếu kinh nghiệm của Lý Á Bằng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của giới chuyên môn trước khi nhận vai.
Tuy nhiên, nam diễn đã thể hiện cực thành công nhân vật, nhất là nét ngô nghê và đôi khi là hơi “đần” của Quách Tĩnh.
14 năm sau, Lý Á Bằng giờ đã là một người đàn ông trung niên.
14 năm sau vai diễn để đời, Quách Tĩnh giờ đây đã là một người đàn ông trung niên rời xa nghiệp được 3 năm.
Về đường tình duyên, năm 2005, Lý Á Bằng kết hôn với Vương Phi và sau đó ít tham gia đóng phim hơn. Anh dành nhiều thời gian cho kinh doanh và điều hành quỹ từ thiện giúp đỡ những trẻ em mắc dị tật hở hàm ếch.
Sự ra đời của quỹ xuất phát từ cô con gái Lý Yên khi sinh ra đã chẳng may mang dị tật này nên anh hiểu nỗi lòng của những bậc làm cha mẹ và đồng cảm với các em nhỏ bị hở hàm ếch. Tính đến cuối tháng 10.2015 Quỹ từ thiện Yên Nhiên thiên sứ đã mổ thành công cho 10.215 trường hợp.
Lý Á Bằng hiện đang điều hành quỹ từ thiện giúp đỡ những trẻ em mắc dị tật hở hàm ếch.
Cuộc hôn nhân đẹp của Lý Á Bằng và Vương Phi đặt dấu chấm hết vào năm 2013. Cuối năm 2014, Lý Á Bằng tuyên bố giải nghệ và rút hẳn khỏi làng giải trí.
Hiện nay, Lý Á Bằng hiện làm thêm bất động sản. Anh có khối tài sản gần 200 triệu NDT nhưng sống vẫn rất giản dị và không có người phụ nữ nào chăm lo, chia sẻ trong cuộc sống.
Châu Tấn – Hoàng Dung
Châu Tấn được đánh giá cao khi thể hiện vai diễn Hoàng Dung trong Anh hùng xạ điêu năm 2003. Diễn xuất xuất sắc cộng với đôi mắt lanh lợi đã giúp người đẹp lột tả thành công sự thông minh và tinh quái của nhân vật.
Điểm trừ duy nhất của Châu Tấn có lẽ là chất giọng trầm khàn, tạo cho người xem cảm giác khá mệt mỏi.
Hoàng Dung là nhân vật để đời của Châu Tấn.
Video đang HOT
Nhà văn Kim Dung cũng từng khen ngợi Châu Tấn: “Nếu như bạn đã đọc tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu của tôi, bạn sẽ thấy Châu Tấn diễn rất tốt. Một số người chê Châu Tấn, chẳng qua là họ đã quá ấn tượng với nhân vật Hoàng Dung do Ông Mỹ Linh thể hiện”.
Sau khi gặt hái nhiều thành công trên màn ảnh nhỏ, từ năm 2004, Châu Tấn tập trung hoàn toàn cho mảng phim điện ảnh.
Cô liên tiếp góp mặt trong nhiều bộ phim đình đám như Dạ yến, Phong thanh, 2 phần phim Họa bì… Năm 2014, cô mới quyết định tái xuất dòng phim truyền hình với tác phẩm Cao lương đỏ. Bộ phim này khi ra mắt đã đạt rating khá cao.
Châu Tấn kết hôn vào năm 2014.
Nàng “Hoàng Dung” Châu Tấn chính thức chia tay đời độc thân vào ngày 16.7.2014. Lễ cưới của cô và Cao Thánh Viễn được tổ chức khá giản dị và ấm cúng trong một đêm nhạc từ thiện.
Châu Kiệt – Dương Khang
Bên cạnh vai Nhĩ Khang trong series phim Hoàn Châu Cách Cách, có thể nói Dương Khang trong Anh hùng xạ điêu là một trong những vai diễn đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Châu Kiệt. Tuy bị chê về ngoại hình nhưng Châu Kiệt đã bù lại thiếu sót đó bằng diễn xuất tốt. Anh lột tả thành công bản tính ích kỷ, gian xảo và hám danh của nhân vật Dương Khang.
14 năm sau vai diễn để đời, sự nghiệp của Châu Kiệt dần xuống dốc bởi những tai tiếng trong nghề cộng với scandal ngoài đời.
Châu Kiệt khi đóng vai Dương Khang trong “Anh hùng xạ điêu” là một ngôi sao rất nổi.
Châu Kiệt từng lên tiếng nói xấu Triệu Vy, Tô Hữu Bằng, Lâm Tâm Như,.. và phải nhận nhiều gạch đá từ khán giả. Không chỉ thế, Châu Kiệt còn bị chỉ trích khi gây tai nạn rồi bỏ trốn và vướng vào nhiều vụ lùm xùm đánh người.
14 năm sau vai diễn để đời, Châu Kiệt giờ sa sút và không còn nổi tiếng như xưa.
Vài năm trở lại đây, Châu Kiệt không còn xuất hiện trên mặt báo. Anh cũng không đóng phim mà chỉ tham gia vài sự kiện không mấy nổi bật. Được biết, anh đã thành lập công ty riêng. Mặc dù không thành công như Tô Hữu Bằng, Triệu Vy, Lâm Tâm Như nhưng cuộc sống của Châu Kiệt lại khá thoải mái và khá giả. Cách đây không lâu, anh vừa mua căn biệt thự mới.
Tưởng Cần Cần – Mục Niệm Từ
Tương Cân Cân hay con co nghê danh Thuy Linh, sinh ngay 3.9.1975 tai Trung Khanh. Trước khi vào vai Mục Niệm Từ, Tương Cân Cân đã bỏ túi một vài phim khá thành công.
Được Trương Kỷ Trung tin tưởng, Tương Cân Cân hóa thân thành vai Mục Niệm Từ cực thành công. Từ ngoại hình đến diễn xuất của Tương Cân Cân đều được người xem Anh hùng xạ điêu hết lời khen ngợi.
Tưởng Cần Cần trong vai Mục Niệm Từ.
Sau bộ phim, Tương Cân Cân tiếp tục hoạt động nghệ thuật và gặt hái được nhiều thành công với nhiều phim như Sóng gió Trùng Khánh, Khai thiên lập địa và mới nhất trong năm 2016 là Cửu châu hải thượng mục vân ký.
Ở tuổi 42, Tưởng Cần Cần vẫn rất trẻ trung, xinh đẹp.
Về chuyện cá nhân, Tưởng Cần Cần kết hôn với nam diễn viên Trần Kiến Bân vào năm 2006 và hạ sinh một bé trai kháu khỉnh vào năm 2007. Hiện nay, ở tuổi 42, nữ diễn viên vẫn có ngoại hình cuốn hút, tươi trẻ.
Theo Danviet
Tào Tháo: Kẻ gian ác hay người anh hùng thời Tam quốc?
Tào Tháo là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc nhưng suốt một thời gian dài, người đời sau có cái nhìn sai lệch về tính cách và con người ông.
Phác họa hình ảnh Tào Tháo.
Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng hình thành Tào Ngụy thời Tam quốc. La Quán Trung phác họa hình tượng Tào Tháo trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa có phần cảm tính, chưa thật đúng với con người Tào Tháo. Loạt bài này sẽ tập trung khai thác câu chuyện bí ẩn xung quanh cuộc đời Tào Tháo và những khía cạnh Tam quốc diễn nghĩa chưa đề cập.
Cuối thời Đông Hán và giai đoạn Tam quốc, là quãng thời gian đầy biến động trong lịch sử Trung Quốc. Nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng thời kỳ này được phác họa với ảnh hưởng nặng nề của quan niệm văn hóa dân gian Trung Quốc.
Trong số đó có Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Quan Vũ của nhà Thục Hán, Chu Du của nhà Đông Ngô và Tào Tháo, người đặt nền móng cho sự hình thành nhà Ngụy.
Tào Tháo được phác họa giống như một nhà lãnh đạo tàn nhẫn, chiến binh đáng sợ trong suốt một thời gian dài trong lịch sử.
Ngày nay, các học giả Trung Quốc có cái nhìn công bằng hơn, cuối cùng Tào Tháo được ghi nhận là nhà chính trị vĩ đại có tầm nhìn xa và năng lực quản lý tốt, bên cạnh tài năng về văn học và quân sự. Ông cũng được ghi nhận là người có lòng khoan dung, độ lượng.
Bối cảnh lịch sử
Tào Tháo sinh năm Đông Hán Vĩnh Thọ nguyên niên (155), mất vào năm Kiến An thứ 25 (năm 220). Sinh ra trong thời bình và lớn lên trong thời loạn, Tào Tháo đã chứng kiến toàn bộ quá trình hủ bại của triều đình nhà Hán.
Bất chấp nguy cơ bị giáng chức, Tào Tháo từng dâng sớ tâu bày điều hay lẽ phải, bảo vệ người ngay chính, ngăn cản kẻ xấu. Đáng tiếc rằng, mọi nỗ lực can gián đều thất bại. Hoạn quan tiếp tục lộng hành, làn sóng cải cách bị ngăn chặn.
Hàn Triều mục nát, Tào Tháo một mình nhất thống thiên hạ,
Sau khi Hán Linh đế chết, Đại tướng quân Hà Tiến bị hoạn quan giết, Đổng Trác thừa cơ hoành hành, xóa bỏ sự tôn nghiêm của Hán triều. Năm 189 Tào Tháo về đến Trần Lưu, phát tán gia tài, tập hợp nghĩa binh, chuẩn bị tru diệt Trác.
Không lâu sau đó, Tào Tháo gia nhập liên quân của Viên Thiệu và 18 chư hầu, thảo phạt nghịch tặc Đổng Trác.
"Tru diệt nghịch tặc, phục hưng xã tắc" ngỡ tưởng là chuyện cao cả, phàm ai là phe chính nghĩa cũng đều muốn làm, nhưng thực tế không phải như điều Tào Tháo kỳ vọng.
Thua trận, Tào Tháo quay về đại bản doanh chỉ thấy liên quân "ngày ngày uống rượu, chẳng mưu tính tiến thủ". Triều đình Đông Hán làm Tào Tháo thất vọng. Nhưng những con người "phục hưng" Hán triều mới thật sự khiến Tào Tháo tâm tàn ý lạnh.
Có lần, Tào Tháo đã thẳng thắn phê bình: "Các ông ôm mối ngờ vực không chịu tiến, làm mất lòng trông ngóng của thiên hạ, vì các ông mà ta cảm thấy xấu hổ".
Đám quân ô hợp về sau còn quay sang tàn sát lẫn nhau nhằm chiếm địa bàn, khiến Tào Tháo thất vọng mà hiểu ra rằng, không thể trông đợi bất cứ ai mà mình phải tự gây dựng quyền lực, nếu không mọi mong muốn cải cách mãi chỉ là kế hoạch.
Kể từ đó, con đường Tào Tháo tách ra khỏi liên quân Viên Thiệu. Ông bắt đầu chiêu binh mãi mã, chiếm đất, chiếm thành, rồi sau đó nhờ may mắn mà có thể lập công trạng, trở thành Thừa Tướng nhà Đông Hán. Khi đã thâu tóm quyền lực, Tào Tháo đã có thể mỉm cười vì ước muốn thống nhất thiên hạ bấy lâu nay đã có hy vọng trở thành hiện thực.
Từ những chiến thắng về mặt quân sự, Tào Tháo cũng từng bước đi xa hơn trên con đường thâu tóm quyền lực. Năm 213, ông ép Hiến Đế phong mình làm Ngụy Công, ban cho Cửu tích. Năm 216, đánh Trương Lỗ xong, Tháo được "từ tước Công thành Ngụy vương", hưởng các đặc quyền như "triều bái không phải xưng danh", "vào triều không phải rảo bước", được "đeo kiếm lên điện", thậm chí được "đội mũ miện có mười hai tua, đi xe sáu ngựa kéo".
Năm 220, chỉ vài tháng sau khi Tào Tháo mất, Tào Phi ép Hiến đế nhường ngôi, nhà Ngụy chính thức thay thế nhà Hán.
Tào Tháo bị người thời xưa "vùi dập"
Tào Tháo trong bộ phim Tân Tam quốc diễn nghĩa.
Vì bên trong con người Tào Tháo có rất nhiều mặt nên người đời sau cũng có những đánh giá rất khác về ông.
Tào Tháo trọng lợi hơn trọng đức, dùng người cốt hiệu quả không tính đến phẩm chất đã khiến cho nhà Ngụy suy vong nhanh chóng sau khi ông qua đời. Nếu như Tào Ngụy có thể tồn tại một giai đoạn dài trong lịch sử Trung Quốc, người đời sau có thể có cái nhìn khác về Tào Tháo.
Các học giả Trung Quốc sau này đã nhìn nhận lại về việc Tào Tháo bị người thời xưa "vùi dập". Thứ nhất, Tào Tháo vi phạm tư tưởng nho giáo "trung quân".
Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, đối nhân xử thế khó xử lý nhất là quan hệ quân thần. Cái lẽ làm bạn vua như cưỡi trên lưng hổ, "vua muốn bề tôi phải chết, bề tôi không chết là bất trung", ấy là quan niệm luân lý thời phong kiến.
Đứng trước cảnh nước nguy nan, Tào Tháo cảm nhận rõ thiên tử là một nhân vật nguy hiểm, nhưng cũng lại là nhân vật trọng yếu. Do vậy, ông đem vị tiểu hoàng đế mới vỏn vẹn có 16 tuổi Lưu Hiệp (Hán Hiến Đế), đến căn cứ địa ở Hứa Xương, dùng chính sách "phụng mệnh Thiên tử để ra lệnh". Hậu thế cho rằng đó là cách Tháo, "kìm kẹp thiên tử, dùng danh nghĩa mà phát lệnh cho kẻ dưới".
Cách hành xử của Tào Tháo đã uy hiếp nền chính trị của vương triều phong kiến Trung Quốc khi đó. Do vậy từ triều Tống trở về sau, các hoàng đế trong lịch sử ít khi khen ngợi Tào Tháo. Ngược lại, Quan Vũ được xem là hoá thân của con người trung nghĩa, được đưa lên tôn sùng tột bực. Vua Càn Long đời Thanh thậm chí còn phong Quan Vũ làm Quan Đế, lập đền thờ cúng ở khắp nơi.
Tào Tháo suốt một thời gian dài bị người thời xưa "vùi dập". Ảnh minh họa.
Thứ hai, Tào Tháo còn vi phạm tư tưởng nho giáo "Dân vi quý". Tào Tháo có quan điểm: Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta. Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với chủ trương của Lưu Bị: "thà chết chứ không làm điều bất nghĩa".
Với quan niệm này, sau khi giết nhầm người nhà Lã Bá Sa vì thấy họ mài dao giết lợn, tưởng họ định giết mình thì ông đã nhẫn tâm giết nốt Bá Sa vì sợ mình bị tố cáo.
Thứ ba, tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung và các bản dịch Trung Quốc sau này đều theo chủ nghĩa ủng hộ Lưu Bị, đề cao Gia Cát Lượng mà quên đi vai trò chính của Tào Tháo trong việc ngăn chặn cục diện đại loạn cuối thời Đông Hán.
Góc nhìn công bằng hơn về Tào Tháo
Khi đọc cuốn Tư trị thông giám, biên niên sử nổi tiếng của Trung Quốc, lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông từng viết: "Nói Tào Tháo là gian thần mặt trắng ấy là bản án oan mà quan niệm chính thống của nền chính trị phong kiến đã tạo tác nên, bản án này cần phải được lật lại."
Có thể nói, Tào Tháo đã vận dụng linh hoạt các phép tắc quân sự của Trung Hoa cổ đại. Trong thời gian 25 năm nắm quyền (196-220), Tào Tháo đã bình định hết các chư hầu phương bắc, xây dựng chính quyền Tào Ngụy. Để có được như vậy, ông đã sáng suốt chọn người tài, rộng lượng không tính đến thù riêng.
Tào Tháo đã vận dụng khá nhiều tư tưởng Pháp gia, đề cao tài trí, coi trọng năng lực mà không quá quan tâm đến đạo đức phẩm chất của người được sử dụng.
Tào Tháo được các học giả Trung Quốc ngày nay nhìn nhận một cách công bằng hơn. Ảnh minh họa.
Ngoài đóng góp về chính trị và quân sự, các học giả Trung Quốc cũng kể tới đóng góp của Tào Tháo trong khôi phục nông nghiệp thời loạn lạc.
Thời chiến, nhiều chư hầu không nghĩ tới sự sống chết của nông dân: khi cần lương thực thì lùng sục để giành lấy, nhưng sau khi có được lại phung phí, đến nỗi khi không còn lương thực để cướp đoạt thì tự suy yếu tan rã.
Trong khi đó, chính sách đồn điền của Tào Tháo đã góp phần khôi phục nông nghiệp bị tàn phá, vừa giải quyết đời sống nông dân, vừa đảm bảo lương thực cho quân đội của ông. Chính điều đó là một trong những yếu tố quan trọng làm nên chiến thắng của Tào Tháo. Đông Ngô, Thục Hán sở dĩ cũng có đủ thực lực, giữ được thế cân bằng với Tào Tháo và con cháu ông sau này nhờ sớm học tập chính sách phát triển đồn điền với mô hình tương tự.
"Tào Tháo là nhà chính trị kiệt xuất thời phong kiến, xứng đáng được gọi bằng hai chữ anh hùng", nhà nghiên cứu Trung Quốc Tào Hồng Toại nhận định.
Nhân dân Nhật báo, Cơ quan Ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1959 từng đăng tải bài phân tích của viện trưởng Viện khoa học Trung Quốc, chỉ ra những đóng góp to lớn của Tào.
"Tào Tháo đã phải làm tấm gương của kẻ phản diện hơn một ngàn năm đầy oan uổng", bài báo viết. Nhà lịch sử Trung Quốc nổi tiếng Tiễn Bách Tán cũng yêu cầu khôi phục lại danh dự cho Tào Tháo.
______________________
Ngôi mộ Tào Tháo ở đâu cho đến nay vẫn là bí ẩn đối với người đời sau, bài viết xuất bản ngày 27.1 sẽ tập trung làm rõ vấn đề này.
Theo Danviet
MC Phan Anh: 'Không! Tôi không phải anh hùng' Dù được mọi người ưu ái với danh xưng soái ca, nhưng MC Phan Anh chưa bao giờ dám nghĩ mình là một người hùng. Thời gian vừa qua, MC Phan Anh nhận được sự yêu mến rất mực từ phía công chúng. Đó là bởi hành động dứt khoát, "dám nói dám làm" và sự tận tâm của anh trong việc cứu...