Dân Sài thành “thuần phục rau vua”, cứ 1 ngày bán 10 ký thu 1 triệu
Hơn chục năm trước, tại huyện Củ Chi (TP.HCM) thử “nổ” ra phong trào trồng loại “ rau vua”- cây măng tây song đã thất bại.
Thế nhưng hiện tại, ở ấp An Hòa (xã An Phú, huyện Củ Chi) có 2 vườn măng tây, rộng 5ha đã lên xanh tốt. Chủ nhân của những vườn măng tây này là lão nông Ba Nhoai (Phạm Đức Nhoai) – nổi tiếng một thời với nghề nuôi bò, nuôi lợn, nuôi lươn thu tiền tỷ ở đất Sài thành.
Trồng rau vua phải bài bản…
Trong cái nắng khô khốc giữa cơn hạn mặn kỷ lục, ông Ba Nhoai và 6 nhân công lọ mọ chăm sóc vườn măng tây tiền tỷ. Theo ông Ba Nhoai, trồng măng tây không phải cứ có tiền, muốn làm là làm được. “Người trồng măng tây phải luôn tay luôn chân để chăm sóc từng luống đất, cọng rau. Nhân công làm vườn phải như công nhân, làm đúng giờ, đúng giấc”- ông Ba Nhoai chia sẻ.
Để có những vườn măng tây này, theo lão nông Ba Nhoai, ông đã đầu tư hàng tỷ đồng. Cứ mỗi ha ông đầu tư hết 700 triệu đồng. Giống măng tây ông nhập hạt từ Mỹ sau đó ươm, thay vì phải mua giống của Thái Lan như nhiều nông dân khác. Sau khi ươm 2 tháng, các bầu giống măng tây sẽ được đưa ra vườn trồng với 24.000 bầu/ha. Hiện, giá giống măng tây này khoảng 25.000 đồng/bầu.
Ông Ba Nhoai và vườn măng được đầu tư tiền tỷ. Ảnh: T.Đ
Không chỉ đầu tư cho cây giống, ông Ba Nhoai còn tập trung vào các giải pháp hữu cơ về phân, thuốc cho vườn măng tây. Vì đây là loại rau cao cấp nên phải dùng phân hữu cơ và thuốc trừ sâu sinh học, như: Dùng phân trùn quế, thuốc sử lý sâu là hỗn hợp chế phẩm bằng ớt, sả, tỏi… Các hoạt động sản xuất trên nông trang rất tỉ mỉ và thủ công.
Mỗi ha cần đến 5 – 6 nhân công làm việc liên tục. Họ phải cắt từng cọng cỏ, bắt từng con sâu, ốc, dế, kiến… để tránh măng tây bị phá hoại. Ông còn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước. Ông Ba Nhoai cho rằng, với việc tập trung đầu tư đúng quy trình, nông trại rau “Hoàng đế” này sẽ thu hoạch 8 – 9 năm. Lão nông Ba Nhoai tính, đến năm thứ 3, mỗi công đất (1.000m2) măng tây lúc này cho hơn 100kg/ngày và thu hoạch liên tục 9 tháng/năm.
Trong khi đó, tại phường Trường Thành (quận 9), 2 năm nay, ông Võ Văn Giả tập trung đầu tư và thu hoạch những luống măng tây. Giữa khu dân cư đô thị, tận dụng, cải tạo 1.200m2 đất vườn còn bỏ trống ông đầu tư xây dựng vườn măng tây. “Cứ theo quy trình trồng măng tây của cơ quan khuyến nông thành phố tôi làm theo. Tôi sử dụng giải pháp hữu cơ cho đất, như dùng phân bò để bón cho cây. Nhìn chung thu nhập từ vườn măng tây này cũng khá tốt”- ông Giả chia sẻ.
Hiện, mỗi ngày ông Giả thu hoạch được hơn 10kg măng tây, với giá thị trường khoảng 100.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Sài thành trồng được măng tây
Năm 2005, Công ty TNHH Cẩm Hon đã phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Củ Chi trồng thử nghiệm 2ha giống măng tây xanh tại các xã: Phước Vĩnh An, Tân Phú Trung, Trung Lập Hạ, qui mô đầu tư 60 – 70 triệu đồng/ha. Sau một năm, kết quả cho thấy, tỷ lệ sống đạt 60 – 70% và thu hoạch trên 100kg măng/ha/ngày. Điều này khẳng định điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của vùng đất xám huyện Củ Chi thích hợp cho việc sinh trưởng và phát triển của cây măng tây xanh.
Hai năm sau, Trung tâm Khuyến nông thành phố lại kết hợp với Công ty Cẩm Hon mở rộng diện tích trồng cây măng tây xanh với diện tích 4ha tại các xã: Nhuận Đức, Trung Lập Hạ. Sau 8 tháng tỷ lệ sống đạt trên 70%, năng suất bình quân 100kg măng/ha/ngày. Với đà phát triển này, Trung tâm Khuyến nông thành phố kỳ vọng sẽ xây dựng dự án trồng măng tây thành vùng sản xuất hàng hoá 10ha vào năm 2010 và 100ha vào năm 2015 tại huyện Củ Chi, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của Công ty Cẩm Hon. Tuy nhiên, kế hoạch này đã chết yểu. Tất cả các hộ được hỗ trợ trồng măng tây trước đó, từng người một từ bỏ cây trồng cao cấp này. Theo Phó Chủ tịch Hội ND huyện Củ Chi Phạm Phú Cường, sau phong trào trồng măng tây, không còn nông dân trên đất Củ Chi trồng măng tây nữa. Hiện, Sài thành chỉ còn hai nông dân kể trên trồng măng tây.
Ông Giả cho biết, mặc dù đã áp dụng các biện pháp tốt nhất theo khuyến cáo của ngành khuyến nông, nhưng chất lượng măng thu hoạch vẫn không đạt bằng măng tây các nơi khác. “Thực tế, măng tây tôi trồng không bằng măng nơi khác. Nó nhỏ hơn, chỉ bằng 8/10 mà thôi. Chính vì điều này, giá thương lái mua cũng thấp”- ông Giả nói.
Cuộc thi “Làm nông thời công nghệ 4.0″ do Báo Nông Thôn Ngày Nay – cơ quan của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Ban Khoa giáo (VTV2) – Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, nhằm khích lệ và tôn vinh nông dân Việt Nam có thành tích nổi bật về nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất. Cá nhân, tổ chức dự thi có thể gửi hồ sơ dự thi qua hòm thư điện tử: cuocthinongnghiep40@gmail.com. Hoặc qua đường bưu điện: Ban Thư ký cuộc thi “Làm nông thời công nghệ 4.0″ – Báo Nông Thôn Ngày Nay – Địa chỉ: Tầng 11, Toà nhà Báo Nông Thôn Ngày Nay, Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Thời gian kết thúc nhận hồ sơ dự thi là hết ngày: 20/4/2020. Lễ công bố, trao tặng và đón nhận giải thưởng cuộc thi (dự kiến): Quý II/2020.
Trồng rau gì mà lạ thế, cứ mặt trời lên là có 3 triệu đồng/ngày
Anh Nguyễn Phan Hội, bản San Thàng 2 (xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) đã trồng thử nghiệm thành công 1ha măng tây trên đất ruộng trước đây cấy 1 vụ lúa. Mỗi ngày, anh Hội thu gần 3 triệu đồng từ bán ngọn măng tây tươi cho công ty.
Dẫn phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN ra ruộng măng tây xanh tốt phía sau nhà, anh Hội vui vẻ cho biết: "Khu ruộng này trước đây người dân bản địa chỉ trồng 1 vụ lúa, còn 1 vụ bỏ hoang. Tôi đã thuê lại của người dân để trồng măng tây...".
Theo anh Hội, ở nhiều địa phương khác, cây măng tây được biết đến là cây tiền tỷ, cây "rau vua", nhưng với Lai Châu, cây trồng này lại hoàn toàn mới lạ, thậm chí đồng bào thấy mang trồng loài cây lạ có lá li ti, cây "toàn xương là xương" thì hỏi trồng cây gì mà lạ thế?.
Anh Nguyễn Phan Hội là người đầu tiên trồng măng tây quy mô lớn ở xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Ngày anh đưa giống măng tây về trồng, nhiều người dân trong bản đi qua hỏi: Trồng cây gì mà lạ thế? Anh Hội vui vẻ trả lời: Trồng cây tiền tỷ, trồng "rau vua", cây măng tây...Nhiều người bảo, lần đầu nghe thấy tên loài cây măng tây này, nó không to mập như măng đồng bào đào trên rừng...
"Tôi là người đầu tiên đưa cây măng tây vào trồng trên đất này. Chỉ sau gần 6 tháng gieo ươm, trồng và chăm sóc, diện tích măng tây của gia đình tôi đã cho thu hoạch", anh Hội chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Theo kinh nghiệm trồng măng tây của anh Hội: Khí hậu, chất đất ở thành phố Lai Châu rất phù hợp cho cây măng tây sinh trưởng và phát triển. Trước khi trồng thử nghiệm măng tây, anh Hội đã nhờ người lên kiểm tra độ PH, phân tích khoáng chất, xem chất đất nơi đây có phù hợp với loại cây trồng mới lạ này không.
Cũng chính vì kiểm tra độ PH, thành phần chất khoảng, chất đất trước, nên anh Hội mới dám mạnh tay trồng thử nghiệm hẳn 1ha măng tây.
"Nghe tin tôi trồng thử nghiệm 1ha măng tây, không ít người dân trong bản thấy lạ, thậm chí có người cười nhạo, nghi ngờ về khả năng phát triển của loại cây măng tây này. Nhiều người bảo măng gì mà bé ti ti, gầy gầy toàn xương...Giờ thấy tôi thu đều đặn mỗi ngày trên dưới 3 triệu đồng từ bán mầm măng tây, mọi người mới tin tưởng. Không ít hộ dân mạnh dạn đăng ký trồng măng tây theo tôi" - anh Hội vui vẻ chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Theo anh Hội, trồng măng tây đem lại hiệu quả kinh tế cao, vì thời gian thu hoạch kéo dài 9 tháng liên tục trong năm và chỉ trồng 1 lần giống mà thu hái kéo dài 7-8 năm mới phải trồng lại...
Mầy mò học hỏi kỹ thuật trồng măng tây xanh qua sách, báo, mạng internet, tháng 9/2019, anh Hội mua hạt giống của một công ty uy tín ở Hà Nội về gieo. Đây là hạt giống măng tây xanh nhập ngoại, được công ty nhập từ Mỹ về.
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN về kỸ thuật ươm hạt giống măng tây, anh Hội vui vẻ nói: "Sau khi lấy hạt giống về, tôi đem rửa sạch, sau đó cho vào ngâm với nước ấm. Thời gian ngâm kéo dài khoảng 3 ngày, cứ 6 tiếng tôi lại thay nước cho hạt măng tây giống. Khi ngâm đủ thời gian, tôi vớt ra phơi cho se hạt, sau đó bọc lại bằng khăn xô. Trước khi cho bọc hạt giống vào chậu đậy kín, cần phải nhúng qua nước. Khoảng 24 giờ sau đó, hạt giống măng taayt sẽ nảy mầm, tôi tiến hành tách mầm cho vào ươm trong bầu, với giá thể là đất trộn với phân trùn quế và ít phân NPK".
Anh Hội sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh cho ruộng măng tây của gia đinh. Vì vậy, sản lượng và chất lượng mầm măng tây thu hái được đảm bảo...Hiện, anh Hội đang bán xô mầm măng tây xanh cho một công ty uy tín ở Hà Nội với giá từ 60.000-80.000 đồng/kg.
Đứng bên cạnh chồng, chị Hà Thị Phương Anh - vợ anh Hội, nói chen vào: "Nhiệt độ thích hợp cho cây măng tây sinh trưởng và phát triển tốt là từ 15 -28 độ C. Thời tiết nóng quá hay lạnh quá cũng sẽ ảnh hưởng đến mức độ sinh trưởng của cây măng tây. Loài cây tiền tỷ này ưa sạch nên trong quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh không được sử dụng thuốc sâu".
Trong thời gian ươm cây măng tây trong bầu, anh Hội không phải tác động nhiều, ngoài việc thường xuyên tưới ẩm cho chúng. Sau hơn 2 tháng kể từ khi đóng bầu, anh Hội mới đưa ra trồng thành từng luống.
Theo anh Hội, chỉ vài tháng nữa thôi, ruộng măng tây nhà anh có thể cho thu hoạch đều đặn mỗi ngày khoảng 1 tạ măng tây tươi.
Chỉ tay vào những luống măng tây tươi tốt, anh Hội phấn khởi cho biết: "Trồng măng tây cho giá trị kinh tế cao. So với nhiều địa phương khác, cây măng tây rất hợp với khí hậu và chất đất nơi đây, thời gian được thu hoạch cũng nhanh hơn. Chỉ sau hơn 5 tháng kể từ khi ươm, trồng, chăm sóc, loài cây này bắt đầu cho thu hoạch.
"Giá thể trồng cây măng tây trên đất cũng giống như khi ươm trong bầu. Sau khi cày bừa đất, lên luống, cuốc hốc, tôi bỏ phân trùn quế và phân NPK vào hốc, phủ lớp đất mỏng lên trên rồi mới tiến hành trồng măng tây. Cứ cách 1 tháng tôi lại bón phân cho ruộng măng tây 1 lần. Thỉnh thoảng, tôi lại tháo nước đào rãnh để tưới ẩm cho những luống măng tây" - anh Hội bảo vậy.
Có công ty bao tiêu sản phẩm măng tây nên anh Hội hoàn toàn yên tâm về đầu ra.
Nhờ chăm sóc theo đúng quy trình kĩ thuật, ruộng măng tây nhà anh Hội sinh trưởng và phát triển khá tốt, chỉ sau 3 tháng trồng đã bắt đầu cho thu hoạch. Sau khi thu măng tây từ ruộng về, anh Hội loại bỏ những cây già, cắt bỏ phần gốc, bó thành từng bó nhỏ, đóng hộp bán cho Công ty Cổ phần Dũng Hà dưới Hà Nội.
"Măng tây là loại rau cao cấp, nhiều dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Chỉ trồng măng tây 1 lần mà có thể thu hoạch từ 10 - 12 năm, mỗi năm thu liên tục trong vòng 9 tháng. Mặc dù ruộng măng tây mới cho thu hoạch, song ngày nào tôi cũng thu gần 40kg măng tây tươi...", anh Hội cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết.
Mầm măng tây anh Hội bán đổ đồng cho công ty với giá dao động từ 60.000 - 80.000 đồng/kg. Từ việc bán mầm măng tây xanh, bình quân mỗi ngày gia đình anh Hội thu trên dưới 3 triệu đồng...
Mang thứ rau lạ về trồng ở quê, ai ngờ bán đắt, lãi 15 triệu/tháng Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình trồng măng tây xanh rộng chừng 6 sào của gia đình, ông Nguyễn Hải Hà, thôn Vườn Tràng, xã Xuân Lôi, huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc) vui vẻ cho biết: Trước đây, toàn bộ diện tích này được vợ chồng tôi trồng một vụ lúa và 1 vụ màu, năm được mùa thì đủ ăn,...