Dân Sài Gòn tiếp tục chịu trận với ‘mù khô’
Hiện tượng “mù khô” do ô nhiễm không khí tiếp tục quay trở lại làm khổ người dân Sài Gòn và toàn bộ khu vực Đông Nam Bộ.
“Mù khô” do ô nhiễm trở lại vì cháy rừng bên Indonesia – Ảnh:Hoài Nhơn
Ghi nhận của Thanh Niên Online từ sáng sớm nay, 22.10, “mù khô” bao trùm toàn bộ bầu trời Sài Gòn, các khu vực như quận 1, 3, 5, 7, Gò Vấp, Thủ Đức các toà nhà cao tầng hầu như bị che khuất, tầm nhìn quan sát rất thấp.
Bầu trời TP.HCM trở nên xám xịt vì “mù khô” – Ảnh: Hoài Nhơn
Theo chuyên gia khí tượng Lê Thị Xuân Lan (giảng viên khoa Khí tượng hải dương học, Đại học KHTN, TP.HCM), nguyên nhân chính lần này vẫn do khói bụi từ cháy rừng ở Indonesia cộng với nguồn phát thải tại chỗ nên ảnh hưởng trên cả vùng Nam bộ chứ không riêng gì Sài Gòn.
“Diễn biến ‘mù khô’ có phần phức tạp hơn khi thời tiết liên tục thay đổi. Những ngày gần đây lúc gió Tây Nam và gió Tây hoạt động mạnh thì ‘mù khô’ đậm đặc, lúc có gió Đông Bắc thì trời lại quang mây hơn”, bà Lan cho biết thêm.
Video đang HOT
Các tòa nhà cao tầng chìm trong sương mù – Ảnh: Hoài Nhơn
Dự báo người dân Nam bộ và Sài Gòn sẽ phải chịu trận “mù khô” đến hết tháng 11. Bà Lan cho hay Inonesia đã thông báo đến các nước láng giềng tình hình cháy rừng tại nước này chỉ có thể cải thiện vào cuối tháng 11.
Trước tình hình ô nhiễm còn kéo dài, chuyên gia khuyên mọi người nên trang bị đồ bảo, hộ khẩu trang khi đi ra đường.
Người Sài Gòn còn phải chịu trận dài dài với hiện tượng “mù khô” – Ảnh: Hoài Nhơn
Bác sĩ Đặng Hoàng Sơn, Trưởng khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết: “Tôi không rõ thành phần chính xác của nó nhưng được biết tro mù này xuất phát từ nguyên nhân cháy rừng, tro bụi cuốn vào không khí, bị không khí ẩm trộn làm thành sương mù lẫn lớp tro bụi vô. Tro đó khi gặp không khí ẩm sẽ tạo thành dung dịch có tính kiềm, nếu hít phải thường gây ảnh hưởng đường hô hấp khiến nổi mẩn, chảy nước mũi, xuất huyết mũi, hắc xì là nhẹ. Nếu hạt bụi nhỏ đi sâu vào bên trong cơ thể kích thích đường niêm mạc thì có thể viêm phế quản, co thắc phế quản”.
Người dân ra đường nên trang bị khẩu trang, đồ bảo hộ để bảo vệ sức khỏe – Ảnh: Hoài Nhơn
Bác sĩ Sơn khuyên mọi người cần phải lưu ý, nếu cơ địa yếu thì nên tránh những vùng có “mù khô”; đồng thời phải có biện pháp bảo vệ bản thân, vì sáng nào cũng hít phải chất này sẽ kích ứng đường hô hấp gây viêm đường hô hấp trên rồi từ từ viêm hô hấp dưới . Để phòng tránh, nên mang khẩu trang. Hiện nay, nếu “mù khô” nhiều như thế này vào sáng sớm, người dân nên hạn chế ra đường nếu không cần thiết.
Hoài Nhơn
Theo Thanhnien
Bé gái bị xe buýt tông ngưng tim, ngưng thở "hồi sinh" ngoạn mục tại bệnh viện
Mới giữa trưa nhưng nhiều nơi TP. HCM xuất hiện các lớp mù. Lớp mù dày đặc nhìn giống như lớp sương mù nhưng không ẩm ướt mà trong giống như khói bụi.
Khoảng 10h ngày 21/10, khi thời tiết đang nắng nóng, nhiệt độ khoảng trên 34 độ C, nhưng chỉ khoảng 30 phút sau, nhiều quận tại TP. HCM xuất hiện sương mù dày đặc.
Lớp mù xuất hiện dày đặc
Nhìn từ khu vực hầm sông Sài Gòn về phía quận 1, 2, Bình Thạnh...lớp sương mù phủ kín nhiều tòa nhà cao tầng.
Theo ông Hoàng Thiên Trí, hành ngề xe ôm tại khu vực quận 2 cho biết, khoảng gần giờ trưa trời vẫn còn nắng hừng, chỉ trong một thời gian ngắn sau đó thì lớp mù xuất hiện.
Nhìn từ xa, các tòa nhà cao tầng cứ mờ ảo, giống như trời đang mưa lớn vậy. Cách khoảng vài chục mét là nhìn không thấy người.
Cách khoảng vài chục mét là không thấy người
Trước đó, vào ngày 6/10, tại TP. HCM và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ cũng xuất hiện tình trạng lớp mù bao phủ trên diện rộng. Theo ông Đặng Văn Dũng, Phó giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, hiện tượng này không phải là sương mù mà là hiện tượng mù khô.
Ông Dũng cũng cho biết, sở dĩ xuất hiện nạn mù này là do ảnh hưởng khói bụi từ nạn cháy rừng ở Indonesia, lan truyền sang các nước Đông Nam Á, trong đó có nước ta.
Nếu tình trạng ô nhiễm và khói bụi không được cải thiện thì thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều đợt nữa.
Theo_Người Đưa Tin
Cháy rừng ở Indonesia gây hiện tượng mù khô tại Sài Gòn Dữ liệu quan trắc trên biển và đất liền cho thấy hiện tượng mù khô ở TP HCM và Nam Bộ do khói cháy rừng ở Indonesia bay sang. Trao đổi với VnExpress, ông Đặng Văn Dũng - Phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - cho biết, dữ liệu ở các trạm quan trắc khí tượng trên...