Dân Sài Gòn ném cả bàn thờ để tiễn ông Táo về trời
Khi được hỏi vì sao phải ném cả bàn thờ xuống kênh, một người vô tư trả lời: “Vì tiễn ông Táo nên thả luôn, cho ông Táo về cùng nhà của ông. Không xài nữa thì thả”.
Người dân ‘ném’ cá trên kênh Nhiêu Lộc – Ảnh: Vũ Phượng
Hôm nay, 1.2, nhằm ngày 23 tháng Chạp, nhiều người đến các con kênh, sông ở Sài Gòn thả cá chép tiễn ông Táo về trời. Trước đó, từ chiều 31.1, nhằm ngày 22 tháng Chạp, nhiều chợ lớn nhỏ trên địa bàn TP.HCM đã tấp nập mua bán chè trôi nước, cá chép, vàng mã… để cúng tiễn ông Công, ông Táo.
Cá chép đỏ đắt hàng trong ngày 23 tháng Chạp – Ảnh: Bùi Thư
Theo phong tục, sau lễ cúng, người dân sẽ mang cá chép đến các sông, kênh để thả cá như một “phương tiện” để tiễn ông Công, ông Táo về trời.
Nhiều em nhỏ được cha mẹ dẫn đi “thả” cá – Ảnh: Vũ Phượng
Sáng 1.2, tại kênh Tàu Hủ và Nhiêu Lộc (TP.HCM), nhiều người dân đã dừng xe hai bên bờ kênh để thả cá. Nhiều trẻ em cũng được cha mẹ hướng dẫn thả cá và nói về ý nghĩa của việc thả cá chép trong ngày này.
Ném cả lư đèn để tiễn ông Táo – Ảnh: Bùi Thư
Video đang HOT
Vô tư ném cá và đinh ninh rằng chắc chắn cá sẽ sống – Ảnh: Vũ Phượng
Anh Võ Hoàng Nguyên (37 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) cho biết anh dẫn con gái đi thả cá và giải thích ý nghĩa để bé nắm được những phong tục truyền thống mà không cần qua sách vở khô khan.
Vô tư thả cả lư nhang để tiễn ông Táo – Ảnh: Vũ Phượng
Mặc dù nhiều người đã ý thức khi chỉ thả cá và giữ lại túi ni-lông để bỏ vào sọt rác; tuy nhiên, không ít người không chỉ thả cá mà còn ném cả bàn thờ, nhang đèn, lư hương xuống kênh. Khi được hỏi vì sao phải ném cả bàn thờ xuống kênh, một người vô tư trả lời: “Vì tiễn ông Táo nên thả luôn, cho ông Táo về cùng nhà của ông. Không xài nữa thì thả”.
Sáng 1.2, tại kênh Tàu Hủ và Nhiêu Lộc (TP.HCM), nhiều người dân đã dừng xe hai bên bờ kênh để thả cá. Nhiều trẻ em cũng được cha mẹ hướng dẫn thả cá và nói về ý nghĩa của việc thả cá chép trong ngày này.
Sáng 1.2, tại kênh Tàu Hủ và Nhiêu Lộc (TP.HCM), nhiều người dân đã dừng xe hai bên bờ kênh để thả cá. Nhiều trẻ em cũng được cha mẹ hướng dẫn thả cá và nói về ý nghĩa của việc thả cá chép trong ngày này.
Sáng 1.2, tại kênh Tàu Hủ và Nhiêu Lộc (TP.HCM), nhiều người dân đã dừng xe hai bên bờ kênh để thả cá. Nhiều trẻ em cũng được cha mẹ hướng dẫn thả cá và nói về ý nghĩa của việc thả cá chép trong ngày này.
Mặc dù nhiều người đã ý thức khi chỉ thả cá và giữ lại túi ni-lông để bỏ vào sọt rác; tuy nhiên, không ít người không chỉ thả cá mà còn ném cả bàn thờ, nhang đèn, lư hương xuống kênh. Khi được hỏi vì sao phải ném cả bàn thờ xuống kênh, một người vô tư trả lời: “Vì tiễn ông Táo nên thả luôn, cho ông Táo về cùng nhà của ông. Không xài nữa thì thả”.
Mặc dù nhiều người đã ý thức khi chỉ thả cá và giữ lại túi ni-lông để bỏ vào sọt rác; tuy nhiên, không ít người không chỉ thả cá mà còn ném cả bàn thờ, nhang đèn, lư hương xuống kênh. Khi được hỏi vì sao phải ném cả bàn thờ xuống kênh, một người vô tư trả lời: “Vì tiễn ông Táo nên thả luôn, cho ông Táo về cùng nhà của ông. Không xài nữa thì thả”.
Vũ Phượng – Bùi Thư
Theo Thanhnien
Nhà sư thuyết phục người dân thả cá chép không túi nylon
Ngày lễ ông Công ông Táo, các ao hồ lớn ở Hà Nội đều có tình nguyện viên túc trực giúp người dân thả cả chép đúng cách, giữ vệ sinh môi trường. Có sư thầy đến hồ Tây từ sáng sớm hỗ trợ người dân.
Ngày lễ tiễn ông Công ông Táo chầu trời, thượng tọa Thích Tịnh Giác (Trụ trì chùa Phúc Sơn, Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội) có mặt rất sớm tại điểm thả cá bờ hồ Tây bên đường Thanh Niên, để thuyết phục, hỗ trợ người dân thả cá chép sao cho đảm bảo vệ sinh môi trường.
Bằng sự thân thiện, sư thầy được người dân tin cẩn nhờ thả cá. Thầy còn nhiệt tình làm lễ theo mong muốn của gia chủ trước khi thả.
Những người muốn tự tay thả cá được sư thầy tận tình hướng dẫn phóng sinh sao cho đúng cách để cá về với sông nước được khỏe mạnh.
Mỗi lần giúp người dân thả cá, sư thầy không quên thuyết phục họ không thả túi nylon, rác thải mà gom lại một chỗ để nhờ nhân viên vệ sinh môi trường mang đi.
Buổi sáng trợ giúp người dân thả cá của sư thầy Thích Tịnh Giác diễn ra rất vui vẻ với sự hợp tác của người dân. Khách du lịch nước ngoài qua lại chứng kiến cảnh người dân thả cá tỏ vẻ tò mò, sư thầy lại nhiệt tình giới thiệu bằng tiếng Anh ý nghĩa của tục lệ này.
Trên cầu Long Biên, các tình nguyện viên cũng có mặt từ sớm, đứng nhiều giờ trong gió lạnh cầm bảng thuyết phục người dân thả cá đúng cách, không thả kèm túi nylon.
Người dân được các bạn trẻ thuyết phục giao cá cho để thả đúng cách, tránh đổ cá từ trên cầu cao có thể làm cá chết.
Các chép từ túi nylon được thả vào xô rồi ròng dây đưa từ từ xuống mặt nước.
Một số bạn trẻ tình nguyện được giao nhiệm vụ thu gom túi nylon từ dưới sông để tập kết trên bờ, chờ xe vệ sinh môi trường đến dọn.
Đồ thờ cúng không dùng đến cũng được các tình nguyện viên thu gom, không để bị xả bừa bãi xuống dòng sông.
Tại hồ Gươm, các tình nguyện viên cũng túc trực bên mép nước để hỗ trợ người dân tới thả cá.
Ngoài giúp người dân thả đúng cách để cá khỏe mạnh, giữ túi nylon và rác để bảo vệ môi trường hồ, tình nguyện viên còn giúp người dân tránh được nguy hiểm khi tiếp cận mép nước.
Quý Đoàn
Theo VNE
Rác bay phấp phới, cá chết trắng Hồ Tây ngày tiễn ông Công, ông Táo Trong khi ở một góc Hồ Tây, Hà Nội, nhiều người đang say sưa thả cá chép cúng ông Công, ông Táo thì ngay cách đó vài bước chân, cá chết nổi trắng xóa lẫn trong đám rác. Cá chết trắng một góc Hồ Tây trong sáng 1.2 (23 tháng Chạp) trong khi bên cạnh, người dân vẫn đang thả cá chép và...