Dân Sài Gòn đi chợ giúp nhau, chia từng cọng rau con cá, thấy thương sao hết
Đường Bùi Văn Ba, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM đang phong tỏa để tầm soát dịch COVID-19.
Việc đi lại được hạn chế tối đa, những người dân tại đây đã nghĩ ra cách giúp nhau ấm lòng mùa dịch.
Tin nhắn cập nhật hàng hóa cho người dân – Ảnh: DUY NGÂN
“Em ở đường Bùi Văn Ba, chỗ em bắt đầu phong tỏa từ 18h ngày 8-7. Do tình hình dịch bệnh ở đây khá phức tạp, việc giao – nhận thức ăn từ ngoài chốt vào cũng rất hạn chế. Những ngày qua em sống nhờ thức ăn dự trữ trước đó.
Hiện tại việc ăn uống của mọi người chủ yếu nhờ vào một cửa hàng Bách Hóa Xanh, một Satrafood, nhưng hầu như ngày nào mọi người xếp hàng để mua đồ cũng rất đông.
Tình cờ em thấy được một thông báo trên trang Tôi là dân quận 7 bảo ai ở khu vực Bùi Văn Ba thì quét mã QR vào nhóm. Nhóm này tập hợp những người đang ở trong khu vực bị phong tỏa, ai có thức ăn gì hay cần gì thì nhắn tin nhờ mọi người hỗ trợ.
Trong nhóm cũng có một vài người làm ở Bách Hóa Xanh mỗi ngày sẽ thông báo tình hình thức ăn còn lại để mọi người biết được trước khi ra ngoài”, chị Duy Ngân viết gửi cho phóng viên Tuổi Trẻ Online .
Chị Ngân chia sẻ thêm mọi người hoạt động rất tích cực và sẵn sàng giúp đỡ nhau. Có người luộc bắp chia cho bà con, có người mua giúp nhau nước đá, cho nhau bó rau, trái bí, con cá… nói chung rất ấm lòng. Cũng nhờ nhóm mà người dân ở các hẻm cũng biết được tình hình ở các hẻm còn lại.
“Trước đây mọi người không hề biết nhau, nhưng khi vào nhóm mọi người luôn động viên nhau, giúp đỡ nhau, em cảm thấy rất vui và an tâm phần nào. Hy vọng dịch sẽ mau chóng qua đi để cuộc sống được trở lại quỹ đạo vốn có của nó”, chị Ngân bộc bạch.
Video đang HOT
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , anh Nguyễn Thanh Sơn – người quản lý nhóm Zalo này – cho biết trước tình hình người dân không có kênh kết nối, anh và bạn anh đã quyết định lập nhóm này để kết nối mọi người.
Nhóm hiện đang là kênh thông tin chính để bà con trên đường Bùi Văn Ba kết nối trao đổi thông tin mới nhất, như hẻm nào được xét nghiệm, hẻm nào đã xét nghiệm, siêu thị mở hay đóng, tình hình nhận đồ hàng hóa, đặt mua nhu yếu phẩm giúp nhau.
“Tụi mình vẫn đang duy trì nhóm với tiêu chí người dân giúp đỡ nhau trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Không lan truyền tiêu cực, thay vào đó là động viên nhau về tinh thần để vượt qua mùa dịch này. Hộ nào khó khăn có thể nhờ nhóm trao đổi tương trợ nhau.
Thiếu lương thực thì san sẻ cùng nhau. Nhóm cũng dành để kết nối một vài nhà hảo tâm dùng để thông tin về việc đến phát tặng nhu yếu phẩm và thực phẩm cho bà con khó khăn”, anh Sơn nói.
Dịch bùng ra, nhiều điểm phong tỏa để tầm soát dịch bệnh. Cũng chính lúc này tình người Sài Gòn lại thắt chặt hơn bao giờ hết. Những người dân cũng động viên nhau, hàng xóm nhiều ngày không biết mặt tới nay cười xòa khi trao nhau trái bắp luộc, bó rau xanh hay chỉ đơn giản là gói mì.
Dịch bệnh sẽ sớm qua và sau dịch bệnh, tình người lại thắm hơn.
Một hộ dân luộc bắp cho những người xung quanh – Ảnh: DUY NGÂN
Người dân đường Bùi Văn Ba, quận 7 xếp hàng chờ mua nhu yếu phẩm – Ảnh: DUY NGÂN
TP.HCM: Hoa Tết đồng loạt giảm giá... vẫn 'đìu hiu' khách mua
Ngày 30 Tết, nhiều tiểu thương bán hoa ở TP.HCM đồng loạt giảm giá mạnh nhưng vẫn lo lắng không bán hết hoa vì không có khách ghé mua.
Ngày 30 Tết, nhiều mặt hàng vẫn chưa bán xong, nhiều người bán hoa tại TP.HCM quyết định 'xổ hết', giảm đến hơn nửa giá để sớm về nhà ăn Tết.
Ghi nhận của PV VTC News sáng nay (11/2) tại Công viên 23 tháng 9 (Quận 1, TP.HCM), nhiều tiểu thương bán hoa đã đồng loạt giảm giá tới 50% nhưng vẫn ít khách ghé mua.
Ông Hùng (quê Long An) cho biết: "Năm nào vợ chồng tôi cũng đưa hoa lên Sài Gòn bán, nhưng năm nay bán buôn ế ẩm quá. Ngày 30 Tết rồi vẫn rất ít khách ghé mua hoa. Dù đã treo biển giảm giá đến 50%, mà vẫn không bán được. Tôi chỉ mong bán hết hoa để về quê ăn Tết cùng gia đình".
Dù đã treo bảng giảm giá đến 50%, thế nhưng anh Tống Thanh Hiên (quê Bình Dương) vẫn lo lắng không bán hết hoa vì khách ghé mua hoa rất ít. "Tôi đã treo bảng giảm giá từ ngày 29 Tết, nhưng hoa không bán được. Như hoa cúc trước đó tôi bán 1 chậu 120 nghìn đồng, còn hai ngày nay bán 2 chậu 90 nghìn đồng mà rất ít khách đến mua hoa, chủ yếu người ta đến hỏi giá rồi lại bỏ đi", anh Hiên buồn bã nói.
Những chậu hoa cúc được tiểu thương treo bảng giảm giá.
Bà Hương (tiểu thương bán hoa Tết ở Công viên 23 tháng 9, TP.HCM) cho biết: "Như những năm trước, tôi vẫn nhập hoa lan từ Lâm Đồng về Sài Gòn Bán, nhưng năm nay chỉ mong bán đủ vốn chứ khách mua hoa rất ít. Hôm nay đã 30 Tết rồi, nên tôi quyết định giảm giá để còn nhanh chóng về nhà đón Tết cùng gia đình".
Khảo sát nhanh tại khu Trung Sơn (Quận 7, TP.HCM) các tiểu thương bán hoa cho biết đã đồng loạt giảm giá tất cả các loại hoa. Cụ thể, hoa cúc giảm giá đến 50%, hoa giấy giảm khoảng 40% và cây mai giảm khoảng 30%.
Anh Thái Vũ (quê Long An) cho biết: "Tôi chở hoa từ Long An lên Sài Gòn bán 2 địa điểm là Quận 7 và huyện Bình Chánh, tuy nhiên do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 nên buôn bán ế ẩm. Vì thế nên hôm nay tôi giảm giá mạnh hoa cúc chỉ mong lấy lại vốn, còn hoa giấy và cây mai nếu không bán được tôi lại thuê xe vận chuyển về quê chăm để sang năm bán tiếp".
Theo anh Bình (tiểu thương bán hoa ở đường Nguyễn Văn Linh, đoạn qua huyện Bình Chánh) chia sẻ, ế hoa là tình trạng chung của Tết năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. "Vì thế mình lấy hoa từ nhà vườn miền Tây cũng ít hơn năm ngoái. Bán không được năm nay thì năm sau bán tiếp, đành chấp nhận thôi chứ ai cũng chịu ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 như mình mà", anh Bình nói.
Phố ông Đồ ở Sài Gòn chính thức dừng hoạt động vì dịch Covid-19, khẩn trương tháo dỡ dọn dẹp ngay trong đêm Đây là hoạt động vui chơi giải trí đầu tiên ở Sài Gòn phải dừng. Việc dừng hoạt động được thông báo từ chiều ngày 8/2. Tối ngày 8/2, phố ông Đồ, đường mai Tết Tân Sửu 2021 thuộc Lễ hội Tết Việt tại Nhà văn hoá Thanh Niên (quận 1, TP.HCM) chính thức dừng hoạt động để phòng dịch Covid-19. Đây là...