Dân Quảng Ngãi bức xúc vì “khát” nước sạch
Ngay bên công trình cấp nước nhưng người dân thị xã Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi vẫn không có nước sạch để dùng.
Hơn 10.000 hộ dân ở thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đang phải sử dụng nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh từ bao đời nay. Thế nhưng, Dự án cấp nước sinh hoạt được đầu tư 50 tỉ đồng đã hoàn thành lại không phát huy tác dụng.
Ông Nguyễn Thanh Ngọc, ở thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hơn 10 năm sống tại thị trấn này, gia đình ông thường xuyên dùng nước sinh hoạt từ các nhánh suối dẫn về, nhiều lúc bị ô nhiễm rất nặng.
Hệ thống cáp điện do Nhà máy cung cấp nước vẫn chưa hoàn chỉnh
Vào mùa nắng nóng, suối khô kiệt, ông phải đi xin nước uống tại những nhà có giếng đóng, rất vất vả. Gần đây, để có nước sử dụng, ông gom tiền thuê người đóng giếng sâu vài chục mét nhưng đóng không trúng nguồn nước nên “tiền mất, tật mang”.
Lần thứ hai ông đóng giếng sâu hơn 20 mét mới có mạch nước ngầm để sử dụng. Thế nhưng, nguồn nước từ giếng đóng có mùi tanh, lâu ngày chuyển vàng, mảng bám, cặn xuất hiện nhiều, khiến ông Ngọc và nhiều bà con ở thị trấn Di Lăng rất lo lắng. Khi trên địa bàn huyện Sơn Hà được đầu tư Dự án cấp nước sạch, người dân ai cũng mừng nhưng chờ mãi vẫn không thấy nước sạch.
Nguyễn Thanh Ngọc đề nghị: “Dự án chắc lâu lắm mới có. Người dân chưa có nước và cũng rất mong Nhà nước hoàn thành sớm. Làm xong dự án để cho dân có nước dùng”.
Dự án cấp nước sinh hoạt cho người dân thị trấn Di Lăng, huyện miền núi Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi được khởi công xây dựng vào tháng 4/2011, với kinh phí đầu tư hơn 50 tỷ đồng từ nguồn vay của tổ chức JICA (Nhật Bản) và phần đối ứng từ ngân sách của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Công trình do UBND huyện Sơn Hà làm chủ đầu tư.
Video đang HOT
Nhà máy cung cấp nước cho người dân thị trấn Di Lăng có nhiều sai sót nên chậm tiến độ
Đến tháng 10/2013, công trình hoàn thành, đưa vào chạy thử một tháng trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, đến tháng 11/2013, lũ lớn xuất hiện làm hỏng một số hạng mục công trình. UBND huyện Sơn Hà chỉ đạo Ban Quản lý dự án, các nhà thầu thi công khắc phục thiệt hại.
Tháng 4/2014, công trình hoàn thành chuẩn bị nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng không đủ nước thử tải toàn tuyến. Dự án dừng nghiệm thu và tìm giải pháp khắc phục cho đến nay vẫn chưa xong.
Ông Đặng Ngọc Dũng, Bí thư Huyện ủy Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Cán bộ, nhân dân rất bức xúc về dự án chậm tiến độ này. Để khắc phục, Ban Thường vụ Huyện ủy yêu cầu đôn đốc làm việc này.
Mới đây nhất, Ban Thường vụ giao cho UBND huyện kiện toàn củng cố Ban quản lý này. Quyết tâm 30/3 tới phải hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng. Sau khi nghiệm thu đưa vào sử dụng sẽ cho thanh tra, rồi mới kết luận, xử lý”./.
Hà Minh
Theo_VOV
Mưa lũ Quảng Ninh: Dân phải mua 100.000 đồng/khối nước
Do đường ống D800 cấp nước cho TP Hạ Long và Cẩm Phả bị hỏng trong mưa lũ ở Quảng Ninh nên người dân phải mua nước sinh hoạt với giá đắt đỏ.
Do đường ống D800 cấp nước cho TP Hạ Long và Cẩm Phả bị hỏng trong mưa lũ ở Quảng Ninh nên người dân phải mua nước sinh hoạt với giá đắt đỏ.
Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, 70m ống D800 của Nhà máy nước Diễn Vọng (Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh) bị gãy đứt trong mưa lũ ở Quảng Ninh. Sự cố này khiến hai thành phố Hạ Long và Cẩm Phả - nơi nhà máy trên cung cấp nước - bị mất nước. Hơn 85.000 hộ dân trên địa bàn hai thành phố này đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch trầm trọng.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng Giám đốc Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh cho biết, sau khi xảy ra sự cố, công ty đã khẩn cấp tìm mọi biện pháp khắc phục, sửa chữa đường ống bị gãy đứt bằng cách bơm hút nước và bùn ở hố sau đó tiến hành sửa chữa. Tuy nhiên, do mưa lớn vẫn kéo dài trong những ngày qua, cộng với đường ống nằm dưới moong nước sâu nên công tác khắc phục gặp khó khăn. Dù đã khẩn trương huy động toàn bộ nhân lực, vật lực tập trung cho công tác khắc phục sự cố, thi công khẩn cấp một tuyến ống mới dài 920m, cỡ D900, kịp thời đảm bảo việc cấp nước trở lại cho hai địa phương Hạ Long, Cẩm Phả nhưng phải đến ngày 5/8 mới hoàn thành.
"Để phục vụ nước sinh hoạt cho người dân, Công ty thực hiện các giải pháp huy động các trạm bơm nội bộ bơm nước dự phòng từ các giếng ngầm nội bộ của các đơn vị; huy động xe téc cấp nước sạch cho người dân trong lúc chờ khắc phục sự cố. Tuy nhiên, do lượng khách hàng lớn, nguồn nước dự phòng khó đáp ứng đủ nhu cầu cho mọi hộ dân", ông Thanh cho biết.
Ngoài nỗi lo dịch bệnh, người dân đang đối mặt với nỗi lo thiếu nước.
Trong thời gian này, hàng nghìn hộ dân đang trong tình trạng thiếu nước sạch. Để có nước sinh hoạt dùng cho gia đình, nhiều hộ dân đã nhân tiện trời mưa mang xô chậu hứng nước dự phòng. Nhiều hộ khác do nguồn nước sinh hoạt dự trữ đã hết nên họ phải mua của tư nhân với giá đắt đỏ.
Ghi nhận của PV Kiến Thức, tại phường Cao Xanh (TP Hạ Long), nhiều hộ dân đã phải mua nước sinh hoạt dù thời gian mất nước chưa nhiều.
Anh Nguyễn Đình Quân (44 tuổi, trú tại số nhà 147, đường Cao Xanh, tổ 20, phường Cao Xanh, TP Hạ Long) cho biết, do lượng nước dự trữ của gia đình đã hết nên phải mua nước từ bên ngoài để sinh hoạt với giá 500.000 đồng/5 khối nước.
"Dù phải mua nước với giá cao nhưng tôi cũng không biết đơn vị cấp nước bán cho mình là đơn vị nào. Nhờ người quen mới biết họ ở Hà Lầm. Nhưng lượng nước ấy cũng không biết là có sạch hay không", anh Quân cho biết.
"Thời gian tới, khi chưa có nước thì vẫn phải mua nước. Dù nước không rõ có đảm bảo vệ sinh hay không nhưng vẫn phải tiết kiệm nước", anh Quân nói.
Chị Lê Thị Lưu (tổ 17, phường Cao Xanh) cũng chung nỗi lo thiếu nước sạch như các hộ dân ở phường này. Theo chị Lưu, khi mưa lũ, nước ngập nhà chị lên đến 30cm, lượng nước sạch dự trữ còn rất ít, khi dùng hết lượng nước này thì sẽ phải đi mua nước. Gia đình nhiều người sinh hoạt nếu phải đi mua nước thì sẽ tốn nhiều chi phí. Thậm chí, chị Lưu còn lo lắng mua được nước sạch sẽ rất khó khăn.
Người dân phải hứng nước mưa để sinh hoạt.
Trong cơn mưa chiều 30/7, nhiều hộ dân phường Cao Xanh, Hà Lầm, Cao Thắng... của TP Hạ Long đã phải dùng xô chậu và bất cứ đồ vật gì có thể đựng được nước để hứng nước mưa làm nước sinh hoạt.
"Dù biết nước mưa hứng trên nóc nhà xuống không đảm bảo vệ sinh nhưng trong thời điểm này để tiết kiệm chi phí mua nước thì vẫn phải dùng nước mưa", chị Mai Phương, phường Cao Thắng, cho biết.
Trong khi các hộ dân đang lo lắng về nước sinh hoạt thì với những người kinh doanh nước đây lại là một cơ hội tốt để họ kiếm tiền. Dù không đảm bảo vệ sinh nhưng những người này vẫn bán nước với giá lên đến cả trăm nghìn/m3. Và không còn cách nào khác, người dân vẫn phải cắn răng mua nước để chờ ngày sự cố được khắc phục xong.
Hải Ninh
Theo_Kiến Thức
Đường ống nước sạch sông Đà gặp sự cố lần thứ 17 Đường ống nước sạch Sông Đà bị rò rỉ trên đại lộ Thăng Long khiến 70.000 hộ dân bị ảnh hưởng. Ông Trương Quốc Dương, Phó tổng Giám đốc Công ty nước sạch Vinaconex cho hay, ngày 31.12, đường ống dẫn nước sạch sông Đà từ Hòa Bình về Hà Nội lại bị rò rỉ tại Km 22, Đại lộ Thăng Long, đoạn...