Dân quân chở nước về “chữa” khát cho dân
Trong khi mưa lũ đang diễn ra tại nhiều địa phương cả nước, thì lực lượng dân quân tại xã vùng cao Ba Động (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) vẫn phải thường trực dùng xe ba gác vận chuyển nước để “chữa” khát cho dân, khi suốt 2 tháng qua nơi này vẫn chưa có một hạt mưa.
Để có nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày người dân phải đi mua, xin nước về sử dụng. Ảnh: Nguyễn Ngọc
Nắng nóng vẫn kéo dài nhiều ngày qua khiến mạch nước ngầm trên địa bàn Ba Động khô kiệt. Cuộc sống của những người dân vùng cao vốn đã khó khăn ngay trong cái ăn, cái mặc hàng ngày nay lại càng vất vả hơn khi nguồn nước dùng cho sinh hoạt hằng ngày cũng đang cạn khô. Có khoảng 260 hộ dân sinh sống ở 7 thôn thuộc xã Ba Động suốt 2 tháng qua rơi vào tình cảnh “khát” nước sạch trầm trọng.
Theo một số người dân, hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra, chỉ “lặp lại” sau hơn một thập kỷ qua. Nặng nhất phải kể đến các thôn Nam Lân, Bắc Lân, Suối Loa, Hóc Kè… Cảnh người dân phải đi xin, mua từng thùng nước chở về dùng không hiếm gặp.
Lực lượng dân quân vận chuyển nước đến cho các hộ có nhu cầu
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Nữ (trú thôn Nam Lân, xã Ba Động) cho hay, cả giếng khoan lẫn giếng đào của gia đình bà đều đã trơ đáy. Hơn 2 tháng qua, mỗi ngày nhà bà phải chi ra 50 ngàn đồng mua nước nơi khác về trữ trong bồn nhà để nấu ăn, sinh hoạt. “Gia đình tôi phải bỏ tiền thuê thợ khoan giếng sâu tới cả 10 mét nhưng vẫn không có nước. Thậm chí còn đào giếng ngoài sông dẫn vào nhà để tắm rửa, giặt đồ…, nhưng do nguồn nước dơ bẩn quá nên không dám uống”, ông Bùi Phát trú thôn Nam Lân, nói.
Người dân thiếu nước sạch, trong khi nhiều diện tích lúa, cây trồng, rau màu của bà con chuẩn bị thu hoạch cũng bị chết khô, không thể phục hồi buộc người dân phải cắt bỏ cho trâu, cho bò ăn. Ông Võ Văn Trung – Bí thư Đảng ủy xã Ba Động, cho biết nắng hạn đã khiến gần 95 ha lúa vụ hè thu bị thiệt hại nặng nề không thể thu hoạch, người dân chỉ còn cách cắt về cho bò, trâu ăn. Nhiều cây giống được hỗ trợ từ nguồn vốn 30a Chương trình 135 được xem là “cứu cánh” cho đồng bào Hre trong phát triển kinh tế cũng đã chết héo toàn bộ diện tích.
Chính quyền xã Ba Động hiện đang tìm mọi phương án để giải quyết nạn “khát” cho bà con. Theo ông Võ Văn Trung: Xã đã huy động một tiểu đội dân quân thường trực bơm nước từ giếng khoan trong khuôn viên UBND xã vào các thùng chứa cỡ lớn, dùng xe ba gác vận chuyển đến cho các hộ có nhu cầu. Ngoài ra, xã cũng đã vận động những gia đình có nước sạch “chia sẻ” với những hộ không có nhằm hạn chế việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh dễ gây ra dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Anh Trần Hồng Quyền, dân quân thường trực xã Ba Động, cho biết mỗi ngày anh phải chở tới 5-7 thùng nước (loại 2000 lít/thùng) đáp ứng cho khoảng 10-14 hộ dân. Có những nơi đường sá rất khó khăn nhưng với tinh thần tự nguyện giúp dân, anh em vẫn sẵn sàng làm nhiệm vụ.
NGUYỄN NGỌC
Theo TPO
Thành phố Thái Nguyên: Khắc phục hậu quả sau mưa bão
Đợt mưa lớn, dông lốc xảy ra vào đêm ngày 09/9/2019 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã gây thiệt hại về người, tài sản và ngập lụt nhiều hộ dân trên địa bàn. Hiện nay, các địa phương đang nhanh chóng khắc phục hậu quả sau mưa lũ, ổn định đời sống người dân.
Ban chỉ đạo phòng chống lụt báo thành phố trực tiếp xuống cơ sở
Đợt mưa lớn này, tại phường Quang Vinh thành phố Thái Nguyên có tới 150 hộ dân bị ảnh hưởng nặng, đường dân sinh bị ngập có chiều dài 7 km, gần 60 ha lúa và hoa màu ngập úng, sạt lở 300m suối Mỏ Bạch, rất may không có thiệt hại về người. Ngay khi mưa bão xảy ra, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai phường đã tập trung lực lượng để ứng cứu, hỗ trợ người dân khắc phục kịp thời sau mưa bão.
Ông Nguyễn Văn Quảng, Phó Ban Thường trực BCH phòng chống thiên tại, tìm kiếm cứu nạn phường Quang Vinh cho biết: Ngay khi mưa lớn xảy ra, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phường đã phân công nhiệm vụ cho từng thành viên bám sát tình hình tại các tổ dân phố. Đồng thời, huy động lực lượng, phương tiện sẵn sàng để hỗ trợ ứng cứu kịp thời khi có tình huống xảy ra. Ngay khi nước rút, lực lượng dân quân phường đã hỗ trợ các gia đình bị ngập lụt dọn dẹp nhà cửa để ổn định cuộc sống... Cũng trong đợt mưa lớn này, có khoảng 45ha đất trồng lúa, rau màu và hoa của các hộ dân ở phường Túc Duyên, đã bị ngập trong nước. Nhiều tổ dân phố bị ngập cục bộ, nước tràn vào nhà dân cao từ 10-20cm. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của phường đã huy động các lực lượng tại chỗ dùng nhiều cọc tre và hàng trăm bao tải đất để gia cố kịp thời, một điểm đê xung yếu trên tuyến đê bối phường Túc Duyên (đoạn giáp tổ 11, phường Túc Duyên.
Hiện nay, bà con nông dân phường Túc Duyên vẫn đang hàng ngày túc trực trên đồng ruộng, cố gắng tranh thủ nước rút để cứu lại một phần diện tích lúa, hoa màu và hoa các loại đang ngập trong nước.Ông Nguyễn Văn Hoan, Chủ tịch Hội Nông dân phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên cho biết: Hiện nay rau mầu của bà con nhân dân vẫn đang ngập chìm trong biển nước, đã bị hỏng hết. Tôi mong muốn các cấp, các ngành từ thành phố đến địa phương có cơ chế hỗ trợ bà con nông có nguồn vốn đầu tư mua giống để trồng, cấy nhằm đảm bảo cuộc sống... Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn thành phố, tổng thiệt hại toàn thành phố ước khoảng gần 3,7 tỷ đồng. Trong đó, đã có gần 1.500 hộ dân trên địa bàn thành phố do nước tràn vào nhà, 465 ha lúa và hoa màu bị ảnh hưởng nặng, thiệt hại gần 3.000 gia cầm và thủy sản, 52 ôtô bị chết máy, 6 trạm biến áp và cột điện bị hư hỏng...
Một đoạn đường trong lòng thành phố Thái Nguyên bị ngập nước
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố và các xã phường phân công các lực lượng đi kiểm tra chỉ đạo công tác ứng phó và khắc phục thiệt hại theo phương châm "4 tại chỗ"; Huy động các lực lượng tham gia ứng cứu: Lực lượng quân đội; Lực lượng công an phương tiện ô tô, xuồng máy tham gia khắc phục hậu quả, cứu nạn. Đồng thời, tổ chức kiểm kê tài sản thiệt hại và giúp các hộ dân khắc phục tình hình sau mưa lũ, đảm bảo sản xuất và sớm ổ định đời sống.Ông Nguyễn Văn Bảo, xóm 6, xã Phúc Hà, Tp Thái Nguyên chia sẻ: Do trời mưa quá to và nhanh khiến trang trại gà của gia đình tôi ngập gần 1m, làm cho gần 1.00 con gà của gia đình bị chết, ước tính thiệt hại gần 100 triệu đồng. Gia đình mong muốn các cấp các ngành của Nhà nước, tạo điều kiện hỗ trợ gia đình chúng tôi phần nào về nguồn vốn để gia đình đầu tư vào chăn nuôi, khắc phục tổn thất để ổn định cuộc sống.
Những tuyến đường sau khi bị ngập đã được vệ sinh sạch sẽ
Dự báo từ nay đến 12/9 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên vẫn còn mưa lớn, diễn biến phức tạp vì vậy để ứng phó kịp thời, đồng chí Lê Quang Tiến Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo: Cơ quan thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố tham mưu cho thành phố thành lập ban chỉ huy ứng phó và phân lịch trực. Tại các vị trí xung yếu thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ, thông tin và ứng cứu kịp thời; phân công trực, kiểm tra các tuyến Đê. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các địa phương, đặc biệt là các xã, phường ven sông Cầu, sông Công cần chuẩn bị phương tiện, máy móc, lực lượng tại chỗ sẵn sàng xử lý ngay khi có tình huống xảy ra.
Trọng Tài- Văn Tuyến
Theo BVPL
"Hũ gạo Thạch Sanh" chan chứa nghĩa tình ở Ba Vì có gì đặc biệt? Thông qua mô hình "Hũ gạo tình thương" do Ban Chấp hành Hội Nông dân (ND) xã Ba Vì, huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi phát động, ngày càng có nhiều người nghèo ở địa phương được giúp đỡ, phần nào giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Nhiều người đã ví mô hình này như "Hũ gạo Thạch Sanh" chan chứa nghĩa...