‘Dân quân biển’ Trung Quốc được trả 20.000 USD/chuyến đi
Chính quyền Trung Quốc đang đầu tư mạnh cho cái gọi là dân quân biển, nhằm biến lực lượng này thành một mũi nhọn trong mưu đồ xâm lấn Biển Đông.
Trung Quốc đang ráo riết kiểm soát trái phép “chủ quyền” ở Biển Đông, thông qua kế hoạch gây tranh cãi về “xây đảo nhân tạo” trên bãi cạn Scarborough mà Philippines tuyên bố chủ quyền.
Để làm được điều đó, chính quyền Bắc Kinh sẽ dựa vào “dân quân biển” – lực lượng được nhà nước bảo trợ tài chính, hoạt động dưới hình thức là các đội tàu đánh cá. Các ngư dân trên đảo Hải Nam thực chất là “cận vệ” tiền tiêu của Trung Quốc trong ý đồ giành quyền kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông. Hoạt động như là những “du kích biển” dưới vỏ bọc dân sự, số người này có “nhiệm vụ” đổ bộ, chiếm giữ và trợ giúp xây “đảo nhân tạo”. Đó là những thông tin mà hãng tin ABC (Australia) công bố ngày 9/5.
Đằng sau tàu cá là các tàu chấp pháp Trung Quốc trong mưu đồ thâu tóm Biển Đông. Ảnh minh họa themalaymailonline.com
Đa số ngư dân này từ chối trả lời phóng viên ABC, nhưng một thuyền trưởng đã chấp nhận lời đề nghị này và đây là tiết lộ của người mới trở về sau 2 tháng hiện diện trên các “đảo nhân tạo”: “Bọn tôi chẳng đi tới đó nếu Chính phủ không trả khoản tiền trợ cấp 20.000 USD cho mỗi chuyến đi. Thế nhưng để nhận đủ số tiền đó, chúng tôi phải cam kết thực hiện 4 chuyến/năm. Chúng tôi đâu có kiếm tiền từ hoạt động đánh bắt cá”.
Người này cũng thừa nhận rằng, “kiếm sống” bằng cách này quả là mạo hiểm. “Năm 1998, tôi bị phía Philippines bắt giữ ở bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham cùng với 60 người khác trên 4 thuyền cá. Chúng tôi phải ở tù 6 tháng, rồi sau đó Đại sứ quán Trung Quốc trả tiền thì mới được tha” .
Theo thuyền trưởng giấu tên này, Chính phủ Trung Quốc cung cấp và huấn luyện thủy thủ cho khoảng 100 tàu kiểu này. Để thực hiện các chuyến đi xa và dài ngày hơn, gần đây chính quyền còn hiện đại hóa đội tàu cá, với 27 tàu vỏ thép được trang bị hệ thống định vị vệ tinh. “Đoàn tàu” này chuẩn bị lên đường để thực hiện một “nhiệm vụ” quan trọng nhất từ trước đến nay: Đổ bộ, chiếm giữ, xây “đảo nhân tạo” ở bãi cạn Scarborough, cách bờ biển Philippines tầm 230km, nhưng cách mũi gần nhất trên đảo Hải Nam hơn 600km.
Một khi “lập chốt” ở Scarborough, Trung Quốc sẽ sở hữu chuỗi “tam giác sắt” trong mưu đồ kiểm soát Biển Đông, bao gồm các đảo “quân sự hóa”, “đảo nhân tạo” nâng cấp, xây dựng trái phép ở Hoàng Sa (mũi phía bắc), Trường Sa (mũi hướng nam) cũng với tiền đồn trên bãi cạn Scarborough (mũi phía đông) – hãng tin ABC nhận định.
Video đang HOT
Trong kế hoạch “xâm lấn” chủ quyền ở Biển Đông, Bắc Kinh coi trọng vai trò của “dân quân biển” bên cạnh các lực lượng “chính quy” khác là Hải quân, Hải giám, Hải cảnh… Hãng tin Reuters hồi đầu tháng 5/2016 tiết lộ, Trung Quốc đã mở khóa huấn luyện các ngư dân tại đảo Hải Nam, biến họ thành “dân quân” rồi đưa xuống phía nam Biển Đông, mang danh tàu đánh cá. Nhiều tàu kiểu này được trang bị vũ khí hạng nhẹ.
Theo Reuters, những ngư dân tham dự khóa học kéo dài bốn tháng, từ tháng 5 đến tháng 8. Một quan chức giấu tên ở Hải Nam tiết lộ, khóa huấn luyện hoàn toàn miễn phí, gồm các nội dung huấn luyện quân sự cơ bản, tìm kiếm cứu hộ, xử lý thảm họa trên biển, thu thập thông tin về tàu nước ngoài và “bảo vệ chủ quyền” trên biển. Chính quyền Hải Nam còn khuyến khích, hỗ trợ ngư dân chuyển từ tàu gỗ sang tàu vỏ thép thông qua hình thức trợ giá, hỗ trợ tài chính, trang bị miễn phí hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu…
Theo_Kiến Thức
Thua kiện Philippines, Trung Quốc sẽ càng ngang ngược hơn ở Biển Đông?
Nhiều động thái quân sự như vậy rõ ràng có liên quan đến việc Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines trong vài tuần tới.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc hoạt động rất hung hăng trên Biển Đông.
Trang tin Appledaily ngày 7/5 đăng bài viết của tiến sĩ Yết Trọng, Viện nghiên cứu Các vấn đề quốc tế và chiến lược, Đại học Đạm Giang, Đài Loan nhận định về tình hình Biển Đông sau khi Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines.
Theo bài viết, gần đây, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc liên tiếp có các động thái ở Biển Đông. Chẳng hạn, ngày 19/4, Mỹ điều 4 máy bay tấn công A-10C và 2 máy bay trực thăng tác chiến đặc biệt HH-60G cất cánh từ căn cứ không quân Clark của Philippines, biên đội này bay qua vùng trời bãi cạn Scarborough - khu vực Trung Quốc dùng sức mạnh cưỡng đoạt từ tay Philippines vào năm 2012.
Qua đó, Mỹ muốn công khai khẳng định, nếu tình hình Biển Đông xuất hiện nhu cầu, Quân đội Mỹ có khả năng đoạt lại đảo đá. Hiện nay, Mỹ cũng được Philippines mở cửa 5 căn cứ quân sự, trong đó có 1 căn cứ không quân rất gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc đang ra sức quân sự hóa.
Ngày 26/4, Nhật Bản điều tàu sân bay trực thăng Ise lớp Hyuga đi vào vịnh Subic của Philippines. Trước đó, tàu ngầm thông thường Nhật Bản cũng lần đầu tiên quay trở lại Philippines sau 15 năm, đồng thời 2 tàu hộ vệ Nhật Bản cũng tiến vào vịnh Subic, sau đó 2 tàu hộ vệ này còn đến thăm vịnh Cam Ranh Việt Nam.
Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines.
Trung Quốc cũng không chịu thua kém, ngoài công bố thông tin ông Phạm Trường Long, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc đổ bộ trái phép lên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vào ngày 4/5, Bắc Kinh còn điều 6 tàu chiến từ Tam Á, đảo Hải Nam, chở theo lực lượng đặc nhiệm, đến Biển Đông tổ chức một cuộc tập trận liên hợp giữa tàu nổi và tàu ngầm, đồng thời còn tập luyện các hoạt động đánh chiếm đảo đá.
Nhiều động thái quân sự như vậy rõ ràng có liên quan đến việc Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines trong vài tuần tới, hơn nữa kết quả có thể bất lợi cho Trung Quốc.
Những năm gần đây, Mỹ và các nước ven Biển Đông không ngừng lên án yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Các quan chức và học giả chống lại yêu sách của Trung Quốc cho rằng, việc phủ định yêu sách này sẽ có thể làm cho Trung Quốc mất đi căn cứ để triển khai hành động, thậm chí sẽ phải nhượng bộ.
Nhưng, theo tiến sĩ Yết Trọng, nếu phán quyết gây bất lợi cho Trung Quốc, làm cho "hiện trạng" hiện nay bị phá vỡ, Trung Quốc sẽ chỉ áp dụng các hành động được ông này nói là "tích cực" nhưng thực ra là ngang ngược hơn, chẳng hạn, kết hợp giữa đe dọa vũ lực với "ngoại giao cưỡng chế" (phô diễn vũ lực), tìm cách tạo ra hiện trạng mới có lợi cho Trung Quốc.
Yết Trọng cho rằng, các hành động (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm gần đây chịu ảnh hưởng của quan niệm an ninh mang tính "phòng ngự". Bắc Kinh có thói quen lấy quan niệm lãnh thổ đất liền để nhìn nhận đối với biển, có ý đồ kiểm soát các vùng biển xung quanh giống như đất liền.
Tổng thống Philippines.
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề chủ yếu nhất trong "quốc phòng" của Bắc Kinh chính là "ngăn địch ở ngoài cửa nhà", đồng thời đề phòng các cường quốc bên ngoài tận dụng mâu thuẫn nội bộ để uy hiếp. Để đạt mục tiêu này, Trung Quốc cho rằng, cần thiết xây dựng "vùng đệm chiến lược" ở duyên hải đông nam và Biển Đông.
Về Biển Đông, theo nhận định của nhà nghiên cứu Yết Trọng, trong ngắn hạn, Trung Quốc muốn tăng cường giám sát các hoạt động của máy bay, tàu chiến trên Biển Đông, ngăn chặn tàu nước ngoài do thám căn cứ quân sự ở đảo Hải Nam, đặc biệt là các động thái của tàu ngầm Trung Quốc.
Về lâu dài, Bắc Kinh muốn từng bước thiết lập kiểm soát, đẩy lùi các hoạt động quân sự của nước khác ra bên ngoài, thu hẹp phạm vi hoạt động quân sự của các nước khác để xây dựng "vùng đệm" và thiết lập quy tắc trò chơi mới có lợi cho Trung Quốc.
Nhưng, Bắc Kinh cơ bản sẽ không ngăn cản các tuyến đường thương mại ở Biển Đông, đồng thời sẽ giữ kiềm chế đối với các đảo đá mà các nước khác đang nắm giữ ở Biển Đông, cùng lắm thì sẽ "đấu" nhau, chứ không "phá vỡ" - Yết Trọng nhận định.
Với sự cân nhắc này, theo tiến sĩ Yết Trọng, "chủ quyền" vốn chỉ là biểu tượng hoặc là công cụ đoàn kết nội bộ của Bắc Kinh. Nhưng, công cụ này lại có tính nhạy cảm, một khi bị Mỹ-Nhật hợp sức phá vỡ, Bắc Kinh có thể bị ép buộc phải sử dụng "ngoại giao cưỡng chế", kết hợp giữa tàu cá, cảnh sát biển với quân đội, chủ động lợi dụng tranh chấp hoặc khủng hoảng, ép buộc các đối thủ đưa ra các thỏa hiệp có lợi cho Bắc Kinh, nhưng sẽ cố gắng tránh gây ra xung đột vũ trang.
Mục đích của Bắc Kinh là tìm cách cải thiện vị thế pháp lý, ngoại giao hoặc chiến lược trong tranh chấp, chứ sẽ không tìm cách giải quyết triệt để. Nói cách khác, mục tiêu của Trung Quốc là "theo đuổi một hiện trạng mới tương đối có lợi", sau đó tiếp tục "gác lại".
Vì vậy, phán quyết của Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc nếu bất lợi cho Bắc Kinh, tình hình Biển Đông không những sẽ không diễn biến theo xu hướng yên ổn, trái lại sẽ càng trở nên bất ổn hơn do Bắc Kinh (báo thù bằng cách) tiến hành đáp trả cứng rắn.
Theo VietTimes
Philippines mong muốn tân lãnh đạo kiên quyết vụ Biển Đông Ngư dân Philippines mong muốn tân Tổng thống sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Ngày 9/5 tới, bầu cử Tổng thống Philippines sẽ diễn ra. Cuộc bầu cử này hiện thu hút dư luận quốc tế, một phần vì Manila đang đối đầu với Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Tông. Trước thềm...