Dân quân biển của Trung Quốc nguy hiểm hơn cả tên lửa
Trả lời phỏng vấn Báo NTNN, Thiếu tướng Lê Văn Cương- nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an) cho rằng, việc Trung Quốc đưa tên lửa vào BiểnĐông không nguy hiểm bằng việc họ đang dân sự hoá lực lượng vũ trang trên biển.
Trung Quốc thay đổi quan điểm về BiểnĐông?
Thưa Thiếu tướng, tại Hội nghị các bộ trưởng ASEAN và Diễn đàn An ninh khu vực vừa kết thúc tại Malaysia tuần qua, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố Bắc Kinh sẽ ngừng cải tạo đảo trên Biển Đông. Dư luận đã rất hoài nghi về tuyên bố này?
Trung Quốc đang đầu tư tiềm lực cho lực lượng dân quân biển. (Ảnh:I.T)
- Có thể nói, 2 sự kiện nổi bật nhất trong hội nghị các bộ trưởng ASEAN mà cộng đồng quốc tế rất quan tâm đó là Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có bài phát biểu rất mềm mỏng với tinh thần tích cực. Những câu từ trong bài phát biểu đã toát lên tinh thần hữu nghị, thể hiện rằng Trung Quốc muốn ASEAN tiến đến hiệp định hợp tác; Trung Quốc ngừng cải tạo đảo trên Biển Đông, Trung Quốc muốn thúc đẩy hợp tác hoà bình, phát triển vì an toàn, an ninh khu vực…
Tuyên bố này xét trên phương diện hình thức, những câu chữ viết ra đều mang chiều hướng tích cực với mong muốn tạo ra những phản ứng tích cực từ thế giới. Có thể nói, nhìn chung cộng đồng quốc tế, các học giả trong và ngoài nước cho rằng, Trung Quốc đã có ý thay đổi quan điểm về vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, các học giả, các nhà nghiên cứu Trung Quốc phân tích kỹ hơn thì thấy rằng, xung quanh tuyên bố của Trung Quốc vẫn còn nhiều điều cần phải làm rõ.
Trước hết, chúng ta đặt câu hỏi, động lực nào khiến Trung Quốc có những phát biểu như vậy? Tôi cho rằng, bài phát biểu của ông Vương Nghị diễn ra trước chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là chuyến đi đặc biệt quan trọng của ông Tập Cận Bình, có thể nói rằng, một phần sự nghiệp chính trị của ông Tập Cận Bình là phụ thuộc vào chuyến đi này. Giới chức của Trung Quốc cho rằng, ông Obama là Tổng thống Mỹ dễ chịu nhất từ trước đến nay, mà thời gian tại vị của ông Obama không còn nhiều.
Ý đồ của Trung Quốc là vào chuyến thăm diễn ra trong tháng 9 tới này, Mỹ- Trung sẽ ký tuyên bố chung, trong đó cam kết không đối đầu, không can thiệp công việc nội bộ của nhau ít nhất là trong một thập kỷ tới. Vì đây là chuyến đi đặc biệt quan trọng liên quan đến sinh mệnh chính trị nên ông Tập Cận Bình cần phải có bước dọn đường hoàn hảo. Tháng 6 vừa qua, Trung Quốc cũng đã từng tuyên bố ngừng các hoạt động cải tạo đảo trên Biển Đông. Tuyên bố ở thời điểm đó thực chất là để dọn đường cho đối thoại Trung- Mỹ diễn ra ngày 23, 24.7. Sau đó, các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc tiếp tục có những hoạt động cải tạo.
Lần này, Trung Quốc cũng tuyên bố ngừng cải tạo đảo, thực chất là để mở đường cho chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình. Cho dù Ngoại trưởng Vương Nghị có quan điểm “diều hâu” đến mấy thì ông Tập Cận Bình vẫn muốn ông Nghị hạ giọng mềm mỏng hơn, để sắp tới ông Tập Cận Bình gặp Tổng thống Obama mới có nội dung để nói rằng: “Các ông thấy đấy, chúng tôi đã hoà giải với ASEAN”.
Tôi cho rằng, nếu như hội nghị này diễn ra sau chuyến đi của ông Tập Cận Bình thì chắc chắn Trung Quốc sẽ không tích cực đến như vậy. Đây là một thủ thuật, thủ đoạn ngoại giao để phục vụ một âm mưu, mục đích khác.
Video đang HOT
Trung Quốc đã cam kết cả trăm lần, nhưng họ không bao giờ làm đúng như cam kết. Tuy vậy, chúng ta vẫn phải hoan nghênh tinh thần tích cực của Trung Quốc khi đưa ra tuyên bố như vậy. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tỉnh táo và đừng quá tin vào lời tuyên bố của Trung Quốc.
Sự đột phá bất ngờ
Cũng tại 2 hội nghị nói trên, mặc dù Biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự của ASEAN, nhưng giờ chót, khối đã đưa ra được tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông. Phải chăng điều này chứng minh rằng, sự đồng thuận, thống nhất trong ASEAN đã vượt qua những ý kiến trái chiều đơn lẻ?
- Đúng vậy. Trước đây, tại các hội nghị cấp cao của ASEAN, các nước có vẻ lảng tránh vấn đề Biển Đông. Nhưng hội nghị lần này đã tạo ra sự đột phá bất ngờ. Bản thân tôi cũng bất ngờ về tuyên bố chung về các vấn đề Biển Đông. Bản tuyên bố rõ ràng, rành mạch nói về sự quan ngại của ASEAN đối với vấn đề Biển Đông. Đây là bước đi tích cực, năng động, thể hiện rằng, dù đâu đó, ai đó trong ASEAN còn có tiếng nói trái ngược, nhưng sự thống nhất, đồng thuận và đoàn kết cao đã làm chủ tình thế và những xu thế đi ngược dòng sẽ bị thất bại.
Có thể nói rằng, để có được tuyên bố chung về Biển Đông, công đầu thuộc về Malaysia- nước chủ nhà giữ chức Chủ tịch ASEAN lần này. Malaysia đã đóng vai trò quan trọng, có tính quyết định khi đưa ra tuyên bố chung này. Chúng ta đánh giá cao vai trò của Chính quyền Kuala Lumpur, hoan nghênh bạn đã có những thay đổi tích cực này. Nhưng cũng phải hiểu rằng, có hai động cơ để Malaysia làm điều này.
Thứ nhất là giải quyết vấn đề nội bộ bên trong Malaysia. Chính phủ nước này đang đối mặt với sự phản đối của nhân dân và phe đối lập cho rằng phản ứng của Chính phủ đối với những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông là chưa thoả đáng. Phe đối lập ở Malaysia cho rằng, chính sách thân thiện quá mức đối với Trung Quốc đã để Bắc Kinh chi phối cả nền kinh tế của Malaysia. Động thái tích cực của Malaysia tại hội nghị lần này cũng nhằm để làm dịu bớt căng thẳng từ bên trong.
” Việc Trung Quốc đưa tên lửa vào vùng biển này không nguy hiểm bằng việc họ đang dân sự hoá lực lượng vũ trang trên biển. Đây thực chất là một đội quân “công nhân đánh cá”, núp bóng dưới vỏ bọc là ngư dân và tàu quân sự sơn màu tàu dân sự, nhưng họ lại có khả năng tác chiến và nổ súng trong bất cứ trường hợp cần thiết nào”.
Thiếu tướng Lê Văn Cương
Thứ hai là tác động từ Mỹ và Nhật Bản. Không thể phủ nhận rằng, Malaysia phát triển như hôm nay là nhờ phần lớn vào sự hợp tác với Mỹ, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu (EU). Hiện nay, Mỹ, Nhật và EU rất quan tâm về vấn đề Biển Đông và đều bày tỏ sự quan ngại về những hành động của Trung Quốc trên vùng biển này.
Mỹ đang cho thấy ngày càng cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông. Những tuyên bố mạnh mẽ của Mỹ liệu có làm cho Trung Quốc “phá sản” các kế hoạch đưa tên lửa vào Biển Đông hay dân sự hoá lực lượng vũ trang trên biển hay không thưa ông?
- Phải nói rằng, tuyên bố của Mỹ về Biển Đông là nhất quán. Mỹ phản đối các hoạt động làm thay đổi hiện trạng, quân sự hoá trên Biển Đông và các hoạt động làm ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng hải trên vùng biển này. Những phản đối của Mỹ mang tính răn đe đối với Trung Quốc. Dù không thể ép buộc Bắc Kinh nhưng thái độ cứng rắn của Mỹ cũng khiến Trung Quốc phải điều chỉnh và dè chừng.
Trung Quốc đang có nhiều ý đồ và kế hoạch để độc chiếm Biển Đông. Việc Trung Quốc đưa tên lửa vào vùng biển này không nguy hiểm bằng việc họ đang dân sự hoá lực lượng vũ trang trên biển. Đây thực chất là một đội quân “công nhân đánh cá”, núp bóng dưới vỏ bọc là ngư dân và tàu quân sự sơn màu tàu dân sự, nhưng họ lại có khả năng tác chiến và nổ súng trong bất cứ trường hợp cần thiết nào. Tôi cho rằng, Trung Quốc sẽ làm “hạm đội dân quân biển” này. Đây là thủ đoạn cực kỳ nguy hiểm mà các nước ASEAN khó đối phó.
Còn về khả năng đưa tên lửa vào Biển Đông, điều này cũng có thể xảy ra, nhưng Trung Quốc còn phải dè chừng Mỹ. Trong trường hợp nó xảy ra, tên lửa của Trung Quốc cũng không có gì đáng sợ. Tên lửa của Mỹ và đồng minh Philippines hay một số nước ASEAN khác còn lợi hại hơn tên lửa của Trung Quốc nhiều.
Xin cảm ơn Thiếu tướng!
Đăng Thúy (thực hiện)
Theo Dân Việt
ASEAN ra Tuyên bố chung, quan ngại sâu sắc vấn đề Biển Đông
Ngoại trưởng các nước ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về những biến động gần đây và có chiều hướng tiếp tục ở Biển Đông, làm ảnh hưởng an ninh và sự ổn định của khu vực này.
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 kết thúc ở Malaysia - Ảnh: Reuters
Đó là nội dung của bản Tuyên bố chung được các ngoại trưởng ASEAN đưa ra ngày 6.8 để kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày ở Malaysia. Tuyên bố chung dài 28 trang được đăng tải trên trang web của ASEAN, đề cập nhiều lĩnh lực hợp tác của các nước thành viên và với các quốc gia đối tác.
Vấn đề Biển Đông, theo Tuyên bố, được nhiều ngoại trưởng quan ngại với việc cải tạo đất ở nhiều đảo, bãi đá, gây ra tranh cãi giữa các bên tranh chấp. Điều này đang làm xói mòn lòng tin, sự tin tưởng giữa các bên, làm tăng căng thẳng và có thể đe dọa hòa bình, an ninh và cả sự ổn định của Biển Đông.
Các ngoại trưởng của ASEAN không đề cập trực tiếp tên Trung Quốc trong Tuyên bố chung, nhưng giới quan sát đều hiểu ASEAN đang nói đến Trung Quốc, nước thực hiện các hoạt động khai hoang, xây đắp phi pháp trên 7 đảo chiếm của Việt Nam. Chính Bắc Kinh làm cho hội nghị của ASEAN và Đông Á nóng lên vì Biển Đông.
Bản Tuyên bố kêu gọi các bên tuân thủ những cam kết trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), kiềm chế các hoạt động, tránh làm phức tạp tình hình, leo thang căng thẳng và tránh đe dọa, sử dụng vũ lực. Bản Tuyên bố kêu gọi thực hiện theo UNCLOS.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc gặp ở Malaysia - Ảnh: Reuters
Các ngoại trưởng thúc giục hoàn tất Bộ qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) bằng cách tăng cường tham vấn giữa các bên. Các ngoại trưởng nhất trí với đề xuất của Indonesia thành lập đường dây nóng ở cấp chính phủ giữa ASEAN và Trung Quốc để giải quyết những vấn đề cấp bách bằng cách can thiệp kịp thời để tránh đối đầu, xung đột ở Biển Đông.
Tuyên bố chung được các thành viên tranh cãi gay gắt trước khi đạt được sự thống nhất vào thời điểm cuối cùng của ngày 6.8. Tranh cãi xoay quanh việc ASEAN nên có phản ứng mạnh với mức độ như thế nào trước hành động gây hấn của Bắc Kinh: mở rộng đảo, xây dựng căn cứ quân sự ở vùng biển đang tranh chấp, theo AFP.
Tuy nhiên, điều này lại không được đề cập trong bản Tuyên bố chung như kỳ vọng, dù đó là nội dung chiếm trọn các cuộc họp của ngoại trưởng ASEAN cũng như của ASEAN với các đối tác. Trước những hành động gây hấn của Trung Quốc, AFP cho hay ASEAN gần như &'cạn kiệt' sự kiên nhẫn từ mấy năm qua, yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt cải tạo đất, xây dựng ở Biển Đông.
Dù Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố trong cuộc gặp với các ngoại trưởng ASEAN rằng Bắc Kinh đã ngưng cải tạo đất, xây dựng, nhưng không có nhiều nước thành viên trong ASEAN cũng như Mỹ cho rằng những tuyên bố của Bắc Kinh thông qua ông Ngoại trưởng là đáng tin cậy.
Ngoài những vấn đề của khu vực và Biển Đông, Tuyên bố chung của các ngoại trưởng ASEAN cũng đề cập đến tình hình ở Trung Đông, bán đảo Triều Tiên và vấn đề hạt nhân Iran.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Thủ tướng Malaysia: ASEAN cần 'quyết liệt' về Biển Đông Thủ tướng Malaysia Najib Razak kêu gọi các nước trong ASEAN cần quyết liệt hơn trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Thủ tướng Malaysia Najib Razak phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần 48 - Ảnh: Reuters "Đã đến lúc ASEAN cần phải có vai trò tích cực hơn trong việc giữ gìn an ninh khu...