Dân Quận 1 bắc thang leo vào nhà sau khi dỡ bậc tam cấp cao cả mét
Nhiều cửa hàng kinh doanh, hộ gia đình sinh sống trên đường Chu Mạnh Trinh, Quận 1, TPHCM đang “loay hoay” tìm đủ mọi cách để leo vào nhà sau khi tự nguyện phá bậc tam cấp chìa ra vỉa hè.
Hầu hết các hộ dân ở đây đều tự xây sửa nhà mình một cách tự phát, nâng cao nền để phòng việc cốt đường cũng nâng dần lên, nên tam cấp làm dẫn vào nhà phải lấn ra vỉa hè… Chính vì thế, sau chủ trương lập lại an toàn, trật tự hè phố của TPHCM, các gia đình tự phá bỏ những phần xây dựng lấn chiếm vỉa hè… Khi đó, căn nhà rơi vào tình trạng dở khóc, dở cười với những thế hiểm, “có 1 không 2.
Nhiều gia đình có nền nhà cao hơn vỉa hè hơn 1 mét khiến người dân phải dùng ghế, ván gỗ và đủ loại nhiều vật liệu khác để làm thang tạm leo lên nhà. Vất vả nhất là người già và trẻ nhỏ khi phải leo lên leo xuống khi muốn ra vào nhà. Nhiều hộ dân khóa trái cửa, chuyển đi nơi khác buôn bán.
Bà Dương Thị Ngọc Xiểm (66 tuổi) cho biết: “Gia đình tôi tự nguyện phá bỏ bậc tam cấp để trả lại vỉa hè nhưng từ khi phá xong, cả nhà gặp khó khăn với việc lên xuống nhà. Nhà chỉ có 2 vợ chồng già, nền nhà lại cao hơn vỉa hè 1,3 mét nên việc di chuyển lên xuống để vào nhà trở nên khá nguy hiểm”.
Không có bậc thang lên xuống, xe cộ của các hộ dân phải mang đi gửi nơi khác, thậm chí có gia đình đã tính đến giải pháp tình thế là dùng nhiều xích, ổ khóa để khóa và móc xe lại sát vách nhà vào mỗi tối…
Nhiều cửa hàng kinh doanh, hộ dân sống trên đường Chu Mạnh Trinh (quận 1, TPHCM) vất vả vì nền nhà cao hơn vỉa hè hơn 1 mét sau khi cơ quan chức năng phá bỏ bậc tam cấp lấn ra vỉa hè.
Các hộ dân phải dùng ván gỗ, ghế để làm tạm bậc tam cấp leo vào nhà.
Gia đình bà Dương Thị Ngọc Xỉm (66 tuổi) đã sống hơn 30 năm ở đây. Nền nhà bà Xỉm cao hơn vỉa hè 1,3 m.
Video đang HOT
Người già, trẻ nhỏ mỗi lần muốn vào nhà phải nhờ người giúp mới không sợ bị té.
Việc buôn bán của các hộ kinh doanh gặp bất tiện và giảm thu nhập đáng kể.
Bà Nguyễn Thị Ty (54 tuổi) cho biết: “Từ khi không còn bậc tam cấp, tôi ít dám lên xuống nhà vì sợ bị té”.
Bà Sáu, 82 tuổi ngồi trên chiếc kệ sắt cúi người quét dọn vỉa hè ngổn ngang đất đá.
Nhiều gia đình phải đóng cửa đi nơi khác, hoặc mở lối đi phía sau nhà để thuận tiện cho việc đi lại.
Nền nhà quá cao lại không có bậc tam cấp, các hộ dân phải mua xích sắt về khóa xe lại để sát vào vách nhà để chống mất trộm.
“Già rồi nên leo trèo cũng vất vả lắm, chưa biết phải làm sao để lên xuống cho thuận tiện đây”, bà Sáu 82 tuổi, chia sẻ.
“Tôi là đàn ông mỗi lần đi làm về leo lên nhà còn khổ, huống gì mấy bà già, bọn nhóc”, anh Thành cho biết.
Mỗi lần muốn lên xuống bán hàng, bà Sáu phải bò bằng cả tay và chân cho an toàn.
Không được xây dựng bậc tam cấp, các hộ dân đang loay hoay tìm cách khắc phục khó khăn để ổn định cuộc sống lâu dài.
Việc buôn bán của các hộ kinh doanh thưa khách sau khi đập bỏ tam cấp.
Theo Dân Trí
Cả gia đình phản ứng đội "giải cứu vỉa hè" do ông Đoàn Ngọc Hải dẫn đầu
Trong buổi làm việc của ông Đoàn Ngọc Hải và lực lượng chức năng, một tình huống đầy bất ngờ và ngán ngẩm đã xảy ra khi người phụ nữ mặc đồng phục của công ty Vinasun phi xe máy ngược chiều trên vỉa hè nơi ông Hải đứng, cái kết của câu chuyện này còn khiến dư luận lo sợ hơn nữa về ý thức của người dân.
Chiều ngày 19/3, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó chủ tịch UBND quận 1 lại tiếp tục cùng Đội QLTTĐT, Cảnh sát trật tự, CSGT, xuống đường kiểm tra, lập lại trật tự vỉa hè.
Đáng chú ý trong lúc các lực lượng chức năng đang tháo dỡ công trình lấn chiếm vỉa hè trên đường, một nhân viên hãng taxi Vinasun điều khiển xe gắn máy chạy ngược chiều trên vỉa hè lập tức bị ông Hải chỉ đạo lập biên bản xử phạt.
Mặc dù người này khóc lóc, năn nỉ rồi phản ứng quyết liệt với nhiều hành động chống đối, song lực lượng chức năng vẫn cương quyết thực hiện cưỡng chế, cẩu xe về quận xử lý.
Vụ việc càng trở nên căng thẳng hơn nữa khi cô gái này kêu gọi người thân chống đối bằng cách đưa ra những lời vu khống lực lượng thi hành công vụ đã tấn công cô - một hành động thiếu ý thức của cá nhân khiến cho nhiều nhân chứng lắc đầu ngao ngán. Tuy nhiên, đây sẽ là một miếng mồi béo bở cho những đối tượng xấu tạo nên thông tin xuyên tạc nhắm vào "chiến dịch đòi lại vỉa hè cho người đi bộ" đầy tính nhân văn hay hành động quyết liệt, mạnh mẽ của chính quyền.
Nữ nhân viên taxi Vinasun cản trở lực lượng chức năng khi bị lập biên bản sai phạm chạy xe trên vỉa hè
Thiên Lý (Tổng hợp)
Theo NTD
Lần đầu tiên Sài Gòn có Phố hàng rong hợp pháp Vỉa hè đường Nguyễn Văn Chiêm (cạnh Nhà văn hóa Thanh niên) và Công viên Bách Tùng Diệp được thí điểm mô hình Phố bán hàng rong, có quản lý. Chiều 20/3, báo cáo với UBND TP HCM về đề án kinh doanh vỉa hè, Chủ tịch UBND quận 1 Trần Thế Thuận cho biết, sau 2 tháng triển khai chiến dịch lập...