Dân phòng có được yêu cầu người vi phạm giao thông dừng xe?
Tôi để ý cứ tầm giờ đi làm về ở trong ngõ nhà tôi lại có khoảng 4,5 chú dân phòng đứng ở đầu ngõ để bắt những người vi phạm giao thông như các lỗi không đội mũ bảo hiểm hay đèo 3… mà không có sự xuất hiện của công an phường hay cảnh sát giao thông. Xin hỏi việc làm của những chú dân phòng như thế có đúng với quy định của pháp luật không?
Xin trả lời câu hỏi như sau:
Theo quy định, lực lượng CSGT Đường bộ là lực lượng chính có quyền kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. Những CSGT này là những người đã được cấp biển hiệu và giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an, phải mang theo giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ và xuất trình khi có yêu cầu; phải đeo biển hiệu khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, Nghị định số 27/2010/NĐ-CP cũng quy định trong trường hợp cần thiết, các lực lượng cảnh sát khác (cảnh sát trật tự; phản ứng nhanh; cơ động; cảnh sát bảo vệ; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) và công an xã, phường, thị trấn được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, ATGT đường bộ theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Video đang HOT
Như vậy, lực lượng cảnh sát và công an xã, phường, thị trấn khi được huy động phối hợp với CSGT Đường bộ theo kế hoạch đã được phê duyệt mới được quyền dừng phương tiện tham gia giao thông.
Đối chiếu với quy định trên, trong trường hợp của bạn, dân phòng yêu cầu người vi phamj dừng xe là sai quy định. Khi đó, những người vi phạm không phải chấp hành hiệu lệnh dừng xe trên.
Nếu lực lượng này vẫn cố tình thực hiện sai thẩm quyền thì bạn có quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Theo Đời sống Pháp luật
Hơn 1.300 CSGT không nhận mãi lộ
Đó là con số sơ kết 6 tháng đầu năm 2014 của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (C67), Bộ Công an vừa công bố ngày 12/6.
Theo Thiếu tá Phạm Quang Huy, Trưởng phòng Hướng dẫn luật và điều tra, xử lý tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt (P3), C67, 6 tháng đầu năm 2014, lực lượng CSGT đã tích cực chủ động trong công tác tham mưu, xây dựng các văn bản chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), mặt khác đã tích cực huy động tối đa lực lượng phương tiện tổ chức triển khai nghiêm túc, đồng bộ các biện pháp công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt. Do vậy, 6 tháng đầu năm 2014 tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt đã giảm cả 3 mặt về số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm 2013.
Cụ thể, tính từ ngày 16/11/2013 đến ngày 15/5/2014, cả nước xảy ra 12.855 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 4.588 người, bị thương 12.821 người, so với cùng kỳ năm 2013, giảm 2.674 vụ, giảm 17,2%, giảm 419 người chết, giảm 3.167 người bị thương.
"Nguyên nhân tai nạn giao thông chủ yếu vẫn là chạy quá tốc độ, đi không đúng phần đường, làn đường, sử đụng rượu bia", Thiếu tá Huy cho hay.
Thiếu tá Phạm Quang Huy, Trưởng phòng Hướng dẫn luật và điều tra, xử lý tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt.
Bên cạnh đó, Lực lượng CSGT đã chủ động đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông, nhất là tội phạm về ma túy, buôn lậu, tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ trái phép và chống lại cảnh sát khi thi hành công vụ nên đã đạt được những kết quả tích cực, không xảy ra đua xe trái phép, trong quá trình thực thi nhiệm vụ cán bộ, chiến sỹ cơ bản chấp hành nghiêm điều lệnh Công an nhân dân và quy trình công tác.
Công tác tổ chức lực lượng liên ngành kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm chở hàng quá trọng tải, nhất là từ ngày 1/4/2014, triển khai đồng loạt trong toàn quốc đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp vận tải, chủ hàng, chủ xe, lái xe chấp hành quy định về vận tải đường bộ, tình trạng xe ô tô chở quá trọng tải đã có chuyển biến. Ngoài việc triển khai lực lượng liên ngành theo kế hoạch trên, lực lượng CSGT cả nước đã tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý các xe ô tô chở quá trọng tải.
Các trạm kiểm tra tải trọng xe liên ngành đã dừng, kiểm tra 44.531 xe ô tô, phát hiện và lập biên bản 16.418 trường hợp vi phạm, phạt tiền 46,3 tỷ đồng, tạm giữ 368 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 9.132 trường hợp.
Ngoài ra, thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm riêng lực lượng CSGT đã kiểm tra xử lý 147.994 xe ô tô tải, trong đó phát hiện, lập biên bản 40.368 trường hợp vi phạm chở hàng quá tải trọng, phạt tiền 88 tỷ đồng, tạm giữ 1.562 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 18.172 trường hợp.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản 2.584.905 trường hợp vi phạm TTATGT đường bộ, phạt tiền 1.470 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe 138.675 trường hợp, tạm giữ 313.473 phương tiện các loại.
Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, lực lượng CSGT đã bắt 439 đối tượng phạm pháp hình sự, trong đó 109 đối tượng vận chuyển, tàng trữ trái pháp chất ma túy, 2 đối tượng truy nã, 118 đối tượng trộm cắp, 29 đối tượng cướp, 42 đối tượng tàng trữ trái phép vũ khí, thu 19 bánh heroin, 6.685 gram heroin, 5.4 viên ma túy tổng hợp, 11 khẩu súng và 522 viên đạn, 180 kg thuốc nổ, 100 kíp nổ, 848 kg pháo... Kiểm tra phát hiện 691 vụ vận chuyển hàng cấm, hàng trốn thuế giao cho cơ quan chức năng xử lý.
"Cũng trong 6 tháng đầu năm, có 1.369 lượt cán bộ chiến sỹ liêm khiết không nhận mãi lộ, thu 102 triệu đồng. Công tác phòng chống tiêu cực trong khi thi hành công vụ của lực lượng CSGT đường bộ, đường sắt làm quyết liệt, chỉ đạo chặt chẽ, góp phần xây dựng lực lượng, nâng cao hiệu quả công tác", Thiếu tá Huy nhấn mạnh.
Theo Xuân Hải (Infonet.vn)
CSGT tìm nhà cho cụ ông đi lạc Phát hiện một cụ ông lập cập bước đi trên vỉa hè với dáng vẻ hoảng hốt, CSGT đã tới hỏi han sự tình và được biết người này đi lạc, không nhớ đường về nhà. Sự việc được tổ công tác Đội CSGT số 4, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt CATP Hà Nội phát hiện vào khoảng 9h ngày 27...