Dân phố Việt rộ phong trào nuôi “ếch ngoài hành tinh”
Mới xuất hiện ở Việt Nam mấy năm trở lại đây nhưng loài ếch kiểng có tên Pacman đang khiến giới trẻ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM mê mẩn, đua nhau mua nuôi.
Một chú ếch màu vàng sọc khá dễ thương được anh Tân bán giá khoảng gần 1 triệu đồng/con.
Là chủ một shop bán ếch cảnh lớn tại Hà Nội, anh Nguyễn Quý Thành (ở quận Đống Đa) cho biết, ếch Pacman có nguồn gốc từ Nam Mỹ với cái tên ếch sừng Argentina. Khi trưởng thành, một chú ếch Pacman có thể dài tới 15-17cm và nặng 0,5kg. Có thể dễ dàng nhận dạng loài vật cảnh này bởi thân hình béo tròn, màu sắc sặc sỡ và cái miệng rộng phàm ăn.
Một chú ếch Pacman màu xanh cốm tuyết đẹp (có giá trên dưới 1 triệu đồng/con tùy thời điểm) đang được bán tại shop của anh Thành ở Hà Nội.
Anh Thành cho biết thêm, khi mới du nhập vào Việt Nam, loại ếch này được nhiều người quen gọi với cái tên quen thuộc là “ếch ngoài hành tinh” bởi chúng có hình dạng giống với một nhân vật trong một bộ phim viễn tưởng ngoài hành tinh. Chúng có giá không đắt, chỉ 500.000 đồng đến trên dưới 2 triệu đồng/con, tùy kích cỡ và màu sắc, chủng loại.
Ếch Pacman có rất nhiều màu sắc từ vàng, xanh cốm, nâu…
Cũng theo anh Thành, thức ăn dành cho loài thú cưng ăn tạp này rất dễ tìm, chúng chủ yếu ăn các động vật nhỏ như cá, côn trùng,…
Loài ếch Pacman rất hiền lành, dễ thương nên được giới trẻ ở các thành phố lớn rất ưa chuộng mua nuôi nhiều.
“Loài ếch này rất chóng lớn và có tuổi thọ khá cao so với các loài lưỡng cư khác: từ 7-9 năm với Pacman trong tự nhiên và 10-15 năm hoặc hơn thế với những chú Pacman được chăm sóc, ăn uống đầy đủ” – anh Thành chia sẻ.
Video đang HOT
Một chú ếch Pacman nhỏ có giá vài trăm nghìn đồng.
Đồng quan điểm với anh Thành, anh Trịnh Đức Tân, một chủ shop bán các loài sinh vật cảnh ở quận 3, TP.HCM đánh giá: Ếch Pacman là loài mới song lại được các bạn trẻ ở các thành phố lớn mua nuôi chơi rất nhiều nên hàng nhiều khi khan hiếm. “Hiện tại tôi không còn hàng bán tại shop mà phải chờ một thời gian nữa mới có đợt hàng mới được nhập về để cung cấp cho khách”, anh Tân bày tỏ.
Cặp ếch Pacman có màu cà chua rất bắt mắt.
“Hiện tại, tôi đang nhận đặt hàng khoảng trên 600.000 đồng đến 2 triệu đồng/con ếch Pacman, tùy vào màu sắc, chủng loại” – anh Tân chia sẻ thêm.
Cũng theo anh Tân, do loài ếch này có hình dáng dễ thương lại rất hiền và sạch nên được người chơi ở thành phố rất ưa chuộng.
Để nuôi ếch Pacman, các chủ nuôi phải làm nhà cho chúng bằng các hộp nhựa được đục lỗ thoáng cẩn thận.
Chị Phương Thu, một bạn trẻ đang nuôi ếch Pacman làm cảnh ở quận 3, TP.HCM cho biết: “Dù giá ếch mua khá cao nhưng đổi lại việc nuôi ếch rất nhàn và thích, mọi người trong gia đình tôi ai cũng chơi nghịch được”.
Liên quan đến vấn đề an toàn của vật nuôi với sức khỏe con người, ông Phạm Thế Cường, cán bộ thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho rằng: Các loài ếch sừng Argentina trên hay được dân chơi cảnh gọi là ếch Pacman có tên khoa học là Ceratophrys ornata, phân bố ở một số nước Nam Mỹ như Argentina, Brazil, Uruguay. “Đây là những loài ếch không độc, được người dân ở Hà Nội mua chơi khá nhiều” – ông Cường đánh giá.
Theo Danviet
Ngỡ ngàng bắt gặp 12 con giáp "biến hóa" từ tre
12 con giáp sống động như thật được kỳ công tạo hình từ những cây tre trông rất bắt mắt, độc đáo.
Đó là bộ tác phẩm của bà Chu Thị Kim Sinh, 78 tuổi ở phường Trung Hưng (Sơn Tây, Hà Nội). Bà Sinh bắt đầu sưu tầm những cây tre, gốc tre có hình thù giống các con giáp từ năm 1995, khi vợ chồng bà xem vở kịch "Con rồng tre" của Nguyễn Ái Quốc.
Kiệt tác "Lưỡng long chầu nguyệt" (Thìn) của bà Sinh là tác phẩm độc đáo nhất trong bộ sưu tập 12 con giáp biến hóa từ tre.
Tác phẩm đầu tiên bà dày công uốn nắn, luyện thành là tác phẩm "Lưỡng long chầu nguyệt" gồm 2 con rồng đang chầu nguyệt với đầy đủ mắt, miệng, râu, chân... đầu hơi ngẩng và thân hình uốn lượn tựa như đang bay lên.
Từ sự thành công của tác phẩm "Lưỡng long chầu nguyệt", bà quyết tâm "nuôi" đủ 12 con giáp. Và 12 năm sau, bà đã có đủ bộ sưu tập 12 con giáp bằng tre trông rất bắt mắt, độc đáo. Mời bạn đọc Ngon Sạch Lạ cùng ngắm bộ sưu tập có một không hai này:
Tác phẩm gà đẻ trứng vàng (Dậu) là một trong các tác phẩm khá giống với chú gà thực được bà Sinh kỳ công tìm kiếm.
Tác phẩm gia đình nhà dê trên núi cao (Mùi) khá đẹp.
Gia đình nhà lợn (Hợi) rất độc đáo, thoạt nhìn chả khác gì một tác phẩm điêu khắc.
Lấy ý tưởng từ truyền thuyết Thánh Gióng, bà Sinh đã cho ra đời tác phẩm ngựa (Ngọ) "Thánh Gióng" và "Bộ đội Biên phòng trên đường tuần tra biên giới".
Mèo con ra vại nước, bàn chân nó vuốt vuốt (Mão) rất ngộ nghĩnh.
Tác phẩm chuột (Tý) và rắn (Tỵ)
Đôi chó tre (Tuất) được tạo hình sống động
Gia đình nhà khỉ (Thân) được cách điệu cầm gậy như Tôn Ngộ Không.
Tác phẩm "Tuổi thơ" (Sửu) được thực hiện dựa trên ý tưởng tranh Đông Hồ có cậu bé thổi sáo trên lưng trâu.
Tác phẩm "Anh hùng tương ngộ" (Dần) nói về câu chuyện đại chiến giữa hổ và đại bàng.
Nhiều bạn trẻ thích thú với những con giáp được làm bằng tre đẹp như thật.
Tác phẩm "Gà đẻ trứng vàng" đã từng đạt nhiều giải cao trong các cuộc triển lãm nghệ thuật quần chúng.
Tác phẩm "Rồng thời Trần" cũng khá bắt mắt, công phu.
Theo Danviet
Độc đáo thả bóng bắt mực, cá Không sử dụng lưới, câu... như thường thấy, nhiều ngư dân ở vùng biển Quảng Ngãi có cách bắt mực, cá khá độc đáo, đó là dùng bóng (một dụng cụ làm bằng tre) để nhử bắt khá hiệu quả. Nhiều ngư dân khi được hỏi đều lắc đầu bày tỏ: "Không biết chính xác vì sao dụng cụ này có tên gọi...