Dân phố cổ ngột ngạt muốn bỏ nhà đến nơi ở khác
Người không có nhà ở phố cổ thì mong được ở phố cổ, nhưng người đã sinh sống lâu năm trong “ngõ nhỏ phố nhỏ” Hà thành, lại có nguyện ước được chuyển nơi khác càng sớm càng tốt.
“Những ngày mưa gió ẩm ướt vừa qua thực sự là những ngày “giời đày” với chúng tôi. Nó không chỉ ngột ngạt, mà nó ẩm thấp hôi hám làm các cụ sinh bệnh tật. Trong con ngõ có hơn 30 hộ dân, có đến 3 cụ già đi cấp cứu trong những ngày qua, vì tuổi cao thì ít mà nguyên do sinh sống ở nơi ẩm thấp, ngột ngạt của con ngõ này thì nhiều”- bà Nguyễn Thị Thu Thủy, tổ trưởng tổ dân phố số 5 phố Hàng Bạc nói.
Khi thấy bà Thủy trò chuyện với chúng tôi, nhiều hộ dân trong con ngõ 50 Hàng Bạc cũng ra “tiếp chuyện”. Bà con hỏi, “thế bao giờ thì chúng tôi được chuyển đi nơi tái định cư mới?”. Bà con trong ngõ rất đồng tình với việc giãn dân phố cổ của thành phố. Và họ vẫn mong mỏi, ngày đó đến gần hơn, vì ở trong “36 phố phường” tiện thì có tiện, nhưng sống quá thiếu tiện nghi vì ngõ quá nhỏ. Những ngày tiết trời như vừa qua thì không thở nổi.
Bà Thủy dẫn chúng tôi đi từng nhà, chỉ lên những nơi “thủ phạm” ẩm ướt của tiết trời gây ra mấy tuần qua, từng mảng trần bong tróc, tường “ rêu phong” nồm ướt, còn điện thoại và truyền hình cáp thì tắc tịt do ẩm ướt làm chập cháy. Ở sau phố cổ rõ khổ! Ngày nắng hè đã khổ, nhưng vẫn còn chịu được. Dù không bao giờ được ánh nắng trời, nhưng vẫn còn đỡ. Ngày nồm ướt như hiện nay thì quả là sự hành xác. Ở trong những con ngõ hun hút, nhem nhép lầy lội bẩn thỉu là cảnh sống khó lòng tưởng tượng nổi. Thể nào, người dân phố cổ hoài mong được… đi sớm khỏi nơi ở này càng nhanh càng mừng.
Cảnh sinh hoạt của người dân phố cổ
Nhân ngày trời ngớt nồm người dân ngõ 115 Hàng Bạc tranh thủ giặt giũ, phơi phóng
Nền gạch ẩm thấp nên “toát mồ hôi” nước bẩn thỉu
Người dân ngõ 50 Hàng Bạc tranh thủ ngày chuyển gió
Video đang HOT
Bà con ngõ 45 Hàng Bạc giăng kín quần áo vì những ngày qua trời ẩm ướt
Tiết trời khiến tường bong tróc
Con ngõ tối quanh năm, cùng với tiết trời ẩm ướt khiến nó trở nên bẩn thỉu
Sinh hoạt trong ngõ nhỏ phố cổ phải có tính nhẫn nại cao, vì ngõ đông người mà lại chật hẹp
Nhiều người phải phơi đồ trên vung nồi nước cho khô nhanh hơn
Quần áo giăng mắc, không có chỗ phơi làm cho đồ đạc trở nên hôi hám
Những gian nhà xuống cấp, mục nát khi gặp trời ẩm ướt bị rơi tả tơi trần, vữa
Một người dân tại số nhà 119 Hàng Bạc lo lắng khi nhà bị hư hỏng quá nặng
Vôi vữa bị nồm ẩm làm bong từng mảng
Ngày đổi gió quần áo giăng khắp nơi trong ngõ 115 Hàng Bạc
Bà con phố cổ ốm vì tiết trời, vì sinh hoạt không gian ẩm ướt
Sau những ngày ẩm ướt, quần áo giăng ở mọi chỗ có thể
Người già trong ngõ nhỏ ra ngoài mặt tiền tránh sự ngột ngạt.
Theo ANTD
Mua nhà sẽ không phải qua sàn giao dịch
Ngày 10-3, phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc tại Hà Nội. Trong ngày làm việc đầu tiên, UBTVQH đã cho ý kiến về 2 dự án luật: Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi).
Kiến nghị không bắt buộc bán nhà qua sàn giao dịch để hạn chế tăng giá ảo
(Trong ảnh: Khách hàng đi xem nhà mẫu ở khu bán đảo Linh Đàm, Hà Nội)
Theo tờ trình dự án Luật nhà ở (sửa đổi), sẽ cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi được phép về Việt Nam thì sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam ở trong nước. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài (trừ các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao, tổ chức phi Chính phủ) khi được phép vào Việt Nam làm việc, hoạt động, sẽ được mua và sở hữu nhà ở trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, kể cả nhà ở trong khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng.
Thẩm tra của Thường trực UB Pháp luật tán thành định hướng mở rộng cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, UB đề nghị, cần nghiên cứu quy định, điều kiện chặt chẽ hơn nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và quốc phòng, an ninh, nhất là tại địa bàn, khu vực trọng yếu. Chẳng hạn như quy định không được mua nhà ở tại các khu vực đặc biệt; hạn chế về số lượng nhà ở được mua trong một khu vực; hạn chế số lượng căn hộ được mua trong một tòa nhà chung cư... tránh hình thành những khu vực biệt lập hoàn toàn chỉ có người nước ngoài sinh sống. Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa lưu ý, dự thảo quy định quá đơn giản trong khi điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam hiện nay khá dễ dàng.
Đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở không nhận được sự đồng tình của nhiều Ủy viên UBTVQH. Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm UB Kinh tế nói: "Đưa vào luật nhiều quỹ quá thì nguồn lực ở đâu để thực hiện? Đưa ra phải xem xét tính khả thi. Tôi cho rằng, cần tập trung vào mảng cơ chế, chính sách để hỗ trợ người dân tạo lập nhà ở thay vì mở quỹ". Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển cùng quan điểm: "Tôi thấy liệt kê nhiều loại quỹ quá. Như thế, sẽ thêm tầng nấc trung gian, khó quản lý và làm phân tán nguồn lực tài chính quốc gia. Sắp tới, khi sửa Luật ngân sách, chúng tôi sẽ kiến nghị quy định hạn chế việc thành lập các loại quỹ có liên quan tới ngân sách Nhà nước."
Quan tâm tới phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, một số ý kiến đề nghị làm rõ hơn đối tượng được mua nhà. Ông Phùng Quốc Hiển nói: "Quy định như dự thảo quá rộng. Cứ vậy thì có tới 50% dân số Việt Nam thuộc diện được hỗ trợ". Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách cũng cho rằng, ưu đãi cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội là cần thiết, song cũng phải quy định chặt chẽ, tránh việc các chủ đầu tư lợi dụng, làm méo mó chính sách.
Trình bày một số điểm mới trong dự án Luật Kinh doanh bất động sản, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đề nghị bỏ quy định bắt buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản (BĐS) khi bán, cho thuê BĐS phải thông qua sàn giao dịch. Dự luật chỉ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện giao dịch thông qua sàn. Dự thảo cũng cho phép các chủ đầu tư kinh doanh BĐS được cho thuê, cho thuê mua BĐS hình thành trong tương lai.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn không yên tâm với quy định cho phép kinh doanh BĐS hình thành trong tương lai. Ông Huỳnh Ngọc Sơn cảnh báo: "Thực tế, có rất nhiều khu nhà, chung cư dang dở hoặc đã làm xong mà không có người sống. Kiểu huy động vốn, làm nhà rồi bỏ không như vậy rất phản cảm, gây lãng phí lớn tài sản của người dân.". Ông Phùng Quốc Hiển cũng lo ngại việc mở hơn nữa quy định này sẽ làm hoạt động kinh doanh BĐS gia tăng tình trạng ảo. Nhiều nhà đầu tư có thể lợi dụng để chiếm dụng vốn của người dân, người góp vốn với mục đích khác.
Dù vậy, ông Phùng Quốc Hiển đồng tình gỡ bỏ quy định bắt buộc doanh nghiệp mua bán BĐS thông qua các sàn giao dịch. "Quy định hiện hành được áp dụng hơi cứng nhắc, làm thị trường mất linh hoạt, tạo ra trung gian, đẩy giá nhà tăng lên bất hợp lý, thậm chí nhiều sàn bắt tay nhau tạo nên giá ảo" - ông Phùng Quốc Hiển nói.
Theo ANTD
Nới điều kiện để kiều bào mua nhà Ngày 6-3, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã thẩm tra sơ bộ dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Đây là dự luật hết sức quan trọng vì liên quan tới quyền lợi sát sườn của mỗi người dân. Định rõ "tuổi thọ" nhà chung cư Một trong những đề xuất đáng chú ý của Bộ Xây dựng tại dự thảo...