Dân Pháp có dấu hiệu chủ quan khi dỡ bỏ phong toả
Giai đoạn 1 của quá trình dỡ phong tỏa tại Pháp, một bộ phận không nhỏ người dân không tuân thủ các quy định giãn cách xã hội.
Kết thúc 10 ngày đầu tiên sau khi dỡ bỏ phong tỏa toàn quốc, nhìn chung tình hình dịch bệnh tại Pháp được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mối lo khi nước này phát hiện nhiều ổ dịch mới, trong khi một bộ phận người dân không tuân thủ các quy định phòng chống virus.
Pháp lo ngại người dân đang mất cảnh giác khi gỡ phong tỏa (Ảnh: Le Monde)
Kể từ khi dỡ bỏ phong tỏa toàn quốc, tình hình dịch bệnh tại Pháp nhìn chung có chiều hướng khả quan lên. Tuy nhiên, virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục lây lan, đặc biệt tại 4 vùng ở phía Đông Bắc nước Pháp. Theo con số công bố ngày 20/5, 4 vùng này chiếm tới 72% số bệnh nhân phải điều trị SARS-CoV-2 trong bệnh viện.
Trong khi đó, kể từ khi dỡ phong tỏa, Pháp phát hiện khoảng 25 ổ dịch mới trên toàn quốc, trong đó có những ổ dịch lớn, với hàng chục đến hơn một trăm ca nhiễm virus. Nhiều trường học tại Pháp đã phải lùi thời điểm cho học sinh đi học lại hoặc phải đóng cửa trở lại sau vài ngày hoạt động do phát hiện các trường hợp nhiễm virus.
Video đang HOT
Một vấn đề lớn khác trong giai đoạn 1 của quá trình dỡ phong tỏa tại Pháp là việc một bộ phận không nhỏ người dân không tuân thủ các quy định giãn cách xã hội. Tại một số địa phương ở phía Tây, nơi tình hình dịch bệnh nhìn chung được kiểm soát, nhiều bãi biển đã được mở cửa trở lại để người dân tận hưởng thời tiết mùa hè, trời đẹp, nhiều nắng.
Tuy nhiên, nhiều bãi biển đã phải đóng cửa trở lại khi người dân không tuân thủ các quy định giãn cách cũng như các quy định về môi trường. Tại những bãi biển còn hoạt động, lực lượng cảnh sát sẽ tăng cường kiểm soát và xử phạt các trường hợp vi phạm.
Tại Paris, khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, trong khi quy định mang khẩu trang bắt buộc được tuân thủ thì việc đảm bảo khoảng cách là không thể thực hiện được do lượng người sử dụng phương tiện công cộng quá đông. Tại các địa điểm tham quan du lịch và các bãi cỏ, đường bờ sông, người dân tập trung đông, không đảm bảo khoảng cách và không mang khẩu trang, khiến lực lượng cảnh sát nhiều lần phải can thiệp.
Trong bối cảnh này, ngày 20/5, Tổng thống Pháp kêu gọi người dân không từ bỏ các nỗ lực chiến đấu chống virus SARS-CoV-2 từ suốt nhiều tháng qua. Nước Pháp sẽ bước vào những ngày nghỉ lễ, trời đẹp, người dân sẽ ra đường nhiều hơn. Để đảm bảo người dân tuân thủ các quy định giãn cách, lực lượng cảnh sát ở khu vực thủ đô Paris và các tỉnh lân cận sẽ tăng cường kiểm soát, tương tự trong giai đoạn phong tỏa toàn quốc.
Ngày 20/5, Pháp ghi nhận thêm 110 ca tử vong trong vòng 24 giờ trong hệ thống bệnh viện. Số ca tử vong từ ngày 1 tháng 3 tới nay là 28.132, trong đó hơn 17.800 ca trong hệ thống bệnh viện và hơn 10.300 ca trong các trung tâm chăm sóc người cao tuổi và trung tâm y tế xã hội khác.
Số lượng bệnh nhân phải nhập viện tiếp tục giảm, còn hơn 17.900, trong đó khoảng 10% là các ca bệnh nặng, cần hồi sức,cấp cứu. Số ca bệnh nặng cũng tiếp tục giảm suốt từ hơn 5 tuần qua. Tính từ đầu mùa dịch, gần 100.000 người đã phải nhập viện điều trị vi rút SARS-CoV-2, trong dó hơn 17.600 người phải cấp cứu, hơn 63.300 người khỏi bệnh và xuất viện.
Gần 15.000 ca tử vong, Tổng thống Pháp thừa nhận 'không chuẩn bị' cho Covid-19
Thông báo kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc đến 11/5, Tổng thống Emmanuel Macron thừa nhận Pháp "rõ ràng không chuẩn bị đầy đủ" cho đại dịch Covid-19.
Theo RT, phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Macron mô tả nước Pháp "đang sống trong những ngày khó khăn" và kêu gọi người dân hãy tiếp tục tôn trọng các quy định mà chính phủ đã đề ra, tiếp tục ở nhà và duy trì giãn cách xã hội để ngăn chặn virus corona chủng mới lây lan.
Một bệnh nhân Covid-19 được chữa trị tích cực tại bệnh viện IMM ở Paris ngày 6/4. (Ảnh: Reuters)
Ông Macron ca ngợi những người đang ở tuyến đầu cứu chữa cho các bệnh nhân và thông báo đẩy mạnh hỗ trợ kinh tế cho lao động các ngành vẫn phải đóng cửa vì dịch bệnh. Ông cũng cam kết có kế hoạch cụ thể cho các ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng và văn hóa.
Tổng thống Pháp khẳng định ngày 11/5 sẽ chứng tỏ "sự bắt đầu của một bước đi mới", mà sau đó các trường học, nhà trẻ và các cơ sở giáo dục khác sẽ hoạt động trở lại. Ông lý giải, khi đó, "đa số" người Pháp sẽ có thể quay lại với công việc mặc dù các nhà hàng, quán cafe và những nơi công cộng sẽ vẫn đóng cửa. Các lễ hội và hoạt động thu hút đông người sẽ tiếp tục dừng cho đến ít nhất giữa tháng 7. Biên giới với các nước không thuộc châu Âu sẽ tiếp tục đóng cửa cho đến khi có thông báo mới.
Tình hình sẽ được đánh giá lại mỗi tuần và chính phủ của Tổng thống Macron hy vọng sẽ có sẵn khẩu trang cho tất cả mọi người vào ngày 11/5, và việc sử dụng khẩu trang cho các ngành nghề thường xuyên tiếp xúc với công chúng sẽ là bắt buộc.
Đến nay, Pháp đã ghi nhận gần 137.000 người nhiễm virus corona chủng mới và gần 15.000 trường hợp tử vong, xếp thứ ba thế giới sau Mỹ, Tây Ban Nha và Italia.
Dịch bệnh đã tác động nặng nề đến nền kinh tế Pháp. Ngân hàng nước này mới đây thông báo kết quả kinh doanh quý đầu tiên của năm 2020 tồi tệ nhất kể từ Thế chiến 2. Hai tuần cuối tháng 3 đặc biệt chứng kiến sự sụt giảm 32% trong hoạt động kinh tế. Ngân hàng cũng dự báo nền kinh tế Pháp tiếp tục thu nhỏ 1,5% cứ mỗi hai tuần mà nước này bị phong tỏa.
Rước dâu bằng xe cứu thương để tránh kiểm dịch Lén tổ chức đám cưới và rước dâu bằng xe cứu thương trong thời gian phong tỏa, Ahmed (sống tại Ấn Độ) bị phát hiện và phải chịu sự truy cứu của pháp luật. Trước tình hình dịch Covid-19 leo thang, Ấn Độ thực hiện phong tỏa toàn quốc từ 24/3 đến 3/5 để tránh lây lan virus, chỉ có các dịch vụ...