Dân Pháp biểu tình phản đối đánh thuế băng vệ sinh quá cao
Khoảng 100 người tập trung ở thủ đô Paris (Pháp) vào ngày 11.11 để phản đối chính quyền Pháp đánh thuế cao băng vệ sinh (loại tampon và miếng dán), giữa lúc phụ nữ ở một số nước bức xúc trước việc mặt hàng thiết yếu này bị đánh thuế cao.
Một phụ nữ cầm biểu ngữ với dòng chữ: “Hãy để chúng tôi chảy máu mà không phải đóng thuế cao” (trái) và “Không đánh thuế tampon” trong cuộc biểu tình ở thủ đô Paris, Pháp ngày 11.11.2015 – Ảnh: AFP
Nhiều đàn ông và phụ nữ tham gia cuộc biểu tình ở trung tâm Paris, theo AFP. Một số người còn cầm cả quần lót phụ nữ tham gia biểu tình. Người biểu tình còn giơ cao khẩu hiệu với dòng chữ: “Không đánh thuế tử cung phụ nữ”, “Mỗi lần tôi đổ máu, chính quyền thắng” và “Hãy để chúng tôi chảy máu mà không phải đóng thuế cao”.
“Phụ nữ bị trả lương thấp hơn đàn ông, nguy cơ thất nghiệp cao, lại phải đóng thuế cao cho tử cung của họ: thuế tampon”, bà Ophelie Latil, nhà sáng lập tổ chức bảo vệ nữ quyền Georgette Sand (Pháp), cho biết.
Georgette Sand tổ chức cuộc biểu tình này sau khi chính quyền Pháp hồi tháng rồi bác bỏ đề xuất giảm thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) đối với các mặt hàng băng vệ sinh từ mức hiện tại là 20% xuống 5,5%. Chính quyền Pháp cho rằng sửa đổi luật thuế này sẽ khiến thất thoát 55 triệu euo (60 triệu USD).
Video đang HOT
Georgette Sand phản pháo rằng đánh thuế lên băng vệ sinh tạo thêm gánh nặng chi tiêu cho “nhu cầu cơ bản” của phụ nữ, ước tính một phụ nữ Pháp sẽ phải chi 1.500 euro (1.600 USD) đóng thuế trong đời họ chỉ vì sử dụng băng vệ sinh.
Thượng viện Pháp dự kiến sẽ thảo luận một đề xuất mới về vấn đề đánh thuế băng vệ sinh vào ngày 19.11 tới.
Cuộc biểu tình ở Pháp chỉ là một phần của phong trào quốc tế ngày càng lan rộng, phản đối “thuế tampon”. Hàng loạt đơn kiến nghị trên mạng thu hút chữ ký hàng chục ngàn người ở Anh, Pháp, Úc và nhiều nơi khác, kêu gọi không đánh thuế băng vệ sinh. Canada đã hủy đánh thuế băng vệ sinh sau làn sóng phản đối dự dội.
Chính quyền Anh cách đây vài tuần ra quyết định không cắt giảm thuế 5% đối với băng vệ sinh. Các nhà làm luật nước này tranh luận rằng băng vệ sinh là “xa xỉ phẩm” (?), khiến dư luận nước này bức xúc.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Bà Hillary Clinton bị gắn nhãn 'to mồm' vì chỉ trích Chủ tịch Trung Quốc
Tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc ngày 28.9 chỉ trích bà Hillary Clinton là thô lỗ và "to mồm" giống ông Donald Trump sau khi bà chỉ trích Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là "đáng xấu hổ".
Bà Hillary Clinton bị báo Trung Quốc nói "thô lỗ, to mồm" vì chỉ trích ông Tập Cận Bình là "đáng xấu hổ"- Ảnh: AFP
Trước đó, hôm 27.9, Chủ tịch Tập đã đồng chủ trì hội thảo của U.N. Women, tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc (LHQ) thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền lực cho phụ nữ. Các tổ chức nữ quyền nhân sự kiện này chỉ trích ông Tập dữ dội, cho rằng Trung Quốc đã bắt giữ nhiều nhà hoạt động vì nữ quyền, trong đó có 5 người từng bị giam vì thúc đẩy việc chống quấy rối tình dục trên các phương tiện giao thông công cộng, theo tin AP.
Sau sự kiện này, cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Hillary Clinton, người đang chạy đua cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, viết trên Twitter: "Ông Tập chủ trì một cuộc họp về nữ quyền tại Liên Hiệp Quốc trong khi ngược đãi các nhà hoạt động vì phụ nữ ư? Thật đáng xấu hổ".
Hoàn Cầu Thời báo sau đó bình luận rằng ngôn từ của bà Clinton là "thô lỗ, không đúng mực tí nào", hệt như những lời lẽ "to mồm" của ông Donald Trump - một ứng viên tổng thống Mỹ khác.
Theo phân tích của Hoàn Cầu Thời báo, bà Clinton thấy "đáng báo động và ganh tị" với thành tích thu hút công chúng cực kỳ hiệu quả của ông Trump, thế là bắt chước cách ăn nói giống ông ta.
Riêng ông Trump thì đã đưa ra đủ lời lẽ chống đối Trung Quốc, chỉ trích người Trung Quốc đánh cắp công ăn việc làm của người Mỹ, kêu gọi hủy bữa tiệc chiêu đãi cấp nhà nước dành cho ông Tập trong chuyến thăm Mỹ, bảo rằng nếu là ông, ông sẽ mời Chủ tịch Tập một cái bánh mì thức ăn nhanh kẹp thịt, "size" lớn hẳn hoi!
Ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump từng kêu gọi hủy sự kiện trong ảnh: bữa tiệc chiêu đãi cấp nhà nước mà Tổng thống Obama dành cho Chủ tịch Tập - Ảnh: AFP
Quay lại với các diễn biến liên quan đến bà Clinton, hồi năm 1995, bà từng phát biểu tại một hội thảo về bình đẳng giới ở Bắc Kinh (Trung Quốc) trong tư cách là đệ nhất phu nhân nước Mỹ. Lúc đó, bà đã nói: "Nhân quyền là nữ quyền và nữ quyền là nhân quyền".
Trong hội thảo ngày 27.9, dường như Chủ tịch Tập cũng thể hiện cùng quan điểm với bà Clinton khi kêu gọi các quốc gia thực hiệm cam kết bình đẳng giới: "Quyền và lợi ích của phụ nữ là nhân quyền cơ bản. Luật pháp phải bảo vệ họ".
Cùng ngày 27.9, Chủ tịch Tập cũng công bố khoản đóng góp 10 triệu USD cho U.N. Women. Ông tuyên bố Trung Quốc sẽ giúp các nước phát triển trong 100 "dự án sức khỏe" dành cho phụ nữ và trẻ em, hỗ trợ tài chính cho 100 chương trình đưa bé gái đến trường, đào tạo cho 30.000 phụ nữ đến từ các nước phát triển đang sống ở Trung Quốc, đào tạo thêm cho 100.000 phụ nữ khác ở các nước đang phát triển.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
10 quốc gia in hình phụ nữ lên tiền Chính phủ Mỹ vừa cho biết sẽ thiết kế lại tờ 10 USD và tôn vinh một người phụ nữ trên tờ giấy bạc. Nhưng trước Mỹ, đã có nhiều nước sử dụng hình ảnh những người phụ nữ nổi tiếng, tài năng để tôn vinh lên đồng tiền của quốc gia, theo Time. Nữ hoàng Zenobia được in hình trên tờ 500...