Dân Pháp bắt đầu phải mang khẩu trang bắt buộc nơi công cộng khép kín
Từ hôm nay, người dân Pháp phải mang khẩu trang ở nơi công cộng khép kín, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt 135 EUR
Trong nỗ lực ngăn không cho dịch Covid-19 bùng phát trở lại, kể từ thứ Hai, ngày 20/7, nước Pháp sẽ bắt buộc người dân phải mang khẩu trang ở hầu hết các địa điểm công cộng khép kín.
Người Pháp đeo khẩu trang trong một rạp chiếu phim (Ảnh: Le Monde)
Trong bài trả lời phỏng vấn nhân ngày Quốc khánh Pháp 14/7 vừa qua, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thừa nhận các dấu hiệu cho thấy dịch Covid-19 có thể đang bùng phát trở lại và thông báo chủ trương buộc người dân phải mang khẩu trang ở nơi công cộng khép kín kể từ ngày 1/8, trong nỗ lực kìm chế đà lây lan của virus SARS-CoV-2.
Tổng thống Pháp cho biết: “Nước Pháp có các dấu hiệu cho thấy virus có thể bùng phát trở lại. Trước tình trạng này, chúng ta phải phòng ngừa và chuẩn bị. Cách phòng ngừa tốt nhất là các biện pháp phòng chống virus, giữ khoảng cách, mang khẩu trang và sử dụng nước rửa tay khô. Vì vậy, cần tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng ngừa này. Và tôi mong rằng, trong những tuần tới, việc mang khẩu trang là bắt buộc tại những địa điểm công cộng và trong không gian kín”.
Tuy nhiên, trước các dấu hiệu cho thấy virus đang tăng tốc lây lan trở lại ở nhiều nơi, Chính phủ Pháp chính thức áp dụng quy định này kể từ ngày thứ Hai, 20/7, sớm hơn 10 ngày so với dự kiến. Theo thông báo của Bộ Y tế Pháp, kể từ ngày này, người dân từ 11 tuổi trở lên, khi có mặt tại các địa điểm công cộng trong không gian kín phải mang khẩu trang, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt 135 EUR (tương đương hơn 3,5 triệu đồng).
Quy định này được áp dụng thêm với hầu hết các cửa hàng, trung tâm thương mại, các khu chợ có mái che, các ngân hàng, bưu điện, các cơ quan đón tiếp người dân. Trong khi đó, việc mang khẩu trang đã là bắt buộc từ trước ở rất nhiều địa điểm như các rạp chiếu phim, bảo tàng. Thậm chí trong các quán bar, nhà hàng, khi di chuyển, khách hoặc nhân viên phục vụ cũng buộc phải mang khẩu trang.
Vấn đề được quan tâm liên quan tới quy định này là liệu nước Pháp có đủ khẩu trang để người dân sử dụng hay không. Đầu tháng 7, bà Agnès Pannier-Runacher, Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực Công nghiệp trong Bộ Kinh tế và Tài chính nước này đã khẳng định, nước Pháp hiện có khả năng sản xuất 500 triệu khẩu trang mỗi tuần. Ngoài ra, các doanh nghiệp nước này buộc phải có trữ lượng khẩu trang đủ cho nhân viên sử dụng trong vòng 10 tuần nếu như dịch bệnh bùng phát trở lại./.
Video đang HOT
Ca nhiễm giảm, dân Trung Quốc bắt đầu tụ tập, lơ là khẩu trang
Chính phủ Trung Quốc khuyến cáo người dân không được chủ quan sau khi nhiều người bắt đầu tụ tập và không sử dụng khẩu trang.
Chính phủ Trung Quốc xác nhận số ca nhiễm mới và số ca tử vong vì bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới (COVID-19) gây ra có giảm trong những ngày gần đây nhưng vẫn cảnh báo người dân không nên chủ quan và lơ là việc phòng bệnh, báo South China Morning Post ngày 23-2 đưa tin.
Tại tỉnh Tứ Xuyên thuộc phía tây nam Trung Quốc, nhiều người dân TP Quảng Nguyên đã tụ tập ở quảng trường Lợi Châu mà không sử dụng khẩu trang sau khi một số quán trà ở đây mở bán trở lại.
Một đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội về cảnh tượng này. Chủ nhân đoạn video phải bực bội mô tả: "Quảng trường là một biển người, đầy những đầu người".
Chính quyền địa phương đã nhanh chóng can thiệp và ngăn cấp hoạt động tụ tập đông người. Người dân cũng được yêu cầu không tiếp xúc gần ở nơi công cộng, giữ khoảng cách với những người xung quanh ít nhất là 1,5 m.
Chính quyền Quảng Nguyên sau đó thông báo một số quan chức đã bị kỷ luật vì lơ là trách nhiệm trong quản lý quảng trường và không cảnh báo du khách trong quảng trường.
Hình ảnh người dân lơ là cảnh giác khi tụ tập đông người và nhiều người không sử dụng khẩu trang ở quảng trường Lợi Châu, Quảng Nguyên, Tứ Xuyên (Trung Quốc). Ảnh: SCMP
Ở tỉnh Quảng Đông và ở thủ đô Bắc Kinh, người dân đang tận dụng sự nới lỏng kiểm soát để ra ngoài và xếp hàng mua đồ ăn.
Các hình ảnh và video này nhanh chóng vấp phải sự phản ứng gay gắt của cộng đồng mạng Trung Quốc. Quan điểm chính là chỉ trích sự chủ quan và thiếu ý thức của một bộ phận người dân khi không nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc phòng bệnh.
Hiên các cơ quan truyền thông Trung Quốc đang tăng cường tuyên truyền người dân tuân thủ khuyến cáo không tụ tập đông người không cần thiết và tiếp tục sử dụng khẩu trang để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
Chính quyền các địa phương Trung Quốc cũng đẩy mạnh kiểm soát các địa điểm công cộng khi người dân bắt đầu chủ quan và không tuân thủ các khuyến cáo trên.
Một bài bình luận trên hãng thông tấn Tân Hoa Xã ngày 23-2 viết: "Vẫn chưa tới thời điểm bước ngoặt của việc ngăn ngừa dịch bệnh, công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh tại tỉnh Hồ Bắc và TP Vũ Hán (tâm dịch COVID-19 - PV) vẫn còn khó khăn và phức tạp".
"Vẫn còn nhiều người cần được điều trị. Con đường lây nhiễm của virus còn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ" - bài viết nhấn mạnh.
"Việc kiểm soát sự bùng phát của dịch vẫn là ưu tiên cao nhất trong các ưu tiên. Chúng ta (Trung Quốc - PV) sẽ không cho phép tùy tiện tụ tập đông người hay nối lại hoạt động công sở mà không đảm bảo các yêu cầu nhất định" - theo bài viết trên Tân Hoa Xã.
Kênh truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV cũng phát sóng các bản tin khuyến cáo người dân không nên tụ tập đông người.
Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến kêu gọi người dân nên suy nghĩ thật kỹ về việc rời khỏi nhà.
"Hãy nhớ rằng tình hình ở Hồ Bắc vẫn còn nghiêm trọng và đừng nghĩ là dịch bệnh đã đi qua. Vẫn còn lâu mới tới lúc đó. Hãy trách nhiệm với bản thân và với gia đình của bạn" ông Hồ viết trên blog cá nhân.
"Chính quyền địa phương không nên hiểu nhầm về lời kêu gọi nối lại các công việc và hoạt động sản xuất. Nó không có nghĩa là khuyến khích người dân ngay lập tức tụ tập đông người" - ông Hồ viết tiếp.
Tình hình dịch ở Trung Quốc có xu hướng giảm số ca nhiễm qua từng ngày nhưng thế giới lại ghi nhận những ổ dịch mới như Hàn Quốc, Nhật, Ý và Iran.
Trong báo cáo ngày 23-2, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết chỉ có Hồ Bắc (96 ca) và Quảng Đông (một ca) có trường hợp tử vong do bệnh. Tỉnh Hồ Bắc ghi nhận 630 ca bệnh mới, chín tỉnh, thành khác ghi nhận 18 ca bệnh và 21 tỉnh, thành ở Trung Quốc đại lục không có ca nhiễm mới.
Đến hết ngày 23-2, toàn thế giới xác nhận 2.467 trường hợp tử vong, gần 79.000 ca nhiễm COVID-19 và 23.094 người được chữa khỏi.
Theo PLO
Virus corona khiến người Hong Kong bỏ thói quen ăn ngoài Mặc dù nổi tiếng là ăn ngoài nhiều hơn ăn nhà, người Hong Kong hiện không dám đi đâu do nỗi sợ dịch bệnh. Tuy nhiên, đồ ăn ở các nhà hàng nơi đây lại có khi sạch hơn ở nhà. Sự bùng phát của virus corona thật đáng sợ, nhưng nhiều người đang cũng đang phóng đại nỗi sợ này. Việc tranh...