Dàn pháo binh Triều Tiên có thể dội nửa triệu quả đạn một giờ
Quân đội Triều Tiên bị coi là trang bị lạc hậu, nhưng pháo binh nước này được đánh giá rất cao nhờ sở hữu vũ khí uy lực lớn, nhiều kinh nghiệm thực chiến.
Tuy có quân số thường trực hơn 1 triệu người, binh sĩ Triều Tiên không có được vũ khí trang bị và huấn luyện đầy đủ như Mỹ hay Hàn Quốc. Lực lượng tăng thiết giáp nước này cũng khó có cơ hội giành thế chủ động trước đối phương. Nhưng pháo binh Triều Tiên được Mỹ đánh giá là lực lượng lớn nhất thế giới, cũng là mối đe dọa lớn trong bất kỳ xung đột quân sự nào trong khu vực, theo Business Insider.
Chỉ cách khu giới tuyến phi quân sự (DMZ) khoảng 40 km, thủ đô Seoul của Hàn Quốc là mục tiêu lý tưởng cho những cuộc pháo kích từ Triều Tiên. Vì vậy, pháo binh Triều Tiên được quan tâm đầu tư mạnh mẽ, sở hữu tới 21.100 hệ thống pháo mặt đất. Chuyên gia quân sự Victor Cha và David Kang cho rằng với số pháo hùng hậu này, Triều Tiên đủ sức bắn nửa triệu quả đạn vào Seoul chỉ trong một giờ.
Nổi bật trong số các loại pháo Bình Nhưỡng đang biên chế là M1978 Koksan. M1978 có tầm bắn lên đến 40 km với đạn thông thường hoặc 60 km với đạn tăng tầm. Loại pháo này vượt xa pháo tự hành K9 Thunder hiện đại nhất của Hàn Quốc về cả tầm bắn lẫn sức công phá.
K9 được tích hợp công nghệ tự động hóa và điều khiển bằng máy tính, nhưng điều này có thể bị áp đảo bởi tầm bắn của pháo Triều Tiên. Bên cạnh đó, M1978 đã trải qua nhiều lần tác chiến thực tế. Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, lực lượng pháo M1978 của Iraq đã đánh phá các giếng dầu của Kuwait từ khoảng cách hàng chục km.
Pháo phản lực Triều Tiên tập trận. Ảnh: Chaplain News.
Ngoài M1978 Koksan, Triều Tiên còn biên chế nhiều loại pháo khác, trong đó có hàng nghìn khẩu đội pháo xe kéo và pháo tự hành với cỡ nòng từ 120 mm đến 152 mm. Tất cả đều được ngụy trang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu tốt, rất khó bị đối phương phát hiện.
Yếu tố đáng sợ nhất của pháo binh Triều Tiên nằm ở hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS). Lực lượng này có khả năng phóng hàng nghìn quả đạn trong thời gian rất ngắn. Bình Nhưỡng tự phát triển nhiều pháo phản lực phóng loạt với cỡ nòng từ 107 mm đến 300 mm, tầm bắn xa và sức công phá mạnh hơn pháo xe kéo thông thường
Video đang HOT
Tuy không có độ chính xác cao như pháo thông thường, MLRS rất lợi hại khi tấn công mục tiêu trên diện rộng, gây sốc cho đối phương. Đây được đánh giá là vũ khí được triển khai đầu tiên nếu có chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên.
Không chỉ sở hữu vũ khí uy lực, pháo binh Triều Tiên đã thể hiện khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, thông qua nhiều cuộc tập trận, cũng như đụng độ giữa hai miền, chẳng hạn như trận đấu pháo tại đảo Yeonpyeong năm 2010.
Trong sự kiện này, pháo phản lực Triều Tiên đã bắn phá các vị trí quân đội Hàn Quốc bằng 108 quả đạn, trong khi 6 khẩu pháo K9 Hàn Quốc không thể bắn trả hiệu quả. Hai khẩu K9 bị loại khỏi vòng chiến, một khẩu bị tắc đạn, chỉ có ba khẩu khai hỏa được 80 quả đạn về phía Triều Tiên.
Lã Linh
Theo VNE
Những vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất của Triều Tiên
Ngoài vũ khí hạt nhân, Triều Tiên còn sở hữu nhiều vũ khí uy lực lớn có thể gây thiệt hại nặng cho đối phương khi cuộc xung đột vũ trang nổ ra.
Pháo tự hành tầm xa M1989 của Triều Tiên khai hỏa. Ảnh: Survincity
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson mới đây tuyên bố Mỹ đang xem xét mọi khả năng để chống lại mối đe dọa từ chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo Triều Tiên, trong đó không loại trừ giải pháp quân sự.
Chuyên gia Dave Majumdar của National Interest cho rằng trong trường hợp nổ ra xung đột, Triều Tiên nắm trong tay một số loại vũ khí phi hạt nhân rất uy lực, có thể gây thiệt hại nặng cho liên quân Mỹ - Hàn Quốc.
Pháo binh
Với hàng nghìn đơn vị pháo binh trong biên chế được ngụy trang kín đáo và luôn trong trạng thái sẵn sàng khai hỏa, quân đội Triều Tiên có khả năng thực hiện một cuộc dội pháo quy mô lớn hủy diệt thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong thời gian ngắn.
Theo Majumdar, liên quân Mỹ - Hàn cần ít nhất hai tiếng để tiêu diệt toàn bộ lực lượng pháo binh của Triều Tiên trước khi chúng khai hỏa, trong khi Seoul sẽ phải hứng chịu nửa triệu quả đạn pháo từ lực lượng pháo binh Triều Tiên trong chưa đầy một tiếng.
Mặc dù pháo Koksan 170 mm của Triều Tiên chỉ có tầm bắn khoảng 40 km, Seoul vẫn nằm trong phạm vi tấn công nếu Bình Nhưỡng thay thế đạn thông thường bằng đạn rocket có tầm bắn tối thiểu 64 km.
Tên lửa đạn đạo
Tên lửa đạn đạo KN-08 của Triều Tiên tại thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: IBTimes
Triều Tiên hiện sở hữu năng lực tấn công bằng tên lửa khá lớn. Các thống kê cho thấy Bình Nhưỡng có khoảng 600 tên lửa tầm ngắn Scud, 200 tên lửa tầm trung Nodong, khoảng 50 tên lửa tầm trung Musudan cùng nhiều tên lửa tầm xa Taepodong.
Những loại tên lửa này có thể được gắn đầu đạn thông thường, đầu đạn hóa học tấn công các mục tiêu xung quanh bán đảo Triều Tiên và xa hơn thế.
Lực lượng đặc nhiệm
Majumdar cho rằng Triều Tiên lâu nay đầu tư rất lớn vào lực lượng đặc nhiệm nhằm bù đắp những hạn chế trong tác chiến kiểu truyền thống.
Năm 2010, quân đội Triều Tiên tuyên bố có 200.000 binh sĩ đặc nhiệm sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ ám sát các quan chức và phá hoại cơ sở hạ tầng của Hàn Quốc.
Lực lượng này có thể xâm nhập vào Hàn Quốc bằng tàu ngầm mini hoặc máy bay vận tải Antonov An-2 khi chiến tranh xảy ra.
Vũ khí hóa học
Các báo cáo của phương Tây cho rằng Triều Tiên đang duy trì kho vũ khí hóa học khổng lồ, nhiều loại trong số đó có thể sử dụng kết hợp với pháo binh, thậm chí một số loại có thể tích hợp được với tên lửa đạn đạo.
Tổ chức Sáng kiến Mối đe dọa hạt nhân của Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên có khả năng tự sản xuất hầu hết các loại vũ khí hóa học hiện có mặc dù vẫn phải nhập khẩu một số chất dẫn xuất. Với công suất tối đa, Triều Tiên có thể sản xuất tới 12.000 tấn chất độc hóa học, chủ yếu là chất độc thần kinh như sarin và VX.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Quân đội Triều Tiên tập trận bắn pháo dữ dội Pháo binh Quân đội Triều Tiên mới đây đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật qui mô lớn dưới sự theo dõi của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), Quân đội Triều Tiên tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật vào hôm 21/2, dưới sự chỉ đạo từ nhà lãnh đạo Kim...