Dân phản đối tập kết hài cốt gần nhà máy nước
Thời gian gần đây, hàng trăm người dân hoảng hốt vì hài cốt được tập kết gần nhà máy nước sạch thuộc khu vực bãi Xém, phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội.
Tìm kiếm hài cốt (ảnh minh họa: NLĐ)
Chôn trộm hài cốt trong đêm
Dù đại diện các hộ dân từ tổ 33 đến tổ 38 Ngọc Thụy cho biết họ chưa chấp thuận phương án đưa hài cốt về tập kết tại khu vực bãi Xém, song một số người đã đưa hài cốt đến khu vực trên chôn khiến dân bức xúc. Bà Hoàng Thị Bích, một người dân tổ 34, kể: “Khoảng 2h ngày 15/11, nhìn thấy ánh đèn pin lấp loáng và tiếng động phát ra từ khu vực bãi Xém. Đến ngày 17/11, khi bà Bích và một số người dân khác tới ruộng ngô thu hoạch thì bất ngờ có 6 ngôi mộ mới “mọc” lên”.
Một số người dân nói, họ lo ngại nguồn nước sạch bị ô nhiễm bởi khu vực bãi Xém nằm sát giếng nước là nguồn nước phục vụ cho Trạm cấp nước Ngọc Thụy (Xí nghiệp nước sạch Long Biên, Cty Nước sạch số 2 Hà Nội). Ông Tạ Văn Thức (Chi hội trưởng Cựu chiến binh tổ 33) cho biết: Ngày 26/10, UBND phường Ngọc Thụy có họp với bí thư, tổ trưởng các tổ dân phố về Dự án cải tạo nghĩa trang bãi Xém để tiếp nhận trên 2.000 ngôi mộ. Số mộ trên được di dời để giải phóng mặt bằng làm đường nối từ đê Ngọc Thụy tới khu đô thị mới Thượng Thanh.
Ông Thức cho rằng, bãi Xém không phải là nghĩa trang nên không thể nói là cải tạo mà đây là việc xây dựng mới nghĩa trang. “Việc lập nghĩa trang mới trong nội đô là không phù hợp với “Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050″ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt” – ông Thức nói. Cũng theo ông Thức, việc đưa hài cốt về tập kết trong khu dân cư và cũng rất gần trạm cấp nước sạch Ngọc Thụy nên sẽ không loại trừ ô nhiễm nguồn nước sạch phục vụ hàng nghìn người dân.
Theo tìm hiểu của PV, Dự án nghĩa trang bãi Xém có diện tích trên 11.000m2, được xây dựng làm 2 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 tập kết khoảng hơn 2.000 ngôi mộ để giải phóng mặt bằng làm đường và mộ lẻ từ các nơi khác. Giai đoạn 2 mở rộng để tiếp nhận nhu cầu về an táng của người dân.
Video đang HOT
Không thể làm nghĩa trang bằng mọi giá
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Quốc Văn (Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy) cho biết, trước khi thực hiện dự án, chính quyền đã có nhiều cuộc họp với đại diện các tổ dân phố, đại diện liên quan để thông báo tình hình.
Vị Chủ tịch phường cho rằng: Dự án “Cải tạo nghĩa trang bãi Xém” thực hiện để di dời khoảng 2.200 ngôi mộ phục vụ công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đến khu đô thị mới Thượng Thanh (quận Long Biên). Chính vì thế UBND phường đã đề xuất cải tạo, chỉnh trang nghĩa trang bãi Xém để quy tập số mộ cát táng về đây.
Theo ông Văn, UBND phường không thể làm nghĩa trang bằng mọi giá khi chưa được sự đồng thuận của người dân. “Tuy nhiên, theo tiến độ, tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đến khu đô thị mới Thượng Thanh sẽ phải hoàn thành vào năm 2019. Nếu dự án cải tạo nghĩa trang bãi Xém không được tiến hành, 2.200 ngôi mộ nằm trong diện giải tỏa cũng không biết di dời về đâu và dự án mở đường sẽ bị tắc” – ông Văn nói.
Dự án cải tạo nghĩa trang sẽ lấy 1 ha (của 31 hộ dân) trong tổng số 8ha đất nông nghiệp. Các hộ này giao đất trên cơ sở tự nguyện hiến cho địa phương và nhận lại sự hỗ trợ là 10 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.
Theo Minh Đức (Tiền Phong)
Người dân chưng hửng vì dự án nước sạch "chết yểu"
Có chủ trương xây dựng nhà máy nước sạch trên địa bàn, hàng nghìn hộ dân cũng như chính quyền xã Văn Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội) rất phấn khởi, hy vọng có thể thay thế nguồn nước giếng khoan, nước mưa không đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, không hiểu lý do gì dự án nước sạch đến với xã này bị "chết yểu".
Liên quan đến nội dung trên, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Đức Hùng - Chủ tịch UBND xã Văn Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội) - cho biết, xã Văn Đức có 5 thôn với khoảng 2.000 hộ, tương đương với 7.800 nhân khẩu. Do xã này chưa có nguồn nước sạch nên người dân địa phương này vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng khoan và nước mưa không đảm bảo vệ sinh.
"Năm 2013, UBND TP Hà Nội đã giới thiệu về huyện Gia Lâm và huyện này đã giới thiệu xuống xã Văn Đức một đơn vị của Pháp, có ý tưởng tài trợ 200.000 Euro để xây dựng nhà máy nước sạch cho xã Văn Đức. Nguồn vốn còn lại của dự án này là ngân sách thành phố, huyện và nhân dân đóng góp" - ông Hùng nói.
Mỗi khi TP Hà Nội có chủ trương xây dựng nhà máy nước sạch, chính quyền và người dân xã Văn Đức đều tỏ ra rất phấn khởi, vì họ đang phải dùng nguồn nước giếng khoan, nước mưa không đảm bảo vệ sinh.
Cũng theo ông Hùng, ngay khi có chủ trương trên, xã này đã bố trí đoàn cán bộ đi thăm thực tế nhà máy nước do đơn vị trên tài trợ đã xây dựng tại tỉnh Ninh Bình và mọi người đều đánh giá cao công trình này. Tuy nhiên, do vướng mắc các thủ tục nên dự án này vẫn chưa được triển khai và gần như đã bị hủy bỏ.
Có thể nói, dự án nước sạch này đã "chết yểu", đồng nghĩa với việc mọi hi vọng được sử dụng nguồn nước sạch của người dân xã này đã bị "dập tắt".
Ông Nguyễn Đức Hùng thông tin thêm, hiện tại TP Hà Nội và huyện Gia Lâm lại giới thiệu 1 đơn vị khác về nghiên cứu xây dựng nhà máy nước sạch tại xã Văn Đức, nguồn nước được lấy từ nước mặt sông Hồng. Chủ trương này của thành phố lại mở ra cho người dân và chính quyền xã này một hi vọng mới về nguồn nước sạch "trong mơ". Theo ông Hùng, đơn vị nói trên đang hoàn thiện các thủ tục với thành phố.
"Khi nào khởi công nhà máy nước tại xã thì chúng tôi mới tin xã có nước sạch. Chứ hiện dự án này vẫn chỉ là chủ trương, chưa biết có thành hiện thực không" - ông Hùng nói.
Theo khảo sát của PV Dân trí, hiện 100% người dân xã Văn Đức đều sử dụng nguồn nước giếng khoan, nước mưa để sinh hoạt vì chưa có nguồn nước máy. Khi được hỏi, nhiều người dân địa phương đều tỏ ra chưa yên tâm về chất lượng nguồn nước mà họ đang dùng, họ mong muốn có nguồn nước sạch càng sớm càng tốt.
Nhà bà Xuyến dùng 2 nguồn nước: giếng khoan và nước mưa. Tuy nhiên, gia đình bà Xuyến vẫn cảm thấy chưa yên tâm về 2 nguồn nước này.
Bà Chử Thị Xuyến (62 tuổi, ở thôn Chử Xá) cho biết: "Gia đình tôi từ trước tới nay toàn dùng nguồn nước giếng khoan và nước mưa. Nước giếng khoan chúng tôi chỉ để giặt quần áo, rửa rau,... còn nước mưa để nấu ăn. Chúng tôi rất mong có nguồn nước sạch để dùng cho yên tâm hơn".
Nói thêm về chất lượng nguồn nước giếng khoan và nước mưa, bà Khúc Thị Đức (60 tuổi, ở thôn Trung Quan) chia sẻ: "Nước giếng khoan nhiều nhà dùng vàng hết cả thau chậu, nhà tôi để nó vẫn bị váng ở trên mặt. Dùng nước giếng khoan máy giặt nhà tôi cứ hỏng liên tục. Dùng nước mưa cũng không yên tâm, người ta trồng rau phun thuốc sâu nhiều, rồi thuốc bốc lên sau đó ngưng tụ mưa xuống lại hứng ăn. Dân chúng tôi mong có nước sạch quá mà chưa có".
Người dân xã Văn Đức trồng rau màu rất nhiều, chính vì vậy lượng thuốc sâu phun trên những cánh đồng khá nhiều, đó là lý do mà người dân nơi đây lo ngại về nguồn nước mưa khi họ đang sử dụng.
Liên quan đến nội dung trên, ông Trần Thanh Nhã - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội cho biết, hiện các dự án nước sạch nông thôn đã được TP Hà Nội giao cho Sở Xây dựng quản lý. Sở NN&PTNT Hà Nội chỉ hoàn thiện những dự án nước sách nông thôn còn dang dở khi đã triển khai trước đó.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Triệu tập 1 đối tượng nghi đóng đinh lên hàng nghìn ngôi mộ Trưa 13/10, ông Trần Văn Hữu, Chủ tịch UBND xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, chiều ngày 12/10, Công an huyện Phú Lộc trong quá trình về địa phương phối hợp với Công an xã Lộc Thủy điều tra vụ việc đóng đinh lên hàng nghìn ngôi mộ, đã triệu tập 1 đối tượng. Theo đó, đối...