Dân phản đối, NATO vẫn thu nạp Macedonia: Nga cười thầm…
Chỉ cần nhà lãnh đạo Nga tạo điều kiện cho người dân thể hiện ý nguyện và tôn trọng ý nguyện người dân trong một sự kiện, phương Tây sẽ khóc hận…
Gạt bỏ ý nguyện người dân Macedonia, NATO vẫn xúc tiến việc kết nạp Macedonia
Ngày 18/10, các quan chức Macedonia và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã khởi động đàm phán với mục tiêu đưa quốc gia nhỏ bé vùng Balkan này tiến gần hơn tới ngôi nhà chung của cấu trúc an ninh Châu Âu-Đại Tây Dương.
Cuộc đàm phán diễn ra tại trụ sở của NATO ở thủ đô Brussels của Bỉ kéo dài trong hai ngày, tập trung chủ yếu vào các vấn đề như an ninh, quốc phòng, chính trị, tư pháp, tài chính cũng như mục tiêu và lộ trình gia nhập NATO của Macedonia.
Đây là kết quả theo đuổi gia nhập NATO của chính quyền Macedonia sau nhiều năm và NATO chính thức đưa ra lời mời đàm phán với Skopje tại Hội nghị Thượng đỉnh của khối diễn ra ở Brussels tháng 7/2018 vừa qua.
Mỹ-NATO quyết mạo hiểm, gạt bỏ ý nguyện của dân Macedonia, thúc đẩy việc kết nạp Macedonia
Trả lời báo giới, phát ngôn viên của NATO, Oana Lungescu, cho rằng Macedonia đang đứng trước một cơ hội lịch sử để trở thành thành viên của đại gia đình NATO, giúp củng cố hòa bình và ổn định tại khu vực Tây Balkan.
Tuy nhiên, bà Lungescu cũng nhấn mạnh cơ hội lịch sử đó chỉ có thể biến thành hiện thực nếu Hiệp định Prespa – ký kết giữa Macedonia và Hy Lạp về đổi tên nước của Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia – được thực thi.
Việc thực thi Hiệp định Prespa trở nên khó khăn hơn khi cuộc trưng cầu dân ý về nói “Có” với hiệp định đổi tên nước đã thất bại, còn tại Quốc hội Macedonia thì lực lượng cầm quyền gặp phải sự phản đối quyết liệt của phe đối lập.
Chính quyền Macedonia có “Khát vọng Tây tiến” rất muốn gia nhập NATO để duy trì an ninh và tạo dựng ổn định cho phát triển. Dù Macedonia chưa phải là thành viên, nhưng chính quyền nước này vẫn hợp tác chặt chẽ với NATO.
Macedonia đã tham gia vào sáng kiến Đối tác vì Hòa bình (PfP) năm 1995 và Kế hoạch hành động của quốc gia thành viên (MAP) năm 1999. Macedonia cũng cung cấp hỗ trợ thiết thực cho các sứ mạng của NATO tại Afghanistan và Kosovo.
Quốc hội Macedonia đang tranh luận về sửa đổi Hiến pháp, mở đường cho việc đổi tên nước theo đề xuất của chính phủ Thủ tướng Zoran Zaev. Ông Zaev kêu gọi cơ quan lập pháp Macedonia hãy “khẳng định ý chí của số đông”.
Bởi theo người đứng đầu chính phủ Macedonia, có “hơn 90%” cử tri nước này tham gia cuộc trưng cầu ý dân ngày 30/9 ủng hộ đổi tên nước. Song thực ra chỉ có 34% cử tri đi bỏ phiếu, thấp hơn 50% cần thiết theo Hiến pháp để kết quả có giá trị pháp lý.
Video đang HOT
Lãnh đạo đối lập Macedonia Hristijan Mickovski đã chỉ trích chính phủ và Thủ tướng Zoran Zaev về quyết tâm bằng mọi cách đổi tên nước để đưa Macedonia gia nhập NATO, bởi “cuộc trưng cầu ý dân thất bại” đã là câu trả lời của người dân.
Chiều lòng chính quyền Skopje, Washington và Brussels đã tự mình làm xói mòn nền tảng dân chủ
Những người phản đối đổi tên nước cho rằng Macedonia đang bị Hy Lạp và NATO “bắt nạt”, bằng chứng là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và các chính trị gia hàng đầu của châu Âu công khai vận động cử tri bỏ phiếu tán thành đổi tên nước.
Trong số những người Macedonia phản đối việc đổi tên nước có Tổng thống Gjorge Ivanov, khi ông gọi Thỏa thuận Macedonia-Hy Lạp về đổi tên nước là “xâm phạm trắng trợn chủ quyền” của Macedonia và là “hành động tự sát lịch sử”.
Vậy nhưng bất chấp tất cả, chính quyền Macedonia thân phương Tây và Mỹ-NATO vẫn xúc tiến và thúc đẩy tiến trình gia nhập NATO của Macedonia, tiếp tục “Kế hoạch Đông tiến” của NATO tại vùng bán đảo Balkan.
Mỹ-NATO gắng gượng kết nạp Macedonia khiến Tổng thống Putin cười thầm?
Vấn đề đáng lưu ý là khi Macedonia gia nhập NATO thì Nga sẽ phản ứng ra sao để ngăn chặn, vì điều này sẽ khiến NATO “được đằng chân, lân đằng đầu” mà sẽ dẫn đến việc NATO cắm cờ trên biên giới nước Nga trong tương lai.
Năm 1997, để ngăn chặn “Kế hoạch Đông tiến” của NATO, Moscow đã ký với liên minh quân sự hùng mạnh này Hiệp ước cơ sở Nga-NATO, song chính quyền Boris Yeltsin có nhiều sơ hở nên Brussels liên tục vi phạm hiệp ước.
Vì vậy, việc chỉ trích, phản đối hay đưa ra những cảnh báo về hậu quả nghiêm trong dường như đã miễn nhiễm với Washington và Brussles, cho nên Moscow phải hành động. Vậy Moscow sẽ hành động như thế nào?
Tổng thống Putin được nhận diện là sẽ khai thác những cơ sở pháp lý về sự ra đời và tồn tại của NATO để thực hiện nước cờ của mình, như ông đã và đang làm kể từ khi nắm quyền lãnh đạo nước Nga.
Đó là giữ nguyên việc tranh chấp lãnh thổ với các thực thể thù địch, thậm chí tạo điều kiện cho việc kéo dài những tranh chấp lãnh thổ vốn có giữa các thực thể đang nuôi “Khát vọng Tây tiến”, mà có thể làm hại nước Nga.
Ngay khi nắm quyền lực, Tổng thống Putin đã giương móng tay nhọn với vỏ quýt dày của Mỹ-NATO
Chẳng hạn với Gruzia, công nhận độc lập và tạo điều kiện hoà nhập cho hai thực thể chính trị là Nam Ossetia và Abkhazia, còn với Ukraine thì khai thác tối đa lợi ích địa chính trị-địa chiến lược của bán đảo Crimea.
Ở khu vực Nam Caucasus, vấn để tranh chấp tại Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan sẽ là một rào cản cho NATO xuất hiện tại sân sau chiến lược này để thách thức và đe doạ an ninh và lợi ích của nước Nga.
Tuy nhiên, đó là với các quốc gia thù địch hay có “Khát vọng Tây tiến” có biên giới chung với nước Nga hay có tranh chấp lãnh thổ, còn Macedonia không có biên giới chung với Nga, không có tranh chấp lãnh thổ, ngoại trừ tên đất nước.
Do vậy, nếu chính quyền Macedonia thông qua “con đường” Quốc hội, sửa đổi Hiến pháp, từ đó thực hiện đổi tên nước thì coi như mọi việc suôn sẻ, khi đó Moscow sẽ không còn cách nào ngăn cản Skopje liên minh với Washington và Brussels.
Giới phân tích cho rằng, việc Nga phản đối NATO kết nạp Macedonia chỉ quyết liệt khi nước này chưa diễn ra trưng cầu dân ý, còn khi cuộc trưng cầu dân ý thất bại mà NATO vẫn quyết tìm cách kết nạp thì có lẽ Nga không còn phản đối quyết liệt nữa.
Bởi trưng cầu dân ý tại Macedonia về việc gia nhập NATO thất bại, ngoài ý nghĩa là chiến thắng của Moscow trước Washington và Brussels, còn có giá trị như một “bảo bối” cho Tổng thống Putin trong đấu chọi với Mỹ-phương Tây.
Bất luận thế nào, việc Skopje cùng với Washington và Brussels thúc đẩy tiến trình gia nhập NATO của Macedonia, sau khi trưng cầu dân ý tại Macedonia thất bại, là hành động vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc dân chủ phương Tây.
Để Putin khai thác “tiền lệ pháp Kosovo”, Mỹ-phương Tây đã toát mồ hôi hột
Theo Hiến chương NATO, các quốc gia gia nhập liên minh là kết quả lựa chọn của người dân và chính quyền các nước. Điều đó cho thấy, nếu việc kết nạp Macedonia thành công thì cũng đồng nghĩa NATO lại tạo ra một “tiền lệ pháp nguy hiểm”.
Cách đây 19 năm, Mỹ-NATO đã tạo ra một tiền lệ pháp nguy hiểm, đó là “nặn” ra thực thể trái nguyên lý tại Kosovo – nhà nước Cộng hoà Kosovo – và hậu quả của sự việc này vẫn đang khoét sâu và ngày càng làm mục rữa nền tảng dân chủ.
Song hậu quả của “tiền lệ pháp Kosovo” còn nhẹ hơn rất nhiều so với hậu quả của “tiền lệ pháp Macedonia”, bởi tại Kosovo không diễn ra trưng cầu dân ý, ngược lại Macedonia tổ chức trưng cầu dân ý và có kết quả trái với ý muốn của Mỹ-NATO.
Gạt bỏ ý nguyện của người dân luôn nặng nề hơn rất nhiều việc không cho người dân thể hiện ý nguyện và hậu quả của việc này chắc chắc sẽ khủng khiếp hơn với nguyên tắc dân chủ – nền tảng vận hành của hệ thống chính trị Mỹ-phương Tây.
Ông Putin thực hiện việc tái sát nhập Crimea dựa trên trưng cầu dân ý đã tạo cảm hứng rất mạnh mẽ cho người dân xứ Catalan trong cuộc trưng cầu độc lập ngày 1/10/2017, từ đó tạo ra cái ung nhọt đang ngày đêm hành hạ thế giới phương Tây.
Nay chỉ cần nhà lãnh đạo Nga tạo điều kiện cho người dân thể hiện ý nguyện và tôn trọng ý nguyện người dân trong một sự kiện chính trị nào đó – mà ông chắc chắn chiến thắng – khi đó phương Tây sẽ khóc hận.
Nếu trao cho Putin “tiền lệ pháp Macedonia” nữa thì Mỹ-phương Tây sẽ phải khóc hận
“Vỏ quýt dày NATO” chỉ làm chùn tay Yeltsin, còn khi Putin giơ “móng tay nhọn” thì “vỏ quýt dày NATO” sẽ bị chọc thủng. Điều này được chứng mình rất rõ ràng qua việc Nga thanh toán sóng phẳng “món nợ Kosovo” trong Chiến tranh Nga-Gruzia.
Theo giới phân tích, Mỹ-NATO gạt bỏ ý nguyện của người dân Macedonia, quyết kết nạp Macedonia sẽ khiến Tổng thống Putin cười thầm trong bụng, dù bề mặt thì Moscow vẫn phản ứng quyết liệt như thường thấy mỗi khi NATO mở rộng quy mô.
Ngọc Việt
Theo baodatviet
Tàu chiến NATO và Ukraine muốn tập trận trên Biển Azov phải được Nga cho phép
Ngoại trưởng Nga tuyên bố tàu chiến của NATO chỉ được đi vào Biển Azov để diễn tập cùng Ukraine khi Matxcơva cho phép.
"Ukraine đang muốn diễn tập chung với NATO trên Biển Azov nhưng họ không thể thực hiện điều đó vì theo hiệp ước được ký giữa Nga và Ukraine, tàu chiến nước ngoài đi vào vùng biển này phải được cả Matxcơva và Kiev cho phép", TASS ngày 18/10 dẫn tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Tuyên bố của quan chức Nga được đưa ra sau khi quân đội Ukraine hồi đầu tháng 10 tuyên bố sẽ xây dựng một căn cứ quân sự trên bờ Biển Azov nhằm đối phó "mối đe dọa an ninh ngày càng tăng" từ Nga.
Ukraine và NATO cũng vừa kết thúc đợt tập trận không quân quy mô lớn tại khu vực Starokostiantyniv với sự tham gia của 1.000 binh sỹ và nhiều máy bay chiến đấu bao gồm tiêm kích F-15C của Mỹ.
Ông Lavrov còn cáo buộc Mỹ và NATO đang tìm cách nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông ở châu Âu nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai các vũ khí hạng nặng đến gần biên giới Nga. "Các cuộc tập trận của NATO ở Ukraine, Gruzia và Biển Đen mới chính là động thái khiêu khích chứ không phải cuộc tập trận của Nga và Trung Quốc ở Siberia", Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh.
Azov là vùng biển nằm giữa lãnh thổ Nga và Ukraine. Căng thẳng tại đây leo thang kể từ tháng 3 sau khi lực lượng biên phòng Ukraine bắt một thuyền đánh cá của Nga, động thái được Matxcơva ví như "cướp biển có tổ chức". Nga hồi tháng 6 cũng bắt hai ngư dân Ukraine với cáo buộc đánh cá trộm.
Nguồn: VnExpress
Macedonia khởi động đàm phán gia nhập NATO Hãng tin Anadolu ngày 18-10 (giờ địa phương) đưa tin, Macedonia đã bắt đầu tiến hành đàm phán để gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), sau hơn 10 năm theo đuổi khối này và vướng phải tranh chấp về tên gọi với một vùng lãnh thổ phía Bắc Hy Lạp. Theo lời mời chính thức của NATO đưa...