Đàn ông vai dài sức rộng lại ôm đứa trẻ đi xin không biết ngại và sự thật đau khổ
Chẳng biết mọi người nghĩ thế nào chứ, riêng tôi không bao giờ cho tiền mấy người ăn xin, cho dù tôi có thể bỏ vài triệu vào quỹ ủng hộ.
Chẳng hiểu sao dạo này có nhiều người giả dạng ăn mày đi xin ăn thế không biết nữa. Họ lại nghĩ ra đủ mọi chiêu trò kể khổ cho mọi người thương hại, câu chuyện của ai càng bi đát đau khổ thì càng được nhiều tiền. Chẳng biết mọi người nghĩ thế nào chứ, riêng tôi không bao giờ cho tiền mấy người ăn xin, cho dù tôi có thể bỏ vài triệu vào quỹ ủng hộ. Nếu cho những người ăn xin ngoài đường thì sẽ khiến càng ngày càng nhiều đội cái bang xuất hiện và khi ấy sẽ làm cho thành phố trở lên rách nát hơn. Thậm chí nhiều người còn núp đằng sau những bộ quần áo rách để đi lừa lọc người có tình thương không biết chừng.
Dạo này trước cổng nhà tôi chẳng hiểu sao lại xuất hiện một anh chàng cao to nhìn mặt mũi cũng sáng sủa vậy mà lại ôm khư khư đứa con đang ngủ say bí tỉ để ăn xin thế mới nực cười chứ. Chẳng biết cả ngày anh ta có xin được đồng nào không mà lần nào đi qua tôi cũng để ý vào cái nón trống trơn của anh ta. Tôi đắc chí cười trọc tức:
- Tôi là phụ nữ chân yếu tay mềm thế này mà cũng phải nai lưng ra kiếm tiền mới có mà ăn còn anh trẻ khỏe thế không đi kiếm việc mà làm lại định ngồi đây thi thử sức với mấy ông bà già và bọn trẻ con xem ai có câu chuyện hấp dẫn hơn à.
Tôi không bao giờ cho tiền mấy người ăn xin (Ảnh minh họa)
Anh ta chỉ cúi đầu không nói gì, trước khi mở cửa vào nhà tôi lấy chân đá vào người anh ta cái cho bõ ghét. Nhiều lần tôi muốn đuổi hắn ta đi chỗ khác cho đỡ chướng mắt nhưng bố mẹ tôi thì cho là tôi ích kỷ khó tính khó nết không có tình người nên tôi đành phải chấp nhận sống chung với lũ thôi.
Rồi bẫng đi một thời gian không thấy anh ta với đứa trẻ ngồi trước cổng nhà tôi nữa, tôi thấy thật thoải mái còn bố mẹ tôi thì ngày nào cũng trông ngóng anh ta, đang ngồi ăn cơm mẹ tôi thở dài:
- Nhìn hai bố con nó tội quá, nhiều lần tôi dò hỏi hoàn cảnh của cậu ta nhưng không bao giờ nó kể một lời nào, nếu như những kẻ ăn xin khác thì đó là cơ hội để kể khổ cầu xin lòng tốt của người khác, vậy mà.
Mẹ ngập ngừng rồi nói tiếp:
- Chẳng hiểu bố con nó dạo này đi đâu nữa, thật tội quá đàn ông mà phải bế con đi ăn xin thì khổ đến mức nào rồi.
- Mẹ chỉ được cái thương người thôi, có không biết bao nhiêu người lừa lòng tốt của mẹ không biết chừng.
- Thôi hai mẹ con ăn cơm nhanh đi đừng ngồi mà tranh luận nữa. Mỗi người một số phận không phải ai cũng được sung sướng hay lừa dối như con nghĩ đâu, sống phải có tình thương con ạ.
Chẳng đôi co với bố mẹ nữa tôi ăn nhanh rồi lên phòng nằm, chẳng nhẽ tôi là người sai sao, tôi không tin được rồi để mai khi trời sáng tôi sẽ lộn cả thành phố này lên để vạch bộ mặt lừa lọc của anh ta cho bố mẹ xem.
Từ sáng tinh mơ tôi đã dậy để chuẩn bị đi tìm sự thật về người đàn ông ăn xin với đứa trẻ trên tay. Tôi bắt đầu dò hỏi mấy bà quán nước xung quanh nhà rồi hỏi bọn trẻ cái bang và người dân xung quanh khu nhà mình. Sau nhiều tiếng kiên trì cũng có một đứa trẻ biết tung tích của anh ta, nó còn dẫn tôi đến tận nơi anh ta đang ở. Rỡ chiếc cổng của ngôi nhà đang xây bỏ dở, trước mắt tôi là cảnh anh ta đang nằm trên chiếc chiếu rách rưới người rét co ro chỉ có một chiếc chăn ấm thì đang đắp cho đứa trẻ đang nằm chơi với đùa với anh ta.
Video đang HOT
Nhìn anh gầy và xanh quá khiến tôi phải giật mình hỏi:
- Anh đói ăn lắm đâu mà nhìn tiều tụy thế?
- Cô đến đây làm gì?
- Tôi tưởng anh chết rồi nên đến thắp nén hương vậy thôi.
- Cảm ơn lòng tốt của cô, chắc ngày đó cũng đến nhanh thôi cô không phải chờ đợi lâu đâu.
- Tôi nói đùa vậy đấy, anh nói làm tôi phát sợ.
- Tôi cũng sắp chết rồi mà chưa thể nhắm mắt khi nhìn đứa con bé bỏng của mình không biết sẽ đi đâu về đâu.
- Vậy hóa ra nó là con anh thật à? Thế mà từ trước đến giờ tôi cứ nghĩ anh là kẻ chuyên lừa đảo lòng tốt của mọi người.
(Ảnh minh họa)
- Tôi không thể trách cô được, nhiều người cùng ý nghĩ như cô thôi. Tôi cũng từng có một gia đình hạnh phúc nhưng sau vụ hỏa hoạn trong đêm đã cướp đi tính mạng của người vợ người thân duy nhất của tôi và toàn bộ tài sản mà hai vợ chồng gây dựng trong nhiều năm. Để lại cho tôi đứa con mới mấy tháng tuổi.
- Sao anh không tìm về những người thân nhờ họ giúp đỡ?
- Vợ chồng tôi đều là những đứa trẻ mồ côi không cha không mẹ lớn lên từ tình thương của mọi người lấy đâu ra người thân chứ. Tưởng đã thoát được cảnh cơ hàn vậy mà sau nhiều năm cố gắng tôi vẫn phải quay lại cái nghề rẻ rúm cả xã hội khinh bỉ.
- Nhưng tại sao nhìn anh yếu quá vậy? Thế không đi ăn xin bố con anh ăn bằng cái gì?
- Tôi bị mắc bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối, dạo này sức khỏe yếu lắm nên tôi không thể tiếp tục hành nghề ăn xin được nữa. Thật may mấy hôm nay có bọn trẻ thường xuyên lui tới đưa thức ăn cho bố con tôi sống qua ngày nếu không chắc gì cô đã nhìn thấy tôi.
Nghĩ đến cảnh bố con anh ấy sắp phải chia lìa tôi không thể kìm được nước mắt. Bố mẹ tôi đã đúng, không phải cứ ăn xin là dối tra lừa lọc cũng nhiều người có cuộc sống bi đát mà ta không thể biết được.
Bế đứa bé trên tay, nhận lời cầu xin của anh ta mà tôi đau nhói trong lòng:
- Trước khi rời bỏ cõi đời này, tôi hi vọng cô hãy cưu mang lấy đứa con của tôi, sau này nó lớn lên dù nó làm ô sin cho cô tôi cũng vui lòng vì dù sao nó cũng được sống trong một ngôi nhà sạch đẹp chứ không phải sống cả tuổi thơ ngoài phố như bố mẹ nó.
Một đứa con gái với mức lương vài triệu như tôi nuôi bản thân chưa nổi thì làm gì nuôi nổi đứa trẻ nhưng tôi vẫn gật đầu đồng ý để cho anh ấy ra đi một cách thanh thản.
Bế đứa bé và mang tin buồn về báo cho bố mẹ tôi, thật may mẹ tôi là người ăn chay niệm phật nên luôn có tình thương người, mẹ bàn với bố lo an táng chu tất cho anh ta và sẽ giữ đứa trẻ lại chăm sóc cho nó được học hành tử tế. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi có ánh mắt thương cảm trân trọng những người nghèo. Đúng họ cũng là một con người cũng có da có thịt và cũng cần tình thường bao la của đồng loại.
Theo GĐVN
Con chết, gia đình mang một đứa trẻ khác đến lừa mẹ, thấy cô chịu cho con bú, cả nhà...
Vất vả 5 năm trời cô mới nhận được thông báo từ bác sĩ rằng cô đã mang thai. Nghe tin đó, cô nắm chặt tay bác sĩ, lắp bắp mãi chẳng thể nào thốt nên lời. Chị không dám tin những gì chị vừa được nghe thấy là sự thật. Chị đã được làm mẹ sau 5 năm trời dài đằng đẵng chờ đợi. Không chỉ có mình chị vui mừng mà còn cả nhà chồng chị, bố mẹ chị nữa. Ai cũng háo hức hơn Tết về.
Ảnh minh hoạ
Cuối cùng thì điều chị luôn mong mỏi, luôn trông đợi đã đến với chị. Thậm chí trong giấc mơ, chị cũng mong nó thành sự thật và nó đã thành sự thật rồi. Có bầu, chị đến nói to cũng không dám. Lúc nào cũng nhẹ nhàng, cẩn thận hết mức. Chị sợ, thực sự chị rất sợ sẽ có chuyện gì đó xảy ra với con chị. Âu cũng dễ hiểu mà thôi, thứ gì càng khó có được thì khi có được rồi, bên cạnh sự nâng niu, trân trọng, còn là sự lo sợ nữa.
Lúc nào chị cũng sợ sẽ có chuyện không may xảy ra. Thậm chí, có hôm chị mơ, chiếc bụng bầu của chị biến mất, giật mình tỉnh dậy, chị đưa tay sờ xuống bụng, run rẩy rồi bật khóc. Anh vỗ về, động viên chị, nhìn chị anh vừa thương, vừa lo lắng vô cùng. Anh chỉ mong cho sớm qua 9 tháng 10 ngày, đứa con chào đời khỏe mạnh để chị không còn sống trong lo lắng, sợ hãi như vậy nữa.
Cả nhà được đặt trong tình trạng báo động đỏ vì chị sinh non. Chị sợ hãi, mặt tái mét. Nằm trên bàn phẫu thuật, chị nắm tay bác sĩ, cầu xin:
- Xin bác sĩ, dù cho có chuyện gì xảy ra, cũng phải cứu con tôi trước tiên!
Bác sĩ vỗ về, trấn an tinh thần cho chị. Chị được tiêm thuốc đợi sinh. Chị đã biết chuyện sinh nở sẽ đau đớn vô cùng, chỉ là bây giờ trải qua, chị mới biết nó đau đớn hơn chị nghĩ gấp trăm ngàn lần. Và tệ hơn...
- Bác sĩ ơi! Tôi không nghe thấy tiếng khóc của con tôi.
- Con của chị...
Chị chưa kịp nghe hết câu đã ngất lịm. Trong giấc mơ, chị mơ thấy đứa con bé bỏng vẫy tay chào chị. Chị mở chừng mắt ra, mọi người mừng rỡ vì cuối cùng chị cũng đã tỉnh. Nhưng hình như chị không quan tâm đến sự tồn tại của mọi người. Chị đảo mắt thật nhanh tìm con chị. Chị cười, cười như điên dại khi thấy con nằm bên cạnh mình. Chị ôm con lên, nâng niu con trong lòng và cho con bú. Thấy chị ung dung, mọi người tưởng kế hoạch đã thành công liền dặn dò chị nghỉ ngơi rồi quay ra ngoài. Quay bước đi, mọi người thở phào nhẹ nhõm vì chị đã không phát hiện ra sự thật. Thật ra thì...
Con chị đã mất ngay khi vừa qua đời nhưng mọi người sợ chị không chịu được cú sốc ấy. Cũng may thay lại có một đứa trẻ sơ sinh bị mẹ bỏ rơi trong viện nên mọi người đã quyết định liều một phen, đánh lừa chị. Còn hơn là để chị sống trong tuyệt vọng, đau khổ. Hơn nữa, đứa trẻ đó cũng rất đáng thương. Nhưng có ai ngờ đâu khi mọi người quay lại phòng thì...
Cảnh tượng trước mắt thật kinh hoàng, chị đã phát hiện ra đứa trẻ không phải con chị và chị đang...
- Con định bế con đi đâu vậy? - Mẹ chồng chị hốt hoảng
- Nó đâu phải con của con. Con mang trả nó cho mẹ nó. - Chị nhẹ giọng
- Nó là con của con mà! - Mẹ chồng chị cố trấn tĩnh lại
- Con của con đã mất rồi! Giờ con về lo hậu sự cho nó. Còn đứa trẻ này, nó cần về với mẹ nó!
- Tại sao con biết nó không phải con con!
- Tình mẫu tử mẹ ạ!
- Con không thể cưu mang nó sao? Nó đã bị mẹ bỏ rơi một lần rồi, không lẽ con nhẫn tâm bỏ rơi nó lần nữa?
Câu hỏi của mẹ chồng khiến chị thấy đau tận tâm. Con chị mất, chị giữ con chẳng được. Còn người ta lại mang khúc ruột của mình đi bỏ. Chị buồn, thực sự buồn vô cùng. Nhìn khuôn mặt đứa trẻ ngây thơ, nó đã uống sữa của chị một lần. Chị chợt nghĩ, có lẽ ông trời đã mang nó đến để đền cho chị đứa con đã mất. Chị nhìn mẹ chồng chị, ẵm đứa trẻ lên mỉm cười.
- Mình về nhà thôi mẹ!
Nỗi đau của chị vẫn còn nguyên đó nhưng không có nghĩa là chị sẽ gục ngã. Chị sẽ chăm sóc đứa trẻ này và tiếp tục chờ đợi, chờ đợi ngày chị được chăm sóc đứa con của chính mình.
Theo Webtretho
Những người phụ nữ không bao giờ nghĩ đến quà ngày 8/3 Trong khi nhiều chị em háo hức làm đẹp chờ đón ngày mùng 8/3 để được đón nhận những bó hoa, món quà của chồng, của bạn bè khác giới thì vẫn còn những người phụ nữ phải bươn chải cùng với cuộc sống. Nghèo khó, bệnh tật, chưa bao giờ dám nghĩ đến một món quà ngày 8/3. Bà Nguyễn Thị Loan...