Đàn ông và chuyện chủ chi tình phí
Suy nghĩ ‘đàn ông phải trả tất’ vô tình tạo ra áp lực cho phái mạnh và là cớ để phụ nữ dựa vào. Tình yêu chân thành không cần tính toán nhưng phải có sự sẻ chia.
Những quy tắc hẹn hò vẫn tồn tại như một luật bất thành văn nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc xem chúng xuất hiện từ khi nào. Thật khó để đưa ra được thời điểm chính xác nhưng có một điều chắc chắn chúng ra đời từ rất lâu. Xã hội trải qua nhiều giai đoạn với những thay đổi khác nhau nhưng việc một người đàn ông chủ động trong hẹn hò, trả tiền cho bữa ăn tối, thanh hoá hoá đơn xem phim… vẫn khó phai mờ trong tư tưởng của cả giới nam và nữ.
Những quy tắc này bám sâu vào nếp nghĩ của chúng ta một phần thông qua phim ảnh. Những tác phẩm xây dựng hình ảnh quý ông lịch thiệp ra đời từ khoảng năm 1650 đã liệt kê một loạt tiêu chuẩn đánh giá đàn ông như: ăn mặc bảnh bao, áo vest, mũ phớt, đầu tóc bóng mượt, bộ ria con kiến… Quan trọng hơn là cách hành xử nhún nhường trước phụ nữ đã trở thành khuôn mẫu. Một người đàn ông chân chính không bao giờ để phụ nữ trả tiền. Đó là cách rõ nhất thể hiện lòng trân trọng đối với phái đẹp.
Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, phụ nữ có nhiều cơ hội làm việc và thể hiện bản thân hơn. Việc độc lập về tài chính của chị em kéo theo suy nghĩ không nên dựa dẫm quá nhiều vào đàn ông. Ở các nước phương Tây, khái niệm “share” (chia sẻ) tiền ăn rất phổ biến. Thậm chí, họ còn rõ ràng tới mức anh trả phần anh, tôi trả phần tôi. Còn ở một số xã hội phương Đông truyền thống, trong đó có Việt Nam, suy nghĩ này mới chỉ xuất hiện ở nhóm những người trẻ.
Dương (19 tuổi, sinh viên đại học) cho biết “Mình và người yêu vẫn đang đi học nên làm gì có nhiều tiền. Mỗi lần đi chơi, bọn mình chia sẻ hoá đơn xem phim, uống nước. Nhưng thường là anh ấy trả nhiều hơn. Mình một phần, anh ấy hai phần”.
Video đang HOT
Cách xử lý của Dương có lẽ cũng giống như nhiều cặp đôi còn đang đi học khác. Thế còn với những người đã đi làm và độc lập, tự chủ về kinh tế thì sao? “Anh ấy luôn giành phần trả tiền. Nhưng thỉnh thoảng tôi cũng tranh trả. Chúng tôi không nói thẳng với nhau nhưng tự hiểu đó là sự luân phiên. Tôi cũng cảm thấy thoải mái hơn khi cư xử như thế” (Trang, 27 tuổi, Kế toán).
Con trai nói gì? “Nếu tôi có điều kiện kinh tế dư giả thì tất nhiên, tôi chẳng bao giờ muốn bạn gái trả tiền cả. Tôi không quen với việc đó và chắc mọi người xung quanh cũng không mấy thiện cảm khi nhìn thấy bạn gái mở ví trả tiền. Chỉ trừ trường hợp cô ấy muốn khao tôi nhân dịp gì đó thì được” (Thành, 28 tuổi, Lập trình viên).
Tình yêu thiêng liêng và là cảm xúc rất tự nhiên của trái tim. Nhưng không thể phủ nhận được vai trò của các yếu tố vật chất (tiền bạc) trong việc củng cố mức độ bền chặt. Không cần phải so đo, tính toán đến mức sòng phẳng quá mức nhưng nếu bạn gái tinh tế hơn khi không đặt gánh nặng tiền bạc lên vai chàng thì chuyện tình yêu sẽ thêm phần thú vị. Hơn nữa, yêu có nghĩa là sẻ chia thì cũng nên chia sẻ cả những điều thực tế nhất.
Theo VNE
Anh 'cưa' đổ tôi chỉ với 23.000 đồng tình phí
Một lần đi chơi, trước giờ hẹn anh nhắn: 'Em, anh xin phép được mặc quần short nhé vì thấy trời sắp mưa rồi'. Tôi mến anh từ đó.
Tôi quen anh trên mạng, chủ yếu để nói chuyện cho vui. Lần đầu chat với anh, chẳng có gì đặc biệt. Chiều chủ nhật buồn, để kết thúc buổi nói chuyện nhạt nhẽo, tôi bảo "Thôi em phải out đây, có việc". Anh bảo: "Ừ, giờ anh cũng xuống phụ mẹ nấu cơm". Tôi chuyển sang chế độ ẩn nick (invisible), thầm nghĩ: "Cái anh chàng này chắc ngoan lắm đây, chiều chủ nhật mà ở nhà phụ mẹ nấu cơm, chuyện hiếm của trai thành phố".
Một hôm, có việc rắc rối trong công việc, rất bực bội, căng thẳng, tôi bấm số gọi anh: "Tối gặp cafe anh nhé", cốt để nói chuyện trên trời dưới đất mà... xả stress. Tôi hẹn anh 19h30 ở quán cafe gần nhà vì tôi là chúa lười đi xa. 20h hơn, tôi vẫn ở nhà. Anh gọi: "Em còn chưa đến nữa hả, anh đang ở quán cafe Hoa Sứ nè". Tôi ỡm ờ: "Ừ, em đang đến". Thực ra tôi đã quên bẵng việc hẹn gặp anh sau một lúc nằm nghe nhạc. Tôi tặc lưỡi, anh đã đến nơi rồi, thôi kệ, tới gặp xem sao.
Anh mặc áo sơ mi, đóng thùng, mang giày đàng hoàng. Gặp tôi, anh cười, nụ cười rất hiền. Buổi nói chuyện chóng vánh. Tôi 3, 4 lần muốn nhỏm lên đi về. Anh 4, 5 lượt níu kéo: "Ngồi nói chuyện với anh tí nữa". Vừa về đến nhà, anh nhắn: "Gặp anh, em có cảm nghĩ gì không?". Tôi thẳng thắn: "Không, chẳng có một chút gì hết, bình thường". Anh bảo: "Vậy à, vậy chúc em ngủ ngon".
Mấy hôm sau, anh hay hẹn tôi lên chat. Tôi cũng đồng ý cho có lệ. Thực ra, hình như với cái tuổi của mình, tôi đã chán việc tua đi tua lại cái điệp khúc "làm quen, mến mến, thích thích, hẹn hò, yêu đương, giận hờn, thử thách... rồi mới tính đến việc cưới xin". Tôi bảo anh: "Tới tuổi này rồi, em ngán cảnh tua đi tua lại cái điệp khúc ấy, giờ quen thấy hợp thì cưới, khỏi tốn thời gian". Anh bảo "Ừ".
Thỉnh thoảng anh vẫn hẹn tôi uống cafe nhưng mãi tôi vẫn chưa thấy mình có chút tình cảm gì với anh. Cho đến một ngày, anh nhắn: "Em, anh xin phép em cho anh được hẹn hò với em nhé". Tôi bật cười ha ha khi nhận được tin nhắn đó. Tôi trả lời "Okie, đồng ý thôi nhưng nói trước là em già rồi nên khó tính lắm đấy".
Lần đi chơi tiếp theo, trước khi đến đón tôi, anh nhắn: "Em, anh xin phép được mặc quần short nhé vì thấy trời sắp mưa rồi". Lần này, tôi không những cười to mà còn mang tin nhắn cho hai chị cùng phòng đọc. Cả ba được một trận cười vỡ bụng. Chưa bao giờ tôi nhận được một lời xin phép ngộ nghĩnh như vậy. Hôm đó, đi uống cafe với anh, lần đầu tiên tôi thấy vui. Tôi bắt đầu mến anh.
Một bữa, tôi ngồi sau xe anh, anh quay lại bảo: "Em, anh xin phép được... nắm tay em nhé". Lúc đó, tôi không trả lời, anh kéo tay tôi ôm vòng eo của anh. Tôi đồng ý làm bạn gái anh là thế. Rất đơn giản, nhẹ nhàng, pha một chút hài hước. Anh hơn tôi 4 tuổi nhưng tính tình đôi lúc còn trẻ con. Nhiều khi còn phải đợi tôi nhắc: "Anh cần quan tâm em hơn nữa". Lý do dễ hiểu là từ trước đến giờ anh rất "nhát gái", chưa từng quen ai. Suốt thời gian quen nhau, anh có bất kỳ hành động gì hoặc muốn làm gì đều phải "xin phép". Dần dần, tôi thấy mình hình như... yêu.
Quen anh được hai tháng, tôi bảo: "Anh có tính đến chuyện cưới xin với em không? Nếu quen để mà quen thì thôi, chấm dứt, đừng làm mất thời gian cả hai vì ai cũng đã lớn". Anh trả lời: "Bộ nhìn mặt anh giống đang quen giỡn chơi lắm sao?". Tôi tiếp tục: "Nếu có ý định đi tới, cả hai phải sống đúng với bản chất của mình. Em biết, không ai hoàn hảo cả. Đừng để lúc yêu thấy tình yêu toàn màu hồng, cố che đậy cái dở, cái xấu của nhau để rồi sau này thất vọng. Hãy sống đúng với bản chất của mình để xem người kia có chấp nhận được những điểm xấu của người còn lại hay không?". Anh đồng ý.
Những lần hẹn hò với anh, đa số ra ngồi công viên, đi dạo bộ và xem người ta khiêu vũ. Tình phí mấy tháng anh quen tôi chỉ là 20.000 đồng cho 2 chai nước giải khát và 3.000 đồng cho việc gửi xe. Vậy nhưng tôi thấy bình yên, thấy vui và thấy an tâm khi ở gần anh.
Một ngày, anh nhìn vào mắt tôi bảo: "Em, anh xin phép...". Nói đến đó, tự nhiên anh đỏ mặt, lúng túng. Tôi hiểu và kịp lấy tay ngăn anh: "Việc này không phải xin phép, mà anh phải hỏi là 'Em có đồng ý... không', lúc này không xin phép nữa nhé". Anh phì cười. Đó là lời cầu hôn anh dành cho tôi sau 6 tháng quen nhau.
Đám cưới chúng tôi diễn ra đơn giản, có bạn bè hai bên đến chung vui. Bạn bè tôi không ngờ một cô gái sắc sảo, cá tính như tôi lại đồng ý lấy một anh chàng hiền và nhát đến mức như vậy. Mọi người thường trêu chọc: "Không biết ông Lộc (tên của anh) nói cái chi mà mày đồng ý nhanh vậy". Anh nhìn tôi, tôi nhìn anh và cười.
Theo VNE
Tôi không thể có con vì chồng tôi quá 'yếu' Anh xấu hổ, mặc cảm và luôn thấy có lỗi với tôi vì anh không làm tròn được bản lĩnh đàn ông. Nhiều lúc tôi đã nghĩ tới chuyện hay là kiếm một đứa con rồi sống cùng anh nhưng cũng khó (Ảnh minh họa) Tôi thực sự cảm thấy xấu hổ và buồn tủi khi phải nói về điều không hay ho...