Đàn ông sẽ dễ dàng thành đạt khi duy trì thói quen hôn vợ trước khi đi làm
Để cuộc sống vợ chồng thêm phần khăng khít, mỗi người chồng nên mạnh dạn ôm hôn vợ mình mỗi sáng trước khi ra khỏi nhà.
ảnh minh họa
Ở các nước phương Tây, văn hoá chào hỏi bằng nụ hôn phớt trên má giữa những người thân quen không có gì là xa lạ. Và việc các cặp vợ chồng chào tạm biệt nhau bằng nụ hôn mỗi sáng ra khỏi nhà và mỗi buổi chiều trở về là điều thường thấy. Ngay cả một số nước châu Á như Ấn Độ cũng có những văn hoá chào hỏi giữa vợ và chồng bằng những nụ hôn thân thiết trên trán, má hoặc môi. Vậy tại sao phải hôn vợ trước khi đi làm? Lí do là, một nụ hôn – dù ngắn nhất cũng vài giây – có rất nhiều ý nghĩa:
Về mặt tình cảm
Nụ hôn giúp cho trái tim hai người xích lại gần nhau hơn, khiến cho tình yêu thăng hoa, xoá đi mọi ưu phiền hay hiểu lầm, xích mích giữa vợ và chồng. Theo nhiều chuyên gia tâm lý học, việc người chồng hôn vợ mỗi sáng là một trong những điều hữu ích giúp giữ gìn mối liên kết lãng mạn giữa vợ và chồng. Lí do là bởi thông qua nụ hôn, người vợ và người chồng sẽ phần nào nắm bắt được tâm tư tình cảm của đối phương cũng như thông tin tới đối phương những tâm tư tình cảm của mình. Từ đó, cả hai sẽ có những sự thấu hiểu nhau hơn về tâm hồn, tăng khả năng đồng cảm và giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Về mặt sức khoẻ
Video đang HOT
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, việc hôn nhau sẽ kích thích các tế bào thần kinh cũng như các bó cơ trên mặt, tạo ra những hiệu quả tích cực cho quá trình thư giãn cơ thể, giảm stress. Ngoài ra, theo những nghiên cứu chưa chính thức, việc một người đàn ông chăm chỉ hôn vợ trước khi đi làm có khả năng sẽ sống thọ hơn những người khác tới vài năm. Dù chưa một nghiên cứu chính thức nào thực sự chỉ ra tác động của nụ hôn tới tuổi thọ con người nhưng trên thực tế, những tác động tích cực của nụ hôn tới việc giảm stress là hoàn toàn chính xác.
Về mặt tâm linh
Nhiều người tin rằng, việc đàn ông chăm chỉ thực hiện nguyên tắc hôn vợ trước khi đi làm sẽ giúp cho sự nghiệp thăng hoa nhanh chóng và bền vững. Tại sao ư? Bởi sau mỗi nụ hôn với vợ, người đàn ông sẽ có thêm nhiều tự tin và động lực hơn nữa để phấn đấu trong công việc. Điều đó như một liều thuốc thần kỳ, vừa giúp người chồng giảm stress trong công việc, từ đó tăng hiệu quả làm việc, vừa là bùa may mắn giúp người chồng thuận lợi vượt qua khó khăn. Tất cả những điều đó cộng lại sẽ tạo ra sự nghiệp thành công cho người chồng, “tiền vào như nước”, “thuận buồm xuôi gió”.
Việc hôn vợ trước khi đi làm không phải điều gì to tát, khó khăn. Trong khi đó, lợi ích của những nụ hôn này lại vô cùng thiết thực. Trước tiên chưa bàn đến chuyện liệu có thực sự giúp người chồng sống thọ hơn, sự nghiệp phát triển ổn định hơn hay không. Nhưng về cơ bản, ý nghĩa của nụ hôn tới đời sống tình cảm vợ chồng là vô cùng thực tiễn. Mỗi người phụ nữ đều có tế bào lãng mạn trong tâm hồn. Dù có nói thành lời hay không nói thành lời, thì họ đều mong muốn nhận được sự quan tâm, những cử chỉ lãng mạn từ người chồng. Bởi đó là những điều thực tế nhất giúp họ thấy được tình yêu của đối phương với mình, ngoại trừ những lời nói sáo rỗng mà nhiều người đàn ông còn chẳng nói được.
Do đó, để cuộc sống vợ chồng thêm phần khăng khít, mỗi người chồng nên mạnh dạn ôm hôn vợ mình mỗi sáng trước khi ra khỏi nhà. Hãy bỏ qua hết những rào cản tâm lý, bứt phá khỏi những ngượng ngùng không đáng có giữa vợ và chồng để làm những điều có ích cho hạnh phúc gia đình, dù đó là những điều rất nhỏ như hôn vợ mỗi buổi sáng. Không nên lạc hậu, cứng nhắc quá lâu mà bỏ qua những điều tốt đẹp nhất!
Theo Phununews
Mẹ chồng khó tính lại chi ly, con dâu dùng kế hiểm thay đổi cục diện cả nhà chồng
Mất 3 tháng đầu làm quen với nếp sống nhà chồng, Thơ tự nhủ mình phải mạnh dạn thay đổi thì mới cải thiện được không khí và mối quan hệ các thành viên trong gia đình chồng.
Kết hôn một năm, Thơ quyết định chuyển công tác từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội để sống gần chồng. Tuy nhiên, ra tới Hà Nội làm dâu, Thơ đã bị sốc.
Từ ngày ra Hà Nội, ngày nào cũng 6h kém Thơ cũng phải dậy để nấu ăn cho cả nhà chồng, dọn dẹp bếp núc sau đó mới được đi làm. Chiều đến, sau giờ làm Thơ phải về nhà nấu cơm, không được la cà cà phê. Ăn tối xong phải lấy tăm, giấy lau miệng cho bố mẹ chồng nếu không sẽ bị nói là thiếu lễ phép. Tất cả những điều này khác hoàn toàn với lối sống tự do, tiểu thư của cô khi còn ở Sài Gòn.
Tuần đầu tiên vào bếp của Thơ, mẹ chồng luôn kè kè ở bên căn dặn: Con nấu cơm nhớ đong gạo mỗi người đúng nửa bơ gạo. Không hơn không kém. Canh đúng mỗi người một bát, đổ nước sao cho không được thừa vì nếu phải đổ đi là có tội. Chiên xào các món, nếu có thừa dầu ăn, phải chắt ra để lần sau dùng cho bằng hết...
Vì là dâu mới, Thơ đã cố gắng làm nhiều món ngon với hy vọng sẽ lấy lòng được bố mẹ chồng. Nhưng không ngờ, bữa cơm thành thảm họa khi Thơ nấu quá ngọt so với nhà chồng.
Ảnh minh họa.
Chưa kể, mỗi lần đi mua sắm cũng là một lần Thơ phải giấu giếm bởi nếu không sẽ bị mẹ chồng bĩu môi nhắc đi nhắc lại: "Là hoa có chủ rồi, mặc đẹp cho ai ngắm"... Ánh mắt săm soi cộng với cách nói của mẹ chồng luôn khiến Thơ cảm thấy bị gò bó, khó chịu.
Không những thế, mẹ chồng Thơ còn mắc "bệnh" yêu con trai thái quá, đến mức làm gì cũng thích kêu con trai làm, con dâu giúp thì lườm nguýt. Đặc biệt, vừa lấy chồng được 2 tháng, cô đã bị bà nói bóng gió "không sinh được cho bà đứa cháu đích tôn thì cứ liệu hồn..." khiến cô sởn gai ốc, cảm thấy mình gần như bế tắc, không biết làm thế nào để hòa hợp được với gia đình chồng.
Mất 3 tháng đầu làm quen với nếp sống nhà chồng, Thơ tự nhủ mình phải mạnh dạn thay đổi thì mới cải thiện được không khí và mối quan hệ các thành viên trong gia đình chồng.
Đó là thay vì nấu mỗi người nửa bơ gạo, gần 1 tuần liền Thơ cắm cơm ít hơn mẹ chồng dặn. Đến bữa, Thơ mạnh dạn ăn đủ 2 bát cơm, chan nhiều canh, vậy là làm bố chồng và chồng thiếu cơm. Kể từ bữa đó, mẹ chồng Thơ kêu con dâu bỏ việc áp dụng đong gạo trước khi nấu.
Về dùng dầu ăn, đến bữa nấu ăn, Thơ toàn lén mẹ chồng dùng dầu mới rót ra từ chai. Nhưng có hôm Thơ nghĩ ra kế, rán thịt cháy một chút và bảo với chồng vì dùng dầu thừa còn lại nên mới vậy, chồng Thơ nhăn mặt bực bội vì đã làm hỏng món khoái khẩu của anh. Thế là hôm sau, anh mang về nhà rất nhiều báo chí, với hàng chục gạch đầu dòng về những cái hại khi dùng đi dùng lại dầu ăn...
Lại nói chuyện nước sinh hoạt. Mẹ chồng Thơ có thói quen dùng nước rất tiết kiệm. Những nước rửa rau xong đều giữ lại, đổ đầy chậu để trong nhà vệ sinh. Thế nên ngày mới làm dâu, Thơ thường bị mẹ chồng lườm nguýt, mắng về tội dùng nước quá phí.
Sau một thời gian răm rắp nghe theo, Thơ nghĩ ra cách, không phục vụ sẵn nước nôi cho chồng dùng nữa, mà thường xuyên dặn chồng nước nào trong phòng tắm dùng để cọ rửa, nước nào có thể rửa tay chân... khiến chồng cô được phen "tẩu hỏa nhập ma". Hôm sau anh có ý kiến với mẹ chồng là bỏ ngay việc tiết kiệm "quá thể đáng" ấy đi.
Tóm lại, cuộc sống làm dâu của Thơ sau hơn 2 năm ra Hà Nội giờ đã thoải mái hơn nhiều, nhiều nếp xưa của nhà chồng đã thay đổi để phù hợp với cuộc sống có thêm dâu mới.
Theo 24h
Bạn trai không vui khi tôi tự tin hơn vào bản thân Thấy anh như vậy tôi cảm giác có lỗi rồi chợt nghĩ hay là cứ như trước kia, ở trong cái vỏ ốc của mình thôi. Tôi quen một anh hơn 9 tuổi, anh quan tâm chăm sóc tôi, luôn cho tôi những lời khuyên lúc cần thiết. Bên anh, tôi học được rất nhiều từ cuộc sống. Tôi luôn yêu thương, quý...