Đàn ông quá tham lam mới có người thứ ba ‘vào nhà’
Khi có sự xuất hiện của người thứ ba, mọi tội lỗi dường như “đổ lên đầu” họ. Nhưng có không ít câu chuyện thực tế cho thấy người đàn ông, người chồng, chính là những kẻ “bẫy tình”
Khi một cuộc hôn nhân rạn vỡ, người ta thường nghĩ ngay đến người thứ ba. Khi nghi ngờ người chồng ngoại tình, người vợ thường giận dữ và cho rằng một phụ nữ tàn nhẫn nào đó đã kéo chồng ra khỏi gia đình mình. Và kẻ thứ ba đó chắc chắn là người xấu xa, tồi tệ.
Nhưng trên thực tế đã có những phụ nữ bị bắt buộc làm người thứ ba. Họ từng chạy trốn trước sự săn đón, lôi kéo, nài nỉ và thậm chí còn dọa nạt của những người đàn ông tham lam.
Những câu chuyện sau đây được ghi lại từ quá trình tham vấn tâm lý.
Chị M. thật sự sốc khi đọc được những dòng chữ từ Facebook của chồng mình. Thì ra những gì anh nói về người phụ nữ ấy là hoàn toàn khác với những lời tán tỉnh, năn nỉ của anh khi viết cho người ấy. Thế mà chị cứ nghĩ người con gái ấy đã vô tâm cướp đi tình cảm của anh dành cho chị, người đó đan tâm phá nát gia đình chị. Và chị từng tự an ủi mình rằng anh là người bị động, vô tội trong sự đổ vỡ này. Giờ thì chị mới hiểu sóng gió trong nhà mình là chính từ chồng chị, người vẫn luôn nói rằng “Anh luôn muốn giữ gia đình, nhưng người con gái ấy không chịu buông tha anh”.
Chị H. đau khổ khi biết chồng mình có mối quan hệ ngoài luồng, cho dù anh vẫn cố thanh minh rằng cô ấy chỉ là bạn cũ. Chị từng lục lọi trong tất cả những thông tin về quá khứ của anh để tìm cô bạn cũ đó. Chị đã gọi điện để tuyên chiến, một cuộc chiến “không khoan nhượng” để giành chồng về nhà mình. Chị đã dùng những lời lẽ gay gắt và cố gắng xúc phạm tới cô ấy.
Thậm chí chị đã gọi điện cho chồng của cô ấy để thông báo tin này. Chị hi vọng là cô ấy sẽ buông tha chồng mình. Chị tin vào lời của anh: “Thấy anh “ngon lành” nên cô ta cứ bám lấy anh, cô ta muốn bỏ cả gia đình để theo anh đi cùng trời cuối đất”. Nhưng khi người thứ ba kia đưa cho chị xem những tin nhắn của chồng thì chị mới tá hỏa rằng chồng mình đang cố bằng mọi cách để kéo người phụ nữ ấy về với mình. Anh ấy đã nhắc tới những giây phút ngọt ngào nhất của quá khứ, anh ấy đã năn nỉ để cô ấy tha thứ cho quyết định chia tay của mình. Thậm chí anh ấy khẳng định rằng cuộc hôn nhân hiện tại của anh không hề có tình yêu và hạnh phúc.
Chị T. đang làm chủ một doanh nghiệp. Chị có sắc đẹp, có tiền, có quyền nên chị rất tự tin. Chưa bao giờ chị nghĩ chồng mình lại có thể “dám lơ là” với chị. Thế mà một ngày chị nhận được tin từ một người bạn, chồng chị có người thứ ba. Chị hình dung đó là một cô gái ham tiền, ăn chơi, hư hỏng đang bám theo chồng mình. Chị nghĩ chồng mình đang bị bỏ bùa bỏ ngải và bị lợi dụng. Chị thuê người đi tìm cô gái ấy để đánh ghen, dằn mặt. Sự kiêu hãnh của một phụ nữ thành công đã không cho phép chị nhân nhượng với bất cứ ai. Chị không nghĩ rằng chồng chị, người đàn ông theo đuổi mình bao năm, lại phản bội mình. Chồng chị chối đây đẩy và thề với chị rằng cô gái ấy bám theo anh, còn anh thì vô tội. Chỉ khi tiếp xúc với những người bạn của anh chị mới vỡ ra rằng anh đã theo đuổi cô ấy, hết ngon ngọt dụ dỗ rồi lại dọa dẫm. Anh ấy muốn chứng tỏ với mọi người mình có thể chinh phục bất cứ người con gái nào anh muốn.
Video đang HOT
Người phụ nữ khi biết chồng mình có người thứ ba thường biện minh cho việc sa ngã của chồng. Họ không muốn tin vào sự phản bội của chồng nên nghĩ rằng vì đối tượng đó đã tấn công và chồng mình rơi vào thế bị động. Họ thường xây dựng và áp đặt cho hình ảnh người thứ ba là xấu xa, tham lam, tàn nhẫn. Họ không muốn so sánh mình với người phụ nữ khác trong vai trò làm vợ của mình.
Có thể vì như thế họ sẽ bớt cảm giác bị tổn thương, bị xúc phạm. Họ cũng muốn nghĩ tốt về chồng mình để quyết tâm níu kéo chồng về với gia đình. Và cũng có thể như thế họ cảm thấy đỡ phần trách nhiệm khi chồng mình tìm kiếm niềm vui riêng.
Nhưng có rất nhiều trường hợp chính đàn ông là người chủ động. Họ tán tỉnh người này, lôi kéo người kia vào những mối quan hệ bất chính cùng mình. Họ có thể nói xấu về người thứ ba với vợ của mình. Họ không dám nhận trách nhiệm về những cảm xúc muốn chinh phục người khác của mình. Họ không muốn chịu trách nhiệm với những hành động mà họ biết sẽ làm gia đình mình rạn nứt.
Họ không muốn mất đi người phụ nữ họ đã chọn làm vợ, họ chưa dám đổi mới quan hệ “chưa đâu vào đâu” với cuộc hôn nhân rất thật của mình. Họ né tránh trách nhiệm và vẫn muốn có nhiều hơn những gì mình đang có. Họ là những người đàn ông tham lam và không dám chịu trách nhiệm. Người thứ ba trong cuộc hôn nhân của họ trở thành nạn nhân.
Theo Tuổi trẻ
Đêm qua, mặc vợ cầu xin, tôi 'cấm cửa' không cho vợ vào nhà
Đọc tin nhắn của cô ấy mà tôi thấy bốc hỏa lên đầu. Ngay đêm qua, mặc cho vợ cầu xin, tôi đã cấm cửa không cho cô ấy vào nhà.
Cho đến bây giờ tôi mới biết rằng hóa ra bao lâu nay vợ tôi cứ tăng lương, tăng chức nhanh đến chóng mặt không phải vì sự năng động, linh hoạt hay giỏi giang gì như những điều cô ấy nói mà chỉ bởi cô ấy có mối quan hệ đặc biệt với giám đốc. Cứ càng nghĩ đến chuyện đó tôi càng thấy tim mình như vỡ vụn.
Tôi và cô ấy bằng tuổi, học cùng nhau suốt từ thuở phổ thông cho tới khi lên đại học. Tuy nhiên, phải sau khi tốt nghiệp đại học và trở về quê làm việc, tôi và cô ấy mới bắt đầu hò hẹn và tính tới chuyện kết hôn.
Tuy cả hai người chúng tôi làm ở hai công ty khác nhau nhưng cả hai công ty chúng tôi làm đều là niềm ước vọng của bao nhiêu cử nhân ở quê. Phải vượt qua những kỳ thi khắt khe và đợt thử việc nghiêm ngặt, chúng tôi mới vào được công ty đang làm.
Có điều, với một người luôn nổi bật trong thành tích học tập từ thuở học sinh cho đến những năm đại học như tôi thì việc vào làm việc ở công ty như tôi đang làm chẳng có gì khó hiểu. Tuy nhiên, ai cũng bất ngờ vì sao một người học hành không có gì nổi trội (phải chật vật mãi mới đỗ vào một trường ngoài công lập) như cô ấy mà lại có thể tồn tại ở công ty có điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt như công ty cô ấy làm.
Tuy vậy, tôi luôn nghĩ rằng học hành là một chuyện, khi đi làm cần đến nhiều kỹ năng khác nên chuyện học không giỏi nhưng lại xuất sắc khi đi làm là chuyện thường.
Tôi chẳng mấy quan tâm đến chuyện công việc của cô ấy lắm. Và quan trọng trong suốt thời yêu nhau, cô ấy luôn tỏ ra ngoan ngoãn, khéo léo và chăm chỉ làm việc, xây đắp cho tương lai nên chỉ sau hơn 1 năm yêu đương, chúng tôi tổ chức đám cưới.
Cuộc sống của chúng tôi cứ thế trôi đi trong yên bình, hạnh phúc. Lương cao, lại có gia đình hỗ trợ nên chúng tôi có cuộc sống khá ổn định, có thể nói là chẳng có gì đáng lo.
Tuy chỉ có điều, lấy nhau đến gần một năm nhưng cô ấy vẫn lần lữa mãi chuyện có con. Cô ấy bảo vì cô ấy mới về công ty được có hơn một năm, giờ nếu sinh con thì sẽ khó giữ được vị trí công việc hiện tại. Cô ấy bảo cả hai vợ chồng còn trẻ nên hãy để cô ấy có thêm thời gian cống hiến đôi chút cho công việc, sau đó có bầu và nghỉ sinh con thì cũng yên tâm không bị thay đổi công việc.
Mới đầu, nghe cô ấy nói vậy tôi cũng bực mình lắm, với đàn bà chuyện con cái là quan trọng vậy mà cô ấy lại dám đặt xuống vị trí sau công việc. Nhưng cô ấy là người hãnh tiến và ham danh vọng, cô ấy luôn coi vị trí công việc mà cô ấy đang có là niềm tự hào của cô ấy. Thêm nữa, cô ấy cũng phân tích rằng ở vùng quê này, cơ hội công việc rất khó khăn, nếu mất việc ở công ty cô ấy đang làm thì cô ấy cũng sẽ chẳng biết làm ở đâu.
Thấy vợ như vậy nên tôi cũng chiều cô ấy và gia hạn rằng chỉ đến giữa sang năm là cô ấy phải mang bầu và sinh con cho tôi. Tuy nhiên, khi chưa đến thời điểm đó thì tôi phát hiện ra sự thật tày đình đằng sau những buổi tối ở lại làm thêm giờ của vợ.
Từ ngày lấy nhau đến nay, vợ tôi liên tục tăng cấp tăng chức và tăng lương. Từ nhân viên phòng nhân sự cho đến phó phòng rồi lên tới trưởng phòng với lương tăng gấp 3 lần so với hồi mới vào công ty. Cũng vì vợ tăng cấp, tăng chức vậy nên khoảng 3 tháng nay, khi nghe cô ấy bảo phải ở lại công ty làm đến 9 giờ đêm mới xong việc, tôi cũng chẳng chút nghi ngờ.
Mãi đến gần đây, một người em họ kể rằng, thời gian gần đây hay gặp cô ấy cùng một người đàn ông (mà nghe cô ấy gọi bằng sếp) đi ăn uống ở nhà hàng. Hôm thì chỉ có hai người, hôm thì cả đoàn.
Tôi về hỏi vợ thì giật mình khi nghe cô ấy thú nhận rằng lâu nay cô ấy đi làm về muộn không phải là ở công ty làm mà hầu hết đều là theo sếp ra quán nhậu.
Khi thì để nghe tâm sự của sếp, khi thì tiếp khách cùng sếp. Cô ấy bảo sở dĩ lâu nay cô ấy giữ được vị trí công việc hiện tại cũng như được sếp tín nhiệm tăng chức tăng cấp cũng là vì cô ấy chịu khó phục dịch sếp.
Khi thấy tôi bực mình quát lên cô ấy bảo rằng cô ấy chưa bao giờ vượt quá giới hạn với sếp. Tất cả chỉ dừng lại ở việc trò chuyện và những buổi ăn nhậu cùng nhau.
Cô ấy nói rằng sếp cô ấy cũng sắp nghỉ hưu và cô ấy sắp có quyết định chính thức trưởng phòng nên cô ấy cố cho nốt công cuộc phục dịch sếp.
Đêm trước, khi tôi tuyên bố rằng nếu cô ấy còn tiếp tục đi ăn nhậu với sếp sau giờ làm, cô ấy sẽ phải nghỉ việc ở nơi đó. Cô ấy đã rúc đầu vào vai tôi khóc nấc.
Và chiều qua, đến tầm cơm tối vẫn chưa thấy cô ấy về nhà, tôi gọi điện năm lần bảy lượt không thấy cô ấy nghe máy. Một lúc sau cô ấy nhắn tin lại rằng: "Em đi nốt đêm nay với ông ấy, ngày mai em là của anh trọn vẹn".
Đọc tin nhắn của cô ấy mà tôi thấy bốc hỏa lên đầu. Ngay đêm qua, mặc cho vợ cầu xin và khóc cạn nước mắt, tôi đã cấm cửa không cho cô ấy vào nhà.
Sáng sớm nay, bố mẹ vợ tôi biết chuyện cứ khuyên nhủ tôi bỏ qua cho vợ. Nhưng tôi không thể nào bỏ qua được. Song lời bố mẹ vợ nói, tôi cũng phải có chút nể trọng.
Không biết có ai từng rơi vào hoàn cảnh như tôi không?
Theo Người đưa tin
Em đá tôi vì chê tôi nghèo để rồi 7 năm sau bước chân vào nhà tôi trong danh phận ô sin Em bảo em hết tình cảm rồi, tôi đừng níu kéo nữa. Tôi vặn hỏi lý do và cuối cùng Ly cho tôi câu trả lời: "Anh nghèo quá, em không yêu anh được!". 2 tuần trước khi trở về nhà sau chuyến đi biển cùng vợ chưa cưới, tôi sững sờ khi gặp lại Ly trong nhà mình. Cách đây 7 năm,...