Đàn ông phải biết rửa bát, quét nhà… giúp vợ mới đáng mặt đàn ông: Phụ nữ cũng cần sống, cũng cần nghỉ ngơi!
Một gia đình có hạnh phúc hay không, không đánh giá vào khối lượng tài sản, danh vọng, tiền tài, mà đánh giá trên sự thấu hiểu, cảm thông lẫn nhau giữa các thành viên.
Vô tình lướt Facebook, tôi có đọc được bài chia sẻ này của một vị phụ huynh trong một nhóm học cách dạy con. Trong thời gian gần đây, tôi cũng thấy người ta chia sẻ nhiều những bài viết về vị trí thực sự của phụ nữ trong gia đình hiện nay.
“Không biết giờ thế hệ các bạn trẻ thay đổi nhiều chưa, chứ từ trước tới nay tỉ lệ các ông bố tham gia giáo dục và chịu khó học hỏi giáo dục con không nhiều, mà nếu có thì dùng phương pháp hay nhất là: “Mày là con nên phải nghe lời!”.
Với bố Việt Nam, điều quan trọng nhất vẫn là đàn ông phải đi quan hệ, có quan hệ mới làm ăn được, có làm ăn được mới có tiền… và quan trọng nhất trên bàn nhậu là “vợ tao sợ tao nhất”. Và thường thì các bố xem nấu ăn là việc nhà, giáo dục con cũng là việc nhà nốt.
Thử hỏi xem vợ đi làm về mệt, nấu nướng dọn dẹp cho con ăn xong, lúc cho con học không cáu không điên mới là “thánh”. Con hư thì bảo tại mẹ còn con học giỏi bảo nhờ gen nhà nội.
Các bố Tây khác, vợ đẻ chồng chăm, đi đường anh bế con cho em shopping; nhất là khoản giáo dục con, đọc cùng con, bày trò chơi với con, học cùng con…. các bố rất chăm tham gia vào. Gặp con chó, anh ngồi xuống chỉ con cách trò chuyện. Ra công viên gặp ông bố bày trò con chơi cho vợ đọc sách. Rồi đưa con đi chơi, trải nghiệm. Làm như thế vợ mới vui vẻ và khoẻ được, con cái phát triển tốt hơn.
Các ông bố thường tri thức sâu sắc hơn mẹ nên bạn nào được bố dạy cũng giỏi hơn hẳn.
Vậy nên hi vọng thế hệ nào vất vả rồi cho vất đi, cũng khó thay đổi; hi vọng các bạn trẻ mới xây dựng gia đình hãy bớt nổ trên bàn nhậu, về nhà chia sẻ với vợ, giáo dục con. Con mình và vợ mình mới là cuộc sống, bàn nhậu rồi cũng đi vào viện thôi.”
Bàn về bình đẳng giới trong xã hội hiện nay luôn là một trong những vấn đề nóng hổi được nhiều người quan tâm, đặc biệt là phụ nữ.Tuy được gọi là phái yếu nhưng cánh chị em lại luôn phải chịu nhiều bất công, thiệt thòi hơn cả.
Đàn ông ngủ, phụ nữ cũng ngủ.
Đàn ông ăn, phụ nữ cũng ăn.
Video đang HOT
Learn More
Đàn ông đi làm, phụ nữ cũng đi làm.
Đàn ông đi công chuyện kiếm tiền, phụ nữ cũng đi công chuyện kiếm tiền.
Nhưng:
Đa số là phụ nữ nấu các bữa ăn mỗi ngày – đa số là đàn ông chỉ ngồi vào bữa cơm khi vợ gọi, con gọi, cơm ngon thì chén liền mấy bát, cơm không vừa miệng thì gảy gảy vài đũa.
Đa số là phụ nữ dọn dẹp nhà cửa sau khi đi làm về – đa số là đàn ông vội vàng tắm rửa rồi phi ra quán bia làm mấy cốc với bạn, hôm nào ở nhà thì xem tivi, lướt facebook, ngủ gật trên ghế sofa.
Đa số là phụ nữ hướng dẫn con làm bài sau khi xong xuôi việc nhà – đa số là đàn ông khá rảnh rang buổi tối.
Đa số là phụ nữ sáng hôm sau dậy thật sớm chuẩn bị đồ ăn sáng, trang phục cho cả chồng cả con – đa số là đàn ông vươn vai vệ sinh cá nhân, ăn mặc chỉn chu rồi xách cặp bước ra khỏi nhà.
Đa số là phụ nữ cuối tuần ở nhà hì hục đi chợ, làm đồ ăn ngon cho cả nhà – đa số là đàn ông đi ăn sáng, uống cafe, tán gẫu với đám bạn cả sáng, trưa về nằm “kềnh” ra ngủ đến hết chiều.
Kết hôn là một lựa chọn. Đã là lựa chọn thì bạn phải có trách nhiệm vun đắp cho cuộc sống hôn nhân của chính mình. Một gia đình có hạnh phúc hay không, không đánh giá vào khối lượng tài sản, danh vọng, tiền tài, mà đánh giá trên sự thấu hiểu, cảm thông lẫn nhau giữa các thành viên.
Thân là đàn ông, gánh vác trên vai cả một gia đình nhưng lại không biết được vợ mình cảm thấy thế nào, không hiểu con mình thực sự muốn gì, thì thật đáng hổ thẹn. Ngoài công việc và gia đình, phụ nữ cũng thực sự muốn có những giờ nghỉ ngơi, thư giãn, được đọc sách trước một bàn đầy hoa quả, được nằm thoải mái trên sofa xem bộ phim tình cảm hay chỉ đơn giản là một buổi sáng cuối tuần được thức dậy muộn!
Thử hỏi bao nhiêu người trong cánh đàn ông thực sự hiểu vợ mình muốn gì? Thử hỏi bao nhiêu người trong cánh đàn ông thực sự biết chia sẻ việc nhà với vợ? Thử hỏi bao nhiêu người trong cánh đàn ông thực sự cảm thấy phái nữ không hề khó hiểu?
Nếu vợ nấu cơm thì chồng rửa bát, nếu vợ đi chợ thì chồng đưa con đi học, nếu vợ đọc sách thì chồng đưa con đi chơi, nếu vợ hướng dẫn con làm bài thì chồng thay vợ quét dọn… Thật ra, ngần ấy cũng chẳng khiến cánh đàn ông thiệt thòi trước mắt anh em bạn bè, bởi lẽ nhờ cơ hội ấy mà bố sẽ hiểu con cái hơn, chồng cũng sẽ hiểu vợ vất vả, mệt mỏi đến nhường nào.
Vì bản tính của mình mà những ông chồng cổ hủ, bảo thủ, gia trưởng nghiễm nhiên làm mất lòng tin từ những đứa con, khiến những tình huống đáng ra chỉ cần một bước để giải quyết thì lại làm nó rối tung lên. Cuộc sống chắc hẳn sẽ dễ chịu biết mấy khi con người ta có được cái nhìn thông thoáng và chia sẻ mọi việc với những người khác.
Hãy vứt bỏ quan niệm”Sinh ra là phụ nữ khi về nhà chồng phải cung phụng chồng cả đời”, bởi phụ nữ cũng chỉ là con người và con người thì cũng cần những khoảng trống để thở, để dừng lại và để bước tiếp.
Đừng lấy cớ”Đàn ông đã là trụ cột gia đình thì sao phải làm mấy cái việc vặt vãnh không đáng mặt đàn ông thế này”để thoái thác trách nhiệm làm chồng, làm bố và làm bạn của vợ con mình.
Hãy là một người ông cho đáng mặt đàn ông!
Theo Emdep
Phụ nữ ly hôn đâu phải vì chuyện chồng không giúp rửa bát!
Mấy hôm nay chị em phụ nữ đang bài viết "Cụ bà ly hôn ở tuổi 86 vì ông chồng không chịu rửa bát", người đàn bà ở gần cuối cuộc đời lại ly hôn chồng chỉ vì mấy chục năm qua ông không rửa bát?
Cụ bà 86 tuổi ly hôn chồng với lý do suốt thời gian chung sống ông không giúp bà rửa bát.
Chúng ta thường không thể học được bí quyết của những cặp đôi hạnh phúc nhưng chúng ta lại có thể liệt kê hàng tá lý do về một cuộc hôn nhân thất bại. Chuyện ly hôn ở tuổi bát thập chỉ vì chồng không chịu rửa bát mấy chục năm chỉ là giọt nước tràn ly. Cũng như mọi phụ nữ Việt với khả năng hi sinh mù quáng và nhẫn nhục đến cao độ, tôi cứ mập mờ đoán người đàn bà ở tuổi 86 ấy đã phải uống đến cả lít rượu "liều" để mà "dám" đâm đơn ra tòa ly hôn ông chồng lười biếng.
Cái gợn trên mặt hồ lăn tăn bao giờ cũng khiến người ta nhầm tưởng mặt hồ yên ả, và quá nhiều người bàng quan nghĩ rằng hôn nhân nếu không ai lên tiếng thì nghĩ là hôn nhân hạnh phúc, mấy ai hiểu sự im lặng, nhẫn nhường như con sóng dưới lòng sâu, đến một ngưỡng nào đó, nó vọt thành sóng thần và cuốn phăng cả sự sợ hãi của chính những người đóng vai yếu thế trong hôn nhân.
Tôi có biết một cô bạn, cô này tôi dám cá rằng ai nói yêu chồng nhất trên đời thì cô ấy sẽ đến và thể hiện cho người kia biết cô ấy yêu chồng cô ấy hơn tất thảy các cô đàn bà vừa tuyên bố. Cô ấy sẵn sàng vứt đi cả tuổi thanh xuân đẹp đẽ của mình để lấy một người đàn ông có một đời vợ, thất nghiệp, đi tù và có con riêng. Cô ấy xinh đẹp, cá tính, thông minh, nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn và không thiếu sự kiêu hãnh... Một người đàn bà như thế lẽ thường sẽ phải được hạnh phúc, dĩ nhiên là hạnh phúc, phải không?
Trong hôn nhân, người ta không ly hôn nhau vì chuyện hôm nay ông không chịu rửa bát, nhưng người ta sẽ ly hôn vì thiếu đi sự cảm thông lẫn nhau, sự với nhau, sự thương nhau như thương thân mình (Ảnh: Pinterest)
Thế nhưng cô ấy đầu tắt mặt tối một tay làm việc nhà, một tay chăm con, lơi tay ra thì gõ bàn phím kiếm sống nuôi cả nhà. Chồng cô ấy, ngoài việc làm những áng thơ tình vô giá bán chẳng ai mua thì có một nghề mà thiên hạ vẫn gọi là "vô công rỗi việc". Đã thế, ngoài việc huyễn hoặc bản thân cao độ, chồng cô ấy lại vốn thêm cái thói trăng hoa: Tán tỉnh người này, thả thơ tình tặng người kia, rồi bi ai về nhân tình thế thái và... nằm khểnh xem ti vi chờ vợ hầu, anh ta chẳng biết làm gì và thực tế thì chẳng muốn làm gì. Tất cả mọi sự lười biếng anh ta đổi lỗi cho xã hội không nhìn nhận được tài năng của anh ta và lôi sự bất mãn ra để bao biện cho sự bất tài vô dụng của chính mình.
Ấy vậy mà cô bạn tôi vẫn hầu vẫn hạ, vẫn phục dịch như thể chồng cô ấy là chúa tể của cái vương quốc chưa đầy 20m2 đi thuê ấy. Hiếm hoi lắm mới thấy cô ấy đi cafe với bạn, nhưng trong bộ dạng tả tơi, còn đâu cái vẻ đáng yêu, kiêu hãnh xinh đẹp, còn đâu những câu nói xuất sắc trong các phát ngôn oanh liệt thời cô ấy còn độc thân? Chỉ còn lại một bà mẹ bỉm sữa với ánh mắt mệt mỏi, cố giấu đi sự vất vả, cô đơn của bản thân mình và cố gắng chấp nhận cuộc hôn nhân ấy như một cách mà cô ấy gọi là "trả nghiệp".
Thế rồi, cô ấy vừa thông báo cho tôi rằng cô ấy đã ly hôn thành công. Tôi thực mừng rỡ thay cho người đàn bà tuổi ngoài 30 ấy. Vẫn còn có thể sống cuộc đời mình muốn một cách tự chủ và rực rỡ nhất, vẫn còn có thể tìm được tình yêu đích thực của mình, và thậm chí tôi chưa bao giờ hoài nghi việc một người đàn bà ly hôn có thể tìm được hạnh phúc với người chồng sau hay không, bởi chắc chắn là có!
Hoặc nếu như, cô ấy khi nhìn lại tình yêu mù quáng của mình với chồng cũ mà muốn đoạt tuyệt với hôn nhân thì tôi vẫn nghĩ rằng cô ấy sẽ hạnh phúc theo cách của riêng mình, như người đàn bà dám ly hôn ở tuổi 86 kia.
Đàn bà chủ động ly hôn đâu phải vì chuyện chồng không rửa cho cái bát. Cũng có thể phụ nữ khi kết hôn đã luôn mộng mơ rằng mình có thể thay đổi được tính cách của một con người, dù biết trước khi lấy họ đã nhìn thấu bao thói xấu của người bạn đời, nhưng vì quá nhiều lí do và áp lực vô hình mà đâm đầu vào cưới, rồi cắn răng mà nhẫn, mà nhịn, mà chịu cả nhục để gia đình yên ấm. Để rồi cho đến khi con giun xéo lắm cũng quằn, họ bắt đầu giống cô Mị trong "Vợ chồng A Phủ", chỉ cần một giọt nước mắt đúng thời điểm là tinh thần chuyển từ kiếp nô lệ sang đòi tự do.
Không chỉ ầm ĩ tán dương cụ bà dám ly hôn vì chồng không rửa bát, trước đó nhiều chị em còn "ý nhị" tin ác phụ chặt đầu chồng một cách hể hả như ngầm ám chỉ việc sẵn sàng vùng lên của bản thân khi bị áp bức, nhẫn nhịn quá lâu.
Vấn đề là tại sao phụ nữ lại cứ phải hi sinh, phải im lặng, phải nhẫn nhịn để rồi hả hê ngầm với những phút "rũ bùn đứng dậy sáng lòa" của người khác? Tại sao không nhìn lại cuộc hôn nhân của mình, trao đổi thẳng thắn, tìm giải pháp cho nó tốt hơn hoặc một phương án khác cho cuộc đời mình?
Tại sao phải chờ đến mấy chục năm để ly hôn với một lý do chồng không chịu rửa bát? Tự bao giờ sự , thấu hiểu lại trở nên xa xỉ trong hôn nhân và người phụ nữ luôn luôn phải chịu đựng điều đó?
Trong hôn nhân, người ta không ly hôn nhau vì chuyện hôm nay ông không chịu rửa bát, nhưng người ta sẽ ly hôn vì thiếu đi sự cảm thông lẫn nhau, sự với nhau, sự thương nhau như thương thân mình.
Theo Giadinhvaphapluat
Thương vợ bầu 8 tháng, chồng tranh thủ 1h nghỉ trưa về rửa bát cho vợ vô tình biết được mình là "người đổ vỏ"... Chẳng sợ vất vả, Huy phi xe về nhà rửa bát cho vợ bầu nhưng nào ngờ khi cánh cửa vừa hé ra anh lại sốc khi chứng kiến cảnh đau lòng. Từ ngày vợ bầu bí đến giờ, Huy chăm vợ ghê lắm. Lúc nào đi làm về là anh cũng xắn tay áo vào bếp làm cơm cho vợ ăn không...