Đàn ông nhiều lúc buồn nhưng không khóc…
Tại sao đàn ông không được khóc? Vì nó là “đê hèn, yếu đuối và bạc nhược”, vì giọt nước mắt đàn ông quý giá như kim cương hay đơn giản chỉ vì “chúng tôi” không được quyền khóc?
Sinh ra với đặc quyền “được” là đàn ông, chúng ta – “Phái mạnh” luôn là chỗ dựa cho gia đình, người yêu, vợ, con hay bất kỳ ai mà với họ, chúng ta quan trọng và có thể là chỗ để họ tựa vào khi cần. Chúng ta có thể an ủi bạn bè, cho họ lời khuyên, giơ tay cho một người nắm lấy, đưa vai cho họ tựa vào hay may mắn hơn, bạn có thể ôm chặt cô gái của mình vào lòng và nghe cô ấy khóc nức nở vì những lý từ to tát cho tới ngớ ngẩn nhất trên đời.
Sinh ra, vì đặc quyền “phải” là đàn ông, chúng ta – “Phái mạnh” không được quyền thể hiện sự yếu đuối, bạc nhược của mình. Trong mọi tình huống, phải luôn vững vàng, bản lĩnh, giữ lấy hình ảnh một người đàn ông mạnh mẽ, cứng rắn tới khô khan, vô vị, thậm chí là “không có cảm xúc”.
Tự hỏi, vậy nếu chúng tôi có những bộn bề trong công việc, có những khó khăn trong cuộc sống, khúc mắc với bạn bè, cãi nhau với bố mẹ, hay thậm chí là “kẻ bị động” trong một cuộc tình dang dở, chúng tôi – “Phái mạnh” ấy, sẽ giải tỏa cảm xúc của mình bằng cách nào? Cafe với bạn bè thì là la cà quán xá, tìm say trong hơi men thì bị coi là nát rượu, đi du lịch một thời gian thì gọi là trốn chạy thực tại, cười thì bảo gượng gạo, che giấu thì là sống không thật với con người mình. Vậy, một phần hai của Thế giới, hay những người đang giữ quan niệm “đàn ông không được khóc” ơi, chúng tôi, sẽ phải làm gì để vượt qua đây?
Là con người, ai cũng có cảm xúc, có trái tim, biết vui buồn, khóc cười, biết giận thương, có lẽ nào chỉ vì chúng tôi không may “bị” là đàn ông mà buộc phải che giấu cảm xúc của mình? Trong hàng trăm thứ ngôn ngữ bằng lời, bằng cử chỉ, thì ngoài nụ cười, nước mắt cũng là một “thứ ngôn ngữ” Quốc tế, là cách mà bạn không cần nói, người ta cũng sẽ hiểu trái tim bạn đang tan nát vì tình yêu, vì sự ân hận trong cách yêu sai với một cô gái lẽ ra đã là cả cuộc đời mình. Như ai đó đã từng nói, “nước mắt không phải cách thể hiện của sự yếu đuối, mà nó là cách để biết một người có trái tim”.
Video đang HOT
Nên, con gái à, phụ nữ ơi và những ai không cho phép đàn ông được khóc, hãy nhớ rằng, sự yếu đuối của đàn ông không phải lúc nào cũng đi đôi với nước mắt. Và dù chúng không thực sự quý giá như kim cương, nhưng không phải lúc nào các bạn cũng có MAY MẮN được thấy chúng tôi khóc, được trở thành lý do cho những “giọt ngọc” đó. Tôi chỉ muốn nói, đàn ông cũng có cảm xúc, có đau đớn và có nước mắt… Và khi chúng rơi, chắc chắn, đó phải là nỗi đau tột cùng trong tim họ… Đừng phán xét, hãy nhìn, nghe và hiểu những “giọt nước mắt đàn ông” đó… dù chỉ một lần!!
Theo Phununews
Đàn ông Việt nghĩ gì về việc ăn Tết nhà ngoại?
Bên cạnh số đông ông vợ phản ứng vì việc ăn Tết nhà vợ thì không ít ông chồng đồng ý thậm chí vui vẻ chấp thuận chuyện về nhà vợ ăn Tết.
Anh Nguyễn Văn Tuấn (Giảng Võ, Hà Nội) tỏ ra khá ngạc nhiên trước câu hỏi của phóng viên về việc, "Tết này anh có cho vợ về ngoại ăn Tết không?". Anh Tuấn cho rằng, việc về nội hay ngoại ăn Tết là chuyện rất bình thường. Nội hay ngoại cũng như nhau về quê nào ăn Tết cũng tốt vì chỉ cần ở đâu có gia đình thì ở đó Tết sẽ vui.
Nhiều ông chồng phản ứng trước ý kiến về quê vợ ăn Tết (Hình minh họa)
"Vợ chồng mình lấy nhau 11 năm, nhưng mình đã ăn Tết nhà vợ 4 năm. Thường thì cứ năm này ăn Tết nhà nội, sang năm vợ chồng con cái lại về ngoại ăn Tết. Chẳng bao giờ vợ chồng mình phải cãi nhau vì chuyện này" - anh Tuấn kể.
Chị Nguyễn Thị Hằng, vợ anh Tuấn tâm sự thêm, mấy năm trước kinh tế còn khó khăn, chưa có ô tô, vợ chồng anh chị toàn phải "khăn gói quả mướp" đi xe khách về quê ngoại ở Tận Yên Bái. 27 Tết về thì phải 4 Tết mới về nhà nội. "Được cái bố mẹ chồng mình cũng dễ tính nên, dù vợ chồng có ăn Tết ở nhà ngoại ông bà cũng không ý kiến gì. Ông bà cũng chỉ mong con cháu mạnh khỏe, có một cái Tết âm cúng là vui rồi" - chị Hằng, vợ anh Tuấn nói.
Năm nay vợ chồng chị vừa tậu được ô tô, anh Tuấn cũng dự định cho cả nhà về bà ngoại ăn Tết, xong mùng 2 mới về Bắc Ninh đón Tết cùng ông bà nội.
Cùng quan điểm với anh Tuấn, Anh Nguyễn Thanh Xuân (Bắc Giang) cũng cho rằng, chẳng có vấn đề gì khi ăn Tết ở nhà vợ.
"Mình thì thấy ăn Tết nhà vợ rất vui và thoải mái. Nhiều khi chẳng phải làm gì nhiều, có bố mẹ vợ lo mổ gà, làm cơm con rể chỉ việc ngồi ăn. Thậm chí Tết nhất có làm vài ván bài, mấy chén rượu cùng mọi người thì vợ cũng chẳng dám ý kiến gì, chứ ăn Tết nhà mình (nhà nội - PV) có mà cô ấy lại "thịt" luôn" - anh Xuân hài hước.
Nói vậy, nhưng theo anh Xuân, nhiều khi ăn Têt nhà vợ xong về nhà nội, anh em họ hàng cứ bàn tán xôn xao. Nào là nó sợ vợ, vợ nó làm chồng... đủ thứ chuyện.
Có lẽ đấy cũng chính là lý do mà phần đa ông chồng tỏ ý không đồng tình khi vợ đề xuất về quê ngoại ăn Tết.
Anh Vũ Văn Hà (Nam Đàn, Nghệ An) tỏ thái độ dứt khoát khi đề cập tới chuyện về ngoại ăn Tết. Vợ anh quê ở Thanh Hóa, còn anh quê ở Nghệ An, năm nào quê ăn Tết vợ chồng anh cũng chỉ tạt qua Thanh Hóa thắp hương rồi về thẳng Nghệ An ăn Tết.
"Ông bà ta nói rồi, con gái là con người ta, lấy chồng thì phải theo chồng. Làm gì thì làm cả năm mới có một cái Tết phải thực hiện nghĩa vụ với nhà chồng chứ sao lại có thể về mẹ đẻ được" - anh Hà nêu quan điểm.
Có lần vợ anh Hà, phản ứng, đòi về ngoại ăn Tết, thì bị anh này phản ứng kiểu, "Cô thích thì về một mình, còn bố con tôi không về, ăn Tết nhà nội thôi". Thậm chí có năm, phản đối quyết định về quê nội ăn Tết hai vợ chồng đã giận nhau một tuần, vợ anh đòi ở lại Hà Nội đón Tết chẳng về nội, cũng chẳng về ngoại, còn anh thì càu nhàu không ngứt vì "cả năm ở Hà Nội hít bụi rồi không chán sao mà còn đòi ở lại ăn Tết".
Theo 2sao
Tôi và bạn trai cãi nhau chuyện về Việt Nam sẽ ghé nhà nào trước Anh không chịu theo tôi về vì cho rằng bà nội anh quan trọng hơn, anh là cháu nội đích tôn. Anh biết quan trọng bà nội vậy còn ba mẹ tôi thì sao? Ảnh minh họa Chúng tôi yêu nhau và sống chung như vợ chồng được gần 2 năm nay. Trước khi đến với anh tôi có một đứa con trai...