Đàn ông Nhật bị vợ cắt tiền tiêu vặt
Khoản tiêu vặt của đàn ông Nhật giảm 11% so với năm ngoái, xuống gần 30.500 yen (310 USD) mỗi tháng do các bà nội trợ không tin tưởng vào kinh tế nước nhà.
Theo Wall Street Journal, những ông chồng Nhật muốn được tăng tiền tiêu hàng tháng khi kinh tế hồi phục sẽ sớm cảm thấy thất vọng. Vì có vẻ các bà vợ, những người kiểm soát chi tiêu trong gia đình, không tin tưởng lắm vào chính sách kinh tế của ông Abe ( Abenomics).
Một khảo sát trực tuyến của Tập đoàn ngân hàng Orix với 3.300 người hồi tháng trước cho thấy tiền tiêu vặt hàng tháng của đàn ông nước này đã giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống gần 30.500 yen (310 USD) mỗi tháng.
Tiền tiêu hàng tháng của các ông chồng Nhật đã giảm 11% so với năm ngoái. Ảnh: AP
Xét theo một mặt nào đó, kết quả này cũng không phải quá ngạc nhiên, do Abenomics vẫn chưa khiến mức lương tại Nhật Bản tăng lên. Rất nhiều nhà kinh tế cho biết sẽ phải mất một thời gian nữa, Abenomics phát huy tác dụng với lương và nâng cao chi tiêu cho các hộ gia đình Nhật Bản. Tiêu dùng hiện tại được thúc đẩy chủ yếu bởi lợi nhuận do cổ phiếu khởi sắc từ cuối năm ngoái, khiến người giàu nước này tăng mua hàng xa xỉ.
Video đang HOT
Dù nguyên nhân sự giảm sút vẫn chưa được làm rõ, cuộc khảo sát vẫn cho thấy phần lớn đàn ông Nhật chẳng hề tìm cách tăng tiền tiêu vặt. Chỉ 5,1% cho biết đã thương lượng để nâng tiền này. Tuy nhiên, 70% trong số họ đã không thành công.
Lý do cho việc này có thể là phụ nữ Nhật đã quá quen với việc quản lý ngân sách gia đình thận trọng. Còn các ông chồng cũng “được huấn luyện tốt” để sống qua ngày với số tiền tiêu bị kiểm soát chặt chẽ. Trong cuộc khảo sát thường niên, 59% những người đã kết hôn cho biết vợ mình là người quản lý tài chính. Thay đổi quan niệm từ thời giảm phát của các bà nội trợ là một trong những thách thức dài hạn của ông Abe.
Tuy nhiên, kể cả những hộ gia đình hào phóng nhất cũng sẽ phải cân nhắc mở ví khi tháng 4 năm sau, thuế tiêu dùng tại Nhật Bản có thể sẽ được nâng từ 5% lên 8%. Theo cuộc khảo sát, top 3 mặt hàng người Nhật sẽ chi tiền trước khi tăng thuế là vật dụng gia đình, ôtô và các chuyến du lịch.
Tuy nhiên, khoảng 61% người được hỏi trong độ tuổi từ 60 trở lên lại cho biết họ không có kế hoạch mua gì trước thời điểm này. Vì vậy, nhiệm vụ tiếp theo của ông Abe có lẽ là kích thích những người này chi nhiều hơn.
Thùy Linh
Theo VNE
Ứng viên tân Thống đốc Nhật Bản từ nhiệm Chủ tịch ADB
Ngay sau khi được Thủ tướng Nhật Bản đề cử vị trí Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản, ông Kuroda đã đệ đơn từ nhiệm Chủ tịch ADB kiêm Chủ tịch Ban giám đốc điều hành ngân hàng này.
Nhân vật quyền lực tại ADB, ông Koruda được kỳ vọng sẽ đưa Nhật Bản thoát khỏi 2 thập kỷ liền giảm phát.
Theo thông tin từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tiếp theo việc Thủ tướng Nội các Nhật Bản Shinzo Abe đề cử người đứng đầu ngân hàng này là ông Haruhiko Kuroda vào vị trí thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thì ngày 28/2, ông Koruda đã chính thức đệ đơn từ nhiệm tại ADB.
Việc từ nhiệm của Chủ tịch ADB sẽ có hiệu lực từ ngày 18/3 tới. Cũng theo thông báo của ADB, sắp tới sẽ có một cuộc bầu cử người kế nhiệm để kết thúc nhiệm kỳ của ông Koruda, được Hội đồng các Thống đốc ADB tiến hành theo Hiến chương ngân hàng này.
Ông Koruda tốt nghiệp các trường Đại học Tokyo và Đại học Oxford. Trước đây, ông cũng đã từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ tài chính Nhật Bản phụ trách quan hệ quốc tế trước khi giữ chức vụ Chủ tịch ADB đồng thời kiêm Chủ tịch Ban giám đốc điều hành.
Ông được Hội đồng Thống đốc ADB bầu chọn lần đầu vào tháng 11/2004 và nhận nhiệm sở vào tháng 2 năm 2005. Sau đó, được tái cử nhiệm kỳ thứ ba vào tháng 11/2011.
Việc đề cử ông Koruda vào Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ tùy thuộc vào sự phê duyệt của lưỡng viện Quốc hội Nhật Bản.
Sau sự kiện đương kim Thống đốc BOJ, ông Masaaki Shirakawa và hai Phó thống đốc đã tuyên bố sẽ từ nhiệm trước thời hạn, vào ngày 19/3 tới thì Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng tiết lộ việc đề cử ông Haruhiko Kuroda cho vị trí quan trọng này.
Theo các phỏng đoán của giới chuyên gia tài chính, cùng với động thái này từ Chính phủ Nhật Bản, nhiều khả năng, nước này sẽ nới lỏng tiền tệ trong thời gian tới. Qua đó, góp phần vực kinh tế Nhật Bản thoát khỏi 2 thập kỷ giảm phát (kể từ năm 1992, năm này CPI Nhật Bản tăng 2%).
Thông tin này đã giúp chỉ số Nikkei 223 Stock Average của Nhật Bản tăng 0,4% trong phiên giao dịch hôm nay. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Nhật Bản không bao gồm thực phẩm tươi, đã giảm 0,2% trong tháng 1/2013 so cùng kỳ năm ngoái.
Theo Dantri
Nhật chi hàng trăm tỷ đôla để được lạm phát Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hôm nay đưa ra cam kết mang tính lịch sử, tung 145 tỷ USD mỗi tháng nhằm đẩy lùi giảm phát và đưa lạm phát lên mức 2% một năm. Trong cuộc họp sáng nay, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã thông qua chỉ tiêu lạm phát 2% mà Thủ tướng Shinzo Abe đề xuất,...