Đàn ông nghèo không xấu, đàn ông biết mình nghèo mà vẫn phụ bạc với vợ con mới xấu
Cô gái, cô có thể lấy một anh chàng nghèo khó, cô có thể chịu đựng được vất vả, nhưng người đàn ông cô yêu, người ấy không biết trân trọng lấy cô sau này thì cô lấy để làm gì?
Nếu bây giờ tôi hỏi 100 cô gái, rằng bạn có muốn lấy một anh chàng nghèo khó không? Hẳn rằng, có cô gái lắc đầu nguầy ngậy bảo không, nhưng có người lại bảo rằng là có, nếu anh ta và nàng có một tình yêu chân thành và nồng cháy. Vậy, lấy một anh chàng vừa nghèo lại vừa phụ bạc thì sao ? Câu trả lời chắc chắn là không bao giờ.
Chúng ta phải thú thực với nhau rằng, hiện nay, đồng tiền có vai trò rất to lớn trong cuộc sống. Chúng ta không còn mơ về một túp lều tranh hai trái tim vàng nữa, chúng ta thực tế hơn và cũng tính toán hơn. Nếu lỡ yêu phải một anh chàng nghèo khó, bạn có dám đánh đổi để chơi cùng cuộc đời một canh bạc hay không? Câu trả lời hẳn là rất khó khăn…
Chúng ta phải thú thực với nhau rằng, hiện nay, đồng tiền có vai trò rất to lớn trong cuộc sống. (Ảnh minh họa)
Tôi có quen một cô gái, nàng yêu một anh chàng thợ xây, chàng cũng yêu nàng da diết. Thế nhưng gia đình nàng tuyệt đối không cho nàng cưới chàng, bởi vì sợ nàng khổ, vì thấy gia đình chàng không môn đăng hộ đối. Nàng nhất quyết không nghe lời, mặc dù cha mẹ đã rắn rỏi khuyên răn. Đến nỗi, bố nàng đã phải làm một cuộc trò chuyện riêng với con gái, về những điều đứng về phía một người đàn ông mà nhận định. Bố nàng nói với nàng, đàn ông nghèo không xấu, nhưng biết mình nghèo mà vẫn để mình nghèo mới xấu.
Bố nàng nói với nàng, đàn ông nghèo không xấu, nhưng biết mình nghèo mà vẫn để mình nghèo mới xấu. (Ảnh minh họa)
Bố bảo, ông nhìn thấy ở người mà con gái ông yêu những điều không hề tốt. Một người đàn ông, dù là chỉ có hai bàn tay trắng, vậy nhưng ý chí làm giàu phải đặt lên hàng đầu. Đã không có tiền nhưng lại sĩ diện, điều này chỉ khiến vợ con sau này khổ thôi. Có một ông chồng vừa nghèo vừa sỹ diện, cái tôi lại ngút trời, điều ấy là một nỗi bất hạnh.
Đừng bao giờ nghĩ rằng, lấy nhau về rồi thì có thể cải thiện tính tình của nhau. Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời, rồi mọi chuyện sẽ từ cái nghèo cái khó mà ra cả. Cô gái, cô có thể lấy một anh chàng nghèo khó, cô có thể chịu đựng được vất vả, nhưng người đàn ông cô yêu, người ấy không biết trân trọng lấy cô sau này thì cô lấy để làm gì?
Video đang HOT
Làm sao mà chịu đựng nổi khi mỗi ngày phải lo cơm áo gạo tiền, chắt bóp từng động, vậy nhưng chồng không biết quý trọng, chỉ biết trách móc, rượu chè cờ bạc gái gú. Làm sao mà sống nổi khi con ốm con đau, nhìn đâu cũng không thấy bóng dáng chồng. Thà có tiền để lo cho con trước, vậy mà đến cả tiền cũng không có thì đành bó tay.
Đừng hỏi vì sao người ta lại ham giàu sang phú quý, bởi đã từng có câu nói rằng, khóc trong một chiếc ô tô còn hơn là để gió cuốn bay nước mắt trên một chiếc xe đạp. Tình yêu không xấu, nghèo không xấu, nhưng cũng đừng bao giờ mù quáng mà đâm đầu vào ngõ cụt không còn lối thoát cho bản thân.
Đàn ông nghèo thì thường hay tự ái, mà mang cái tự ái đấy về dằn vặt vợ con thì chỉ có vứt đi thôi. Hãy tỉnh táo nhé các cô gái của tôi, đừng vì một phút mê muội mà để bản thân và gia đình phải khổ cả đời.
Theo Một Thế Giới
Vừa bị phụ bạc vừa phải ngậm ngùi đi chăm nhân tình của chồng
Thế là hàng ngày bà lại đón xe bus, cả đi cả về đến 4 lượt vào viện, phờ phạc cả người. Cũng không muốn muối mặt với hàng xóm nên bà nói dối là vào chăm sóc bà cô dưới quê đang nằm viện.
Bà Hường và ông Cường đều là cán bộ nghỉ hưu. Cuộc sống vợ chồng của họ bao nhiêu năm dẫu không có sóng to bão lớn nhưng cũng không được yên ả vì hai vợ chồng vốn khắc khẩu với nhau. Xa thì thôi chứ ngồi với nhau là hục hặc, dù đôi khi chỉ là những chuyện vặt vãnh trong nhà. Cũng may công việc của ông Cường là hay đi công tác, có khi đi hàng tuần mới về nên cũng đỡ va chạm với vợ.
Nhưng từ ngày nghỉ hưu, hai đứa con gái cũng đã yên bề gia thất, hai thân già thành ra rảnh rỗi, tiền thì cũng chẳng dư giả gì để đi du lịch nên cứ quẩn quanh ở nhà. Thêm tuổi càng khó tính nên hai vợ chồng suốt ngày vặc nhau, có đợt còn chẳng ăn cơm chung nữa. Một buổi sáng, ông Cường đi tập thể dục tình cờ quen Thu - bồ nhí của ông bây giờ. Thu cũng từng có một đời chồng, đã ly hôn và đang sống cùng một cậu con trai. Chuyện qua chuyện lại, hai người thấy hợp tính hợp nết nên cặp kè với nhau. Bà Hường không tỏ tường nhưng thấy chồng có biểu hiện lạ: Trời lạnh mấy cũng đi tập thể dục, nhiều bữa bà lo chuẩn bị đồ ăn sáng rồi ngồi chờ nhưng muộn ông mới về nói là đã ăn sáng với mấy ông bạn cùng tổ rồi. Trước thì ông hay để ý đến công việc trong nhà, nhiều khi cũng vì thế mà vợ chồng đôi co nhau, vậy mà gần đây bà thích làm gì thì làm ông cũng chẳng ý kiến. Ăn mặc ông cũng có vẻ chải chuốt hơn.
Bà thấy bất thường nên sinh nghi, bí mật theo dõi nhưng ông Cường tinh ý nên phát hiện ra và cẩn thận hơn, đề phòng cao độ không để sơ hở. Chưa tìm ra được bằng chứng nhưng đã bị lộ nên bà Hường chuyển sang thuê thám tử. Và rồi "đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma", khi ông Cường và cô bồ hẹn hò nhau ở nhà nghỉ thì bà Hường kéo thêm mấy người bên nhà mình đến bắt tại trận. Chẳng kịp để cho cô bồ trở tay, bà xông vào đánh đấm túi bụi. Ông Cường đứng đó nhưng bị người nhà bà Hường ngăn cản cũng chẳng làm được gì. Cô bồ bị đánh một trận tơi bời, chỉ đến khi nhân viên nhà nghỉ dọa gọi điện cho công an đến thì họ mới chịu dừng tay.
Từ hôm vị vợ làm cho bẽ mặt, ông Cường chẳng dám đi đâu nhưng ông vẫn lén lút hỏi thăm cô bồ. Bà Hường ra sức sỉ vả chồng. Hai đứa con gái cũng bức xúc nên thể hiện thái độ ra mặt. Ông Cường trở thành tội đồ trong mắt vợ con. Hai ngày sau khi xảy ra vụ việc, có một thanh niên ăn mặc bụi bặm đến nhà ông Cường. Cửa mở nên cậu ta cứ thế xông thẳng vào nhà, tay lăm lăm lưỡi lê. Chưa cần ai hỏi thì cậu ta tự xưng là con trai của cô Thu. Ông Cường không có ở nhà, bà Hường sợ hãi nép vào một góc. Cậu ta túm lấy áo bà Hường rồi hét lên:
- Sao bà dám động vào mẹ tôi? Bà đánh mẹ tôi đến nỗi phải nhập viện. Giờ tôi cũng phải đánh bà như thế.
Bà Hường dúm dó, nghĩ đến những chuyện khủng khiếp. Nhưng cậu ta thả bà ra và lôi trong túi ra một tờ giấy:
- Đơn tôi đã viết sẵn đây rồi, giờ nếu bà muốn không bị đánh, không muốn bị kiện thì hay mau đến viện chăm sóc mẹ tôi. Toàn bộ tiền viện phí trong thời gian mẹ tôi điều trị gia đình bà lo mà chi trả. Nếu mẹ tôi không bình phục trở lại được thì cái đầu của bà cũng không giữ được đâu. Cả cái nhà này nữa, cả hai đứa con bà tôi cũng không tha. Tôi đã nói là tôi làm đấy.
Bà Hường được một phen khiếp đảm. Khi ông Cường về, bà lại gào lên khóc lóc, chửi rủa chỉ vì chồng "mèo mả gà đồng" mà giờ bà khổ sở thế này. Bà cũng hiểu với những thanh niên giang hồ như con cô bồ thì không có gì là nó không dám làm. Hoảng, bà gọi điện hỏi đứa cháu họ làm luật, cũng chẳng dám nói ra chuyện nhà mình mà vờ chuyện của một người bạn xin tư vấn. Cháu họ bà khẳng khái:
- Chuyện ăn chả, ăn nem cháu chưa nói đến nhưng đánh người đến nỗi phải nằm viện có thể phải truy tố hình sự đấy bác ạ!
Cực chẳng đã bà phải vào viện chăm sóc bồ của chồng. Nhưng cô bồ cũng không phải dạng vừa, cũng muốn nhân đà này hành hạ bà Hường cho bõ tức. Có hôm bà mua đồ ăn sáng đến, cô bồ bảo chưa đói nên không ăn. Lát sau, lại kêu bà lấy cho ăn thì đồ đã nguội. Cô bồ dấm dẳng: "Cháo lạnh tanh thế này nuốt sao nổi!". Thằng con trai đứng cạnh lừ mắt, thế là bà Hường lại lóc cóc xuống căn tin bệnh viện mua cháo nóng. Cứ thế phục vụ được một tuần, bà Hường không trụ được. Bà gọi hai con vào viện thăm nom giúp, nhưng chúng cáu kỉnh:
- Ai gây sự người ấy đi mà giải quyết.
Ý chúng nó muốn ám chỉ ông bố tội lỗi. Bà Hường cảm thấy rất khổ tâm. Cũng có lúc bà đã nghĩ lôi cổ ông chồng đi mà giải quyết hậu quả nhưng rồi lại thôi. Giờ mà bảo ông ấy chăm cô ta khác nào thả hổ về rừng, chồng bà và cô bồ lại có điều kiện để hú hí với nhau. Thế là bà đành ngậm đắng nuốt cay. Rồi bà lại tính chuyện thuê người trông nom, nhưng người ta vừa đến, con trai cô Thu đã đuổi thẳng cổ. Nó còn chỉ tay vào mặt bà:
- Bà định rũ bỏ trách nhiệm hả? Tôi nói cho bà biết, chừng nào mẹ tôi còn chưa bình phục, chừng ấy bà đừng mong được yên thân.
Thế là hàng ngày bà lại đón xe bus, cả đi cả về đến 4 lượt vào viện, phờ phạc cả người. Cũng không muốn muối mặt với hàng xóm nên bà nói dối là vào chăm sóc bà cô dưới quê đang nằm viện. Hai đứa con gái xót mẹ nên cũng vào thay, nhưng thằng con trai cô Thu không chịu. Có khi quẩn, bà nghĩ đến cái chết để khỏi phải nhục nhã, nhưng rồi lại nghĩ đến con nên thôi. Ông Cường nhìn thấy vợ như vậy thì rất ân hận. Hằng ngày, ông ở nhà lo cơm nước, dọn dẹp, giặt giũ - những việc mà từ trước tới giờ ông chẳng mấy khi đụng tay vào. Vậy mà cứ về đến nhà bà Hường lại mặt nặng mặt nhẹ, đá thúng đụng nia nhưng ông cũng chẳng dám hé môi nửa lời vì sợ bà lại khùng lên. Hôm rồi, bà Hường đang ở nhà chuẩn bị đồ ăn cho cô bồ của chồng thì thằng con trai cô ta gọi điện:
- Bà vào nhanh mẹ tôi kêu nhức xương. Mang theo phích nước sôi để mẹ tôi ngâm chân.
Không chịu được nữa, bà Hường quẳng cả cái muôi xuống bếp rồi quay sang ông Cường đang ngồi nhặt rau gần đó, sỉ vả:
- Ông vào mà hầu con bồ của ông đi. Tôi chịu hết nổi rồi.
Chẳng biết là ông Cường còn tình cảm gì không nhưng nghe vợ nói thế ông lưỡng lự hỏi lại:
- Bà nói thật chứ? Bà không ghen chứ?
Tức thì bà Hường điên tiết:
- Tôi dại dột một lần là đủ rồi. Giờ ông có đi luôn với nó tôi cũng mặc xác.
Giờ thì đến lượt ông, ngày ngày đón xe bus đi chăm bồ. Chị em bên nhà bà người hiểu thì còn thông cảm, người không hiểu cứ xì xào. Tình cũ không rủ cũng tới, huống chi hai người họ còn lưu luyến nhau, giờ được tạo điều kiện như thế còn gì bằng...
Chỉ tội bà Hường, ngần ấy tuổi còn bị chồng phụ bạc. Mỗi lần nhìn thấy ông chồng xách cặp lồng đi ra cửa, tim bà như ứa máu...
Theo Thế giới trẻ
Kết hôn vội để trả thù, vô tình trở thành người chồng phụ bạc Khi nghe phong phanh tin vợ tôi bỏ nhà theo người khác, tôi vừa căm tức, vừa oán hận cô ta. Vài tháng sau, tôi quyết định lấy ngay người phụ nữ khác làm vợ. Ngày tôi cưới vợ, ai cũng bảo tôi tốt số, lấy được cô hoa khôi của xóm. Cô ấy sinh cho tôi một cậu con trai kháu khỉnh...