Đàn ông ngại gì mà không ‘nịnh đầm’
Trong ngoại giao, người đàn ông theo nghĩa “gentleman”phải biết chăm sóc phụ nữ – các quý bà “lady” và cả các quý cô, mà không sợ bị phê là “nịnh đầm”.
Khi Công chúa Hoàng gia Anh Anne Elizabeth Alice Louise có chuyến thăm Việt Nam, một người theo dõi đã chú ý đến tình tiết thoáng qua trên màn hình nhỏ, khi Công chúa Anne Elizabeth Alice Louise đeo găng tay đen bắt tay. Cái bắt tay đúng kiểu của một cành vàng lá ngọc thuộc một trong những cung đình lâu đời nhất còn tới ngày nay, gợi lại cho tôi kỷ niệm về những bài học giao tiếp liên quan đến quý bà quý cô.
Trong giao tiếp, phụ nữ có “đặc quyền” so với nam giới, vì vậy, đừng sợ “nịnh đầm”.
Tận mắt tôi đã chứng kiến khi một vị Đại sứ người vùng Trung Đông hôn tay rất đúng phép một Phu nhân Đại sứ nước ta thì bà rụt tay lại. Ngay khi đó, ông ta mỉm cười và… nhún vai. Đó là vào năm 1976, trong một cuộc chiêu đãi lớn của Sứ quán ta mừng đất nước thống nhất. Nhiều năm, tôi vẫn ngẫm nghĩ về tình huống hôm đó.
Tôi sinh ra từ những luống cày, đi từ một đất nước chiến tranh, thiếu thốn vào một thế giới của những quy tắc, lễ nghi xác lập lâu đời. Những điều khá phiền phức này nhiều khi không đến nỗi “chết người” nếu so với những mối bận tâm thường nhật. Nước mình thời phong kiến trọng nam, khinh nữ; có trọng nữ thì cũng theo cách với “hiền thê”, “ái thiếp”, chứ làm gì học các phép lịch sự xã giao với phụ nữ.
Đôi điều tôi biết được cũng nhờ lượm lặt qua các tài liệu hướng dẫn về lễ tân và xã giao, nhưng cũng nhờ đã trả giá bằng sự vô thức của chính mình, qua sự tương phản, giao lưu văn hóa mà mình ít nhiều trải qua.
Trường học xã giao đầu tiên của tôi là những dịp tiếp xúc với một bà giáo người Pháp luyện tiếng cho mấy anh em trong khóa học quan hệ quốc tế ở Budpest do Bộ Ngoại giao Hungary tổ chức.
Bà rất quý mấy anh em Việt Nam chúng tôi, nhiều khi đối xử rất gia đình. Khi dạy tiếng, bà truyền đạt văn hóa của đất nước bà. Bà thường hút thuốc nhưng thỉnh thoảng không mang hộp quẹt. Với điếu thuốc trên môi, bà vờ lục tìm hộp quẹt. Hôm đầu chúng tôi không đánh lửa châm thuốc cho bà, liền bị bà “mắng mỏ” một thôi một hồi là “không biết lịch sự với phụ nữ”.
Có lần, bà làm ra bộ uể oải, nói bâng quơ: “Chà, hôm qua mất ngủ quá, giá có tách trà cà phê thì tốt”. Chúng tôi không ai phản ứng gì cả, lại được bà cho một bài về ý tứ: “Khi người phụ nữ đã nói muốn uống cà phê thì các anh phải biết ý mà đi tìm cà phê chứ”. Bà ngồi xa-lông khép chân hoặc chéo chân ý tứ thực không thể chê vào đâu được.
Video đang HOT
Sau này, được học tiếng với một bà giáo Nga ở Moscow suốt 4 năm, tôi lại tiếp xúc với văn hóa Nga – Xô Viết. Người Nga mạnh mẽ, nhưng cũng rất tinh tế. Bà ăn mặc, trang điểm hợp lý và rất hài lòng mỗi lần chúng tôi biết “tán dương” một kiểu áo mới trong bộ sưu tập mốt của bà. Theo bà, đàn ông lịch sự phải biết tán dương phụ nữ đúng cách và đúng lúc.
Trong giao tiếp, phụ nữ có “đặc quyền” so với nam giới. Trong khi nam giới phải tháo găng để bắt tay nhau, thì phụ nữ có thể đeo găng, đội mũ. Trong chỗ đông người, nam giới phải chủ động chào phụ nữ. Nếu đang ngồi, để bắt tay một người phụ nữ đang đứng, ta phải đứng dậy. Khi bắt tay phụ nữ, không nên nắm chặt tay quá. Có những dân tộc phụ nữ không bắt tay, chỉ chắp tay trước ngực. Trong trường hợp đó, ta không chủ động bắt tay. Còn hôn xã giao phụ nữ lại càng phải cẩn trọng.
Người đàn ông theo nghĩa “gentleman” (chữ này dịch ra tiếng ta khá là không đơn giản: quý ông, người đàn ông lịch sự) phải biết chăm sóc phụ nữ – các quý bà “lady” và cả các quý cô nữa, mà không sợ bị phê là “nịnh đầm”. Có thể là: Đỡ áo khoác ngoài cho phụ nữ khi cởi; nhường phụ nữ đi trước khi ra vào phòng; lên cầu thang nhường phụ nữ đi về phía có tay vịn; giúp đỡ phụ nữ khi lên xe, xuống tàu (đỡ tay, mở cửa xe…).
Phụ nữ sinh ra là để được chiều chuộng, dù ngay liền đó có thể ta sẽ phải đấu trí với những bộ óc sắc sảo, nhiều khi cứng rắn của họ trong thương lượng như những đối tác ngang tài ngang sức trên thương trường, nghị trường hay chính trường…
Về phía mình, các bà, các cô cũng cần chú ý những quy tắc xã giao này, để tạo nên sự hòa hợp trong giao tiếp.
Theo baoquocte.vn
Con mới sinh chưa ăn hết sữa nên chảy ướt áo, chồng thấy vậy cười mỉa nói một câu khiến vợ 'bốc hỏa'
Tính em vốn cẩn thận, từ khi có bầu lại càng khó tính hơn. Ăn gì, làm gì cũng nghĩ là vì con để cắn răng mà nuốt cho trôi. Thế mà lại rước phải cái lão chồng "khỉ gió" vô tâm, khô khan không để chừa phần ai.
Mà cái tính lão ấy hay cằn nhằn, thẳng thắn, cái gì không đúng ý là lão nói luôn chả suy nghĩ gì cả.
Em đẻ xong một mình tự chăm con. Bà nội bà ngoại đều ở xa nên mỗi người lên được 2-3 hôm xong ai cũng kêu ở nhà nhiều việc. Mẹ đẻ thì bảo:
- Ở nhà mẹ còn bao nhiêu việc, lợn gà cám bã các kiểu, đi mấy ngày nóng cả ruột!
Mẹ chồng thì cũng có lý do:
- Tôi đi thế này ông nó ở nhà chả làm được cái gì, đi có mấy ngày mà cứ gọi điện lèm bèm mãi. Rồi về mấy con gà kiểu gì cũng gầy trơ, rù cả đàn cho xem!
Em đang đau mà hai bà cứ đùn đẩy nhau ở lại, chán ghê cơ. Lão chồng nghe 2 bà nói thế thì cáu lên:
- Thôi hai bà về cả đi. Để mẹ con tự chăm nhau. Cả ngày chỉ ôm con cho bú có gì chả làm được!
Đấy lão nói thế thì mẹ em tự ái, bảo con rể đuổi bà về luôn. Còn mẹ chồng thì vui ra mặt vì không bị giữ. Em biết ý nên cũng nói với bà: "Thôi thì các bà còn khỏe, ở quê nhiều việc, không ở lại chăm cháu thì con tự chăm cũng được."
Thế là đẻ được chục ngày em vào bếp nấu nướng. Lão chồng thì vô tâm vô tính thôi rồi, em sai cái gì mới làm cái đó, chẳng bao giờ biết tự động giúp vợ cả.
Chồng em làm cơ khí, tính hơi cục mịch, chẳng bao giờ nói với vợ được câu nào tử tế, dễ lọt tai cả. Lại còn chê vợ đủ thứ, lúc nào cũng bảo em béo, ăn hết phần chồng con.
Nghĩ mà tủi thân, giờ chả ai quan tâm mình, chồng thì như vậy, tự mình thương mình thôi chứ biết làm sao. Đẻ 2 đứa nhưng lần đầu thì được mẹ đẻ chăm cho 1 tháng, giờ một mình xoay sở, mỗi lần tắm hai mẹ con cứ gọi là vật nhau. Thằng cu thì khỏe, chân đạp tay thì khua giật áo, giật dây chuyền của mẹ. Em thì cứ sợ con ngã, gồng hết cả lên để giữ con. Đến lúc tắm xong cho con thì mẹ cũng ướt như chuột, thật sự cũng không dám chắc là tắm cho con có kỹ không nữa.
Chồng em chẳng bao giờ giúp vợ được cái gì cả. Sáng lão đi từ 7 giờ, đưa con bé lớn đi học, tối lão về muộn nên em thuê bác hàng xóm đón bé Nhím giúp. Lúc lão về thì cơm canh em bày sẵn ở bàn rồi, chỉ việc ăn thôi thế mà thỉnh thoảng em lỡ làm món gì hơi mặn tí, hoặc không hợp khẩu vị là lão chê ngay.
(Ảnh minh họa)
Hôm đấy lạnh lạnh, thế nào thằng cu con được tắm xong lại ngủ gần 2 tiếng chưa dậy, em được dịp đi lau nhà các kiểu, xong vội vội cắm cơm, sợ tí nó tỉnh dậy là nhiễu cực luôn í. Nấu cơm xong lão chồng về, lão nhìn em từ đầu xuống chân bảo:
- Làm gì ở nhà lôi tha lôi thôi thế? Quần thì ống thấp ống cao, mà cái áo sao ướt thế kia?
- Em bị căng sữa, mải làm nên cũng chẳng để ý!
Em đẻ xong 2 tháng sữa vẫn về tràn trề, cứ độ 2 tiếng con không ti sữa lại chảy ra. Mà ở nhà em ngại mặc áo ngực lắm, nãy định nấu ăn xong mới đi tắm táp thay đồ. Thế mà lão chồng độp luôn một câu:
- Ăn cho lắm vào, cái gì cũng thấy tống vào mồm! Người thì như voi rồi, chả biết được tí nào vào con không lúc nào cũng bảo căng sữa!
Em há hốc mồm nhìn lão chồng. Từ hôm em đẻ đã tụt khoảng 10 kg rồi, em cũng chỉ ăn những món lợi sữa cho con như cháo móng giò, thịt nạc rang. Thỉnh thoảng mới hầm gà nhưng cả nhà ăn, có phải một mình em ăn đâu mà lão nói thế. Đúng là miếng ăn là miếng nhục, ngay cả vợ chồng còn nói nhau như thế. Em cú quá mà chả biết phải đáp sao nữa, chỉ thấy buồn thôi.
Theo M.C/Công lý & Xã hội
Tôi muốn buông tay người chồng phản bội Đã quá mệt mỏi, bây giờ tôi muốn buông tay người đàn ông đã phản bội, làm khổ mình bao nhiêu năm qua... Thật sự, tôi đã quá mệt mỏi và không đủ sức, đủ niềm tin để níu kéo hạnh phúc gia đình. Tôi muốn buông tay, chỉ thương những đứa con vẫn mong chúng tôi cùng sống với nhau trong một...