“Đàn ông coi nhà, đàn bà coi bếp”
Bạn tôi rất ghét câu ấy. Nó bảo muốn đi học và tham gia xã hội. Nhưng nó lại chán sếp, bực mình với đồng nghiệp, bất mãn với thu nhập… Và nó hoàn toàn chưa biết làm gì để thay đổi.
Rõ ràng, chế tạo tên lửa không phải chuyện chơi. Giống như vào bếp không phải là chuyện dễ. Cái mẫu hình chung chung, lỡ cỡ tầm tầm như cô bạn tôi, không làm được bếp núc cho toàn vẹn, cũng luôn ấm ức, đau khổ khi lăn xả ngoài xã hội, không phải hiếm.
Tôi thần tượng mê mệt một chị bạn sinh ra hai em bé sinh đôi. Chị là tiến sĩ, bảo vệ luận án ở hội đồng quốc tế hẳn hoi, gần 40 tuổi rồi mới sinh con. Và chị bỏ hết công việc kiếm tiền, ở nhà chăm con chị, dự định cho đến tận khi hai bé vào lớp một.
Con chị thông minh lắm, không phải chỉ bởi có gien của mẹ, mà quan trọng hơn, một tay chị đã dạy con chu đáo, không hề nhờ vả ông bà nội ngoại hay giúp việc. Chị dạy con từ việc vẽ tranh đến việc tìm hiểu về thế giới xung quanh, học ngoại ngữ và làm những tấm thiệp ngộ nghĩnh mừng năm mới. Giờ học nào của mẹ con chị cũng vui. Bữa ăn nào của nhà chị cũng ngon và đẹp như nhà hàng, dù chi phí thì tiết kiệm đến mức tối đa có thể. Chỉ có những người đàn ông kém cỏi mới dám coi thường một người “coi bếp” như thế thôi, thật đấy!
Ai đó sẽ phản biện rằng, đâu phải ai cũng có bằng tiến sĩ, đâu phải ai cũng sinh con ở tuổi gần 40, đâu phải ai cũng có tài khoản kha khá ở ngân hàng để yên tâm ở nhà với con. Nhưng tôi cá rằng đâu phải ai cũng từ bỏ cơ hội làm việc và định cư ở nước ngoài, khi sự nghiệp đang ở đỉnh cao để ở lại Việt Nam và sinh con, để mong con được nghe tiếng Việt. Đâu phải ai, sau khi đã chu du khắp nơi trên thế giới cũng chấp nhận bế con về quê, sống trong ngôi nhà của bố mẹ chồng, vừa chăm sóc bố mẹ chồng già yếu vừa chăm con, với biết bao nhiêu điều khác biệt giữa hai thế hệ, để chồng đỡ áp lực thuê nhà thành phố, để ông bà được gần cháu nội. Một người phụ nữ trẻ với đồng lương còm ở nhà đã khó. Một người phụ nữ ở đỉnh cao, dám bỏ tất cả để 6 năm sau làm lại từ đầu, ai khó khăn và căng thẳng hơn ai?
Video đang HOT
Thật ra, những hệ lụy tăm tối của việc phụ nữ không có đóng góp cho gia đình dưới dạng những đồng tiền cụ thể, lại không phải là vấn đề của việc “đàn bà coi bếp”. Nó là cái sự hèn nhát, xấu tính của những người “đàn ông coi nhà”. Có nghĩa, nếu những người “đàn ông coi nhà” đã xấu, đã để cho người “đàn bà coi bếp” của mình phải chịu thiệt thòi, thì lỗi là ở đàn ông đã coi nhà theo cách vô trách nhiệm. Và phần tiếp theo, là ở phía những người đàn bà chưa biết dũng cảm bảo vệ sự “coi bếp” của mình. Chứ không phải là ở chỗ những người đàn bà đừng “coi bếp” nữa.
Nhưng điều khác biệt cũng là ở chỗ, sau 6 năm trông con, người phụ nữ tiến sĩ, có bằng đắt giá, có mối quan hệ rộng, bắt đầu lại, dù sao cũng dễ dàng hơn một người phụ nữ chỉ có bằng đại học (đang nhan nhản ngoài thị trường lao động). Vì thế, có người sẵn sàng ở nhà 6 năm liền nhưng có rất nhiều người không dám.
Vậy thì cuối cùng, ý của tôi là gì? Là đàn bà, thì nên “coi bếp”, chuyện ấy hiển nhiên rồi. Nếu người chồng không coi trọng cái sự coi bếp ấy, thì vấn đề là cần dũng cảm để từ bỏ ông chồng!
“Coi bếp” không phải là ta không thể tham gia vào xã hội. Không phải là ta trở thành “cái niêu đất” khô cong. Ta cứ ra ngoài xã hội mà học hỏi nhiệt tình, vươn lên mạnh mẽ. Quan trọng, là ta hãy coi việc bước ra xã hội, như một niềm vui. Phải vui, đủ vui, để ta cười tươi, xinh đẹp và hạnh phúc. Phải vui để ta miệt mài mà không thấy ta quá tải, áp lực và mệt mỏi. Phải vui, ta mới có thành quả vững chắc mà không phải trả những cái giá quá đắt cho hạnh phúc. Vui cũng có nghĩa là cần dũng cảm để biết, để lựa chọn, gìn giữ và buông bỏ những gì không xứng đáng. Qua tất cả, phải để niềm vui của ta lên hàng đầu.
Nói cách khác, thì kiếm tiền, tranh luận về chính trị – xã hội hay chế tạo tàu vũ trụ, chẳng qua, chỉ là thú vui, trong lúc chờ cơm chín. Nhưng nó phải thực sự khiến đàn bà vui. Để cơm chín rồi, ăn cơm xong, bắc nồi cơm tiếp theo, ta lại đi làm. Đi làm, vì ta vui…
Theo Dantri
Nàng dâu và cái Tết đầy áy náy
Nghĩ đến cảnh mẹ chồng 3 ngày Tết lủi thủi một mình trong căn nhà, chị vô cùng xót xa và áy náy.
Mới kết hôn được 5 tháng và đang trải qua giai đoạn ốm nghén kinh hoàng nên với Lý (Hai Bà Trưng - Hà Nội), cái Tết đầu tiên ở nhà chồng thế là... thất bại. Lý thổ lộ rằng bố mẹ cô sinh được hai anh em, anh trai Lý hiện đang sinh sống và lập nghiệp ở nước ngoài. Vì thế sau khi kết hôn, để thuận lợi cho công việc và cũng do quê chồng ở xa, chưa có điều kiện mua nhà riêng nên Lý và chồng ở với bố mẹ đẻ của cô trong ngôi nhà 3 tầng. Bởi thế, bố mẹ Lý hay trêu đùa rằng cô đi làm dâu trong chính gia đình mình, không còn gì sướng bằng.
Ở chung với bố mẹ đẻ, nên mọi công việc ngày thường Lý vẫn phó mặc cho mẹ mình như thời còn con gái mà không hề ngại ngần gì. Nhất là từ khi có bầu, nghén tới mức ngửi thấy mùi thức ăn là nôn mật xanh mật vàng nên Lý hoàn toàn cách ly với phòng bếp. "Ngày thường, hai vợ chồng đi làm về là mẹ đã bật nước nóng sẵn cho chỉ việc tắm, cơm cũng chờ hai vợ chồng tắm rửa xong là ăn. Mình có một cái thoải mái hơn nhiều chị em khác là đi làm dâu nhưng vẫn được sống với bố mẹ đẻ cho nên nếp sinh hoạt không bị gò bó, không có xáo trộn gì" - Lý cho biết.
Tuy nhiên, sau kì nghỉ và ăn Tết ở nhà chồng vừa qua, nhìn thấy mẹ chồng một mình lọ mọ trong bếp, chuẩn bị cơm canh, bánh trái cho các con, Lý thấy vô cùng áy náy. "Anh xã nhà mình là con trai cả, dưới anh là chú em trai đang học đại học. Vì thế ngày Tết cũng giống như mọi ngày, một mình mẹ chồng phải lo mua sắm, nấu ăn, giặt giũ... cho cả nhà. Mình là con dâu, được mấy ngày nghỉ Tết về thì lại ốm nghén, người lúc nào cũng dặt dẹo nên mẹ chồng không cho làm gì. Bà bắt lên phòng nghỉ ngơi. Mấy ngày Tết, con cái về nhà việc lại nhiều thêm nên lúc nào mẹ chồng mình cũng tay luôn chân. Ấy thế mà lúc lúc lại chạy lên hỏi mình xem trong người thế nào, có thèm ăn gì không..." - Lý cho hay.
Theo Lý, mẹ chồng cô vốn là người hiền lành, lúc nào cũng cung cúc phục vụ chồng con. Vì thế, về làm dâu nhưng Lý thấy thoải mái giống như ở nhà mình. Lý chia sẻ: "Đôi khi mẹ mình ở nhà nấu cơm hoặc làm hộ mình việc gì đó bà vẫn hay mắng vốn, còn mẹ chồng thì cứ giành lấy việc để làm. Ba ngày Tết, mình nhởn nhơ nằm trên giường xem tivi, đọc báo rồi lúc nào đi chơi thì đi. Mẹ chồng thì cứ luẩn quẩn trong bếp từ sáng sớm đến tối vì lo nấu cho con dâu những món hợp khẩu vị. Tối mùng 2 Tết, hai vợ chồng mình cùng bố đi chúc Tết về, thấy mẹ chồng ngồi ở ghế ngủ quên, mình thương và áy náy vô cùng...".
Chị Huệ (Hoàng Mai - Hà Nội) bắt đầu câu chuyện của mình bằng những lời tán dương không ngớt dành cho mẹ chồng: "Tôi rất thương và quý trọng mẹ chồng vì mẹ lúc nào bà cũng nhiệt tình và quan tâm đến suy nghĩ, cuộc sống của con cái. Từ ngày về làm dâu đến giờ, mẹ chồng tôi chưa một lời nói nặng với con dâu ngay cả khi bản thân tôi có phần ì việc và ỉ lại vào mẹ".
Lấy chồng quê tận miền Trung, chị Huệ cho biết 2 năm về làm dâu mẹ chồng, chị thấy khâm phục vì khả năng chèo chống gia đình của mẹ chồng để nuôi con trai trưởng thành khi chồng mất. Càng khâm phục người mẹ chồng tận tâm vì con bao nhiêu, chị càng áy náy, day dứt bấy nhiêu vì được 2 cái Tết thì cả hai lần chị đã để mẹ thui thủi một mình đón giao thừa, đón Tết.
Chị nhớ Tết năm đầu tiên về làm dâu, sau khi chồng đi học ở nước ngoài, chị cũng hăm hở lên kế hoạch về quê sớm để đón Tết với mẹ chồng. "Chồng ở xa gửi gắm tôi về ăn Tết với mẹ. Nhưng trước hôm dự định sẽ về thì tôi bị viêm ruột thừa phải nhập viện. Thế là tiêu tan mọi kế hoạch cho cái Tết đầu tiên với mẹ chồng. Không những thế, còn khiến mẹ hớt hải từ trong quê ra chăm sóc trong mấy ngày Tết. Lúc tôi khỏe ra viện thì về nhà ngoại nghỉ, Tết cũng hết và mẹ lại lục đục khăn gói về quê" - chị Huệ kể lại.
Đến Tết năm nay, chị Huệ lại một lần nữa lỡ hẹn với mẹ chồng và để mẹ ở quê ăn Tết một mình vì đang mang thai được gần 3 tháng, chị lại lao lực vì công việc nên bịđộng thai. "Bác sĩ yêu cầu tôi phải nằm một chỗ để tránh ảnh hưởng đến em bé. Vì thế tôi không được phép di chuyển. Tôi bảo để chồng về ăn Tết thì mẹ chồng nhất định không chịu. Bà bảo rằng Tết thì năm nào cũng có, lúc nào cũng có thể ăn Tết được. Mẹ còn bảo ở quê mẹ còn có họ hàng, người thân nên khuyên chúng tôi không phải lo mà nên chú tâm vào chăm sóc tôi là cần thiết hơn... Mẹ hi sinh niềm vui sum vầy vì con cháu" - chị Huệ ngậm ngùi chia sẻ.
Chị cũng nói thêm rằng: "2 năm đều khiến mẹ chồng tôi mất Tết nên tôi thấy vô cùng có lỗi. Bình thường nếu là mình, còn trẻ trung sôi nổi mà Tết phải một mình cũng đã tủi thân lắm rồi. Đằng này mẹ chồng già cả lại lủi thủi trong mấy ngày Tết, không có các con bên cạnh... thì còn buồn nào bằng. Vì thế mà tôi thấy xót xa, áy náy vô cùng".
Theo VNE
Chồng bất tài, gia trưởng nhưng không dám bỏ vì sợ khó... tái hôn Tôi xinh đẹp, công việc ổn định lại nắm giữ chức phó phòng nhiều người mơ ước. Bạn bè thường khen tôi thông minh, hoạt bát và có một gia đình hạnh phúc. Ấy vậy nhưng họ đâu thể ngờ rằng, ở nhà tôi là người phụ nữ bất hạnh, nhẫn nhục đến nhường nào. Thực ra tôi đến với anh - chồng...