Đàn ông có tiền một chút đã vội quên người đàn bà ở cạnh mình khi gian khó
Bạn dắt con rời khỏi căn chung cư ngay buổi tối hôm đó. Bạn thà sống nghèo khổ sống, cơ cực mà vợ chồng con cái thương yêu. Còn với người chồng ngoại tình, bạn không cần nữa.
Tình yêu của một người đàn ông được thử thách khi anh ta có mọi thứ trong tay. Khi nghèo, đàn ông ít cám dỗ và họ cũng dễ bằng lòng với cuộc sống của mình. Nhưng khi có tiền, họ thấy tâm thế của mình trong cuộc đời đã khác. Cám dỗ vây quanh và họ rất dễ thay lòng. Và buồn thay, một người bạn thân của tôi đã rơi vào hoàn cảnh như vậy. Khi nghèo, vợ chồng đùm bọc thương yêu nhưng khi có cuộc sống khá hơn một chút anh ta đã trở thành người chồng ngoại tình.
Cuộc sống tuy nghèo nhưng bạn thấy hạnh phúc vô cùng – Ảnh minh họa: Internet
Ngày bạn làm đám cưới, bạn bè trong lòng không nói nhưng rất thương bạn. Đám cưới giản đơn hết sức, chỉ mời vài bàn vì không có điều kiện. Tuy vậy nhưng cô dâu chú rể nhìn nhau hạnh phúc vô cùng. Sau ngày cưới, vợ chồng bạn dắt díu lên thành phố, thuê một căn phòng trọ để ở. Bạn ngoài công việc chính, còn tranh thủ bán hàng trên mạng, nhận hàng gia công về nhà làm để kiếm thêm tiền trang trải.
Nhiều lúc ngồi cà phê với nhau, nhìn đôi tay chai sần của bạn, tôi hỏi bạn có hối hận không khi lấy một người chồng nghèo. Bạn cười bảo rằng cực nhọc một chút, vất vả một chút nhưng vợ chồng yêu thương, san sẻ cho nhau thì còn hạnh phúc nào hơn. Chồng bạn thương bạn rất nhiều. Thấy vợ vất vả anh cũng cố gắng nhiều hơn trong công việc. Nhiều đêm thấy anh ngủ gục trước màn hình vi tính mà thương vô cùng.
Trải qua nhiều năm chắt bóp, vợ chồng bạn tôi cũng mua được một căn chung cư nho nhỏ. Chồng bạn đã ổn định công việc với mức thu nhập khá. Ngày mừng tân gia, tôi thấy mắt bạn đỏ hoe. Tôi biết đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc. Tôi nghĩ rằng bao nhiêu vất vả, bao nhiêu mồ hôi đã đổ xuống vì chồng của bạn thật không uổng phí.
Chồng bạn đã ngoại tình với một đồng nghiệp – Ảnh minh họa: Internet
Thế nhưng, trong một lần ngồi cà phê với nhau tôi thấy mắt bạn hoe đỏ, lại thâm quầng. Bạn bảo rằng mình mệt mỏi, khổ sở vô cùng. Nhấp ngụm cà phê đắng chát bạn bảo rằng giá như gia đình bạn nghèo khó như xưa chắc đã giữ được hạnh phúc. Chồng bạn sau khi có tiền trong túi bắt đầu thay đổi. Anh đi sớm về muộn. Thỉnh thoảng bạn nghe mùi nước hoa nữ phảng phất, một dấu son môi đỏ trên cổ áo. Một người đàn bà nhạy cảm như bạn biết chắc rằng chồng ngoại tình.
Rồi chính bạn đã đọc được những dòng tin nhắn trong điện thoại chồng. Chồng bạn bảo rằng luôn cảm thấy cô đơn và mất cảm giác với người vợ bên cạnh. Anh chán ngấy một người vợ suốt ngày lam lũ, chỉ biết nấu ăn, dọn dẹp, kiếm tiền. Chẳng bao giờ có thể góp ý một câu trong những vấn đề mà chồng gặp phải. Bạn xem hình mới biết nhân tình của chồng là một đồng nghiệp rất trẻ, năng động và xinh đẹp. Vậy hóa ra trong mắt chồng bạn thấp kém và chẳng biết gì cả hay sao? Bạn tức giận đến mức ném vỡ điện thoại, người chồng hốt hoảng nhìn thấy và hiểu ra mọi chuyện.
Người chồng đã ngoại tình, bạn không cần nữa – Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Là một người vợ, chẳng sợ vất vả, chẳng ngại hy sinh nhưng lại sợ lòng dạ bạc bẽo của người đàn ông bên cạnh mình. Chỉ tiếc bao nhiêu công sức, bao nhiêu cố gắng của mình rồi cũng chẳng có giá trị gì trong mắt chồng. Bạn dắt con rời khỏi căn chung cư ngay buổi tối hôm đó. Bạn thà sống nghèo khổ sống cơ cực mà vợ chồng con cái thương yêu. Còn với người chồng đã thay lòng, bạn không cần nữa.
Nam Khuê
Làng chài Sê San thoát nghèo
Tôi đã thấy thực sự làng chài Sê San, nơi có những ngư dân suốt đời đánh bắt thủy sản để kiếm kế sinh nhai, nay bừng lên một niềm tin mới. Niềm tin của người dân với Đảng vinh quang
Như lỗi hẹn, phải ra ngoài Tết nguyên đán Canh Tý năm 2020 chúng tôi mới có dịp đến với những "ngôi nhà trên nước" của bà con làng chài sống bình yên trên dòng sông Sê San, đoạn cuối của lòng hồ thủy điện Ia Ly mà người dân ở đây thường gọi là chiếc bè.
Tụ hội dân tứ chiếng
Chúng tôi lên huyện Ia H'Drai bằng xe máy, vất vả lắm mới tiếp cận được bờ phía Đông để gọi anh Nguyễn Văn Triều, trưởng làng chài, lấy thuyền máy đưa ra mấy chiếc bè của bà con ghép lại để ở chung. Lúc đó, ráng chiều phía Tây đỏ rực, chiếu từng sợi nắng yếu ớt, in bóng những núi đồi xa xa xuống dòng sông làm ánh lên một màu sáng bạc.
Ngồi trên chiếc bè khá rộng của anh Nguyễn Văn Triều, chúng tôi có cảm giác lành lạnh bởi hơi nước từ mặt hồ bốc lên và sương chiều buông xuống. Chiếc bè này cũng chính là ngôi nhà thứ hai, nơi cả gia đình anh Triều sinh sống mấy năm qua. Xa xa là những cánh rừng mênh mông thẩm màu. Những cánh chim chiều chưa về tổ ấm, vẫn lượn bay trên lòng hồ xào xạc hòa tiếng máy nổ của thuyền ghe lướt vội, nghe náo động cả một vùng trời sông nước bao la.
Làng chài Sê San mùa đánh bắt thủy sản
"Cũng cảnh núi rừng, sông nước như vầy, nhưng gần 10 năm trước, bà con làng chài vô cùng gian khổ.
Chúng tôi là dân tứ chiếng, kẻ ở tỉnh Hậu Giang, người ở tỉnh Bình Phước và có mấy hộ dân Thừa Thiên - Huế về đây chung sống cùng nghề đánh bắt thủy sản. Do chưa được chính quyền các cấp công nhận nên bà con làng chài nay ở đầu sông của tỉnh Kon Tum, mai ở cuối sông của tỉnh Gia Lai. Mỗi lần các ngành chức năng hai tỉnh đi kiểm tra, bà con phải kéo lưới giăng câu từ nơi này qua nơi khác.
Vì thế, mỗi khi kéo vội vã như vậy, lưới hay bị rách. Dù chỉ rách bằng một lỗ nhỏ thôi thì tất cả số cá tôm đánh được trong một đêm đều trôi ra sông nước cả. Cá không còn một con, lưới thì rách không tiền mua sắm lại nên khó khăn chồng chất khó khăn" - anh Triều trầm ngâm.
Đến năm 2018, niềm vui của bà con đã được nhân lên gấp bội khi toàn bộ 29 hộ dân xóm chài này được chính quyền cấp đất, hỗ trợ kinh phí 50 triệu đồng/hộ, đồng thời tạo điều kiện vay vốn thêm từ Ngân hàng Chính sách xã hội để xây cất nhà ở ổn định.
Ngôi nhà "Đại đoàn kết" của 29 ngư dân làng chài ấy đã được dựng xây cách bờ sông Sê San khoảng chừng 1 km, rất khang trang, đã cùng với bà con đến nay là hai cái Tết. Tuy cuộc sống còn bộn bề khó khăn vất vả nhưng sự quan tâm kịp thời đó của Đảng và nhà nước phần nào đã động viên, khích lệ bà con làng chài yên tâm ổn định cuộc sống, gắn bó lâu dài với vùng đất biên giới đầy khắc nghiệt này.
Cuộc sống bình dị của người dân làng chài Sê San
Anh Nguyễn Văn Triều vui mừng chia sẻ: "Từ nguồn hỗ trợ 50 triệu đồng của Ủy ban MTTQ tỉnh, các hộ dân cố gắng vay mượn thêm từ 50-100 triệu đồng nữa để xây cất nhà cửa khang trang trên bờ. Từ một xóm chài lênh đênh, bấp bênh theo con nước, đến nay bà con đã được lên bờ ăn Tết, an cư để lập nghiệp. Nhiều đêm nằm ngủ trong chính căn nhà của mình mà chúng tôi cứ ngỡ như mơ".
Quê hương thứ hai
Cha mẹ anh Triều năm nay đã tuổi thất tuần, cho biết trong những năm gần đây, do đời sống kinh tế của bà con làng chài tăng lên, đường sá và phương tiện đi lại cũng rất thuận lợi nên nhiều gia đình về quê thường xuyên. Hơn nữa, kể từ khi nhà nước cho làm hộ khẩu thường trú, Ủy ban MTTQ tỉnh hỗ trợ tiền làm nhà định cư lâu dài trên bờ, bà con rất yên tâm sinh sống, coi đây là quê hương thứ hai không những của cuộc đời của họ, mà còn là của các thế hệ con cháu mai sau.
Theo anh Triều, năm nay, làng chài chỉ có 3 hộ có người về quê ăn Tết, còn 26 hộ ở lại chung vui xuân mới cùng bà con trên lòng hồ Sê San. Bởi nơi đây giờ thực sự đã, đang và sẽ nuôi nấng gia đình họ suốt cả cuộc đời. "Người dân nơi đây rất biết ơn nhà nước, núi rừng, sông suối đã cho họ bình yên và mạnh khỏe để chống chọi với thác lũ, mưa nguồn" - anh Triều cho biết.
Bên ly nước trà xanh ấm áp, ngọt ngào giữa vùng biên giới nóng nực pha chút hơi nước của lòng hồ Sê San mát lạnh, ông Chế Hồng Quyền - Chủ tịch UBND xã Ia Tơi, huyện Ia H'Drai - chia sẻ: "Trong những năm qua, chính quyền địa phương đã cố gắng rất nhiều trong việc chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho người dân làng chài Sê San.
Địa phương cũng vận động các doanh nghiệp trên địa bàn giúp đỡ bà con làng chài ổn định nơi ở mới, nên ai nấy đều biết ơn và hứa sẽ gắn bó với lòng hồ Sê San, với huyện biên giới Ia H'Drai lâu dài. Đặc biệt, 100% hộ gia đình đã có nhà ở trên đất, làng chài trên sông chỉ là nơi đánh bắt cá tôm, nuôi một số cá nước ngọt và chế biến các loại thực phẩm từ cá, nên trẻ em trong độ tuổi đã có điều kiện đến trường học tập 100%. Đến nay, cả làng chài đã thoát khỏi hộ nghèo, trong đó 30% vươn lên thành hộ khá".
Hứa hẹn tương lai
Đêm dần trôi về phía mây ngàn, chúng tôi vẫn ngồi hóng mát. Hơi nước từ phía lòng hồ Sê San phảng phất bay lên xoa dịu những cơn nóng của buổi chiều gay gắt. Tôi đã thấy thực sự làng chài Sê San, nơi có những ngư dân suốt đời đánh bắt thủy sản để kiếm kế sinh nhai, nay bừng lên một niềm tin mới. Đó là niềm tin của người dân làng chài Sê San với Đảng vinh quang.
Anh Đặng Văn Thuộc, Giám đốc HTX Sê San, cho biết: "Hiện nay, người dân làng chài khai thác và nuôi cá lồng bè khá nhiều. Ngoài cung cấp cho các tiểu thương nguồn cá tươi sống hằng ngày, bà con còn chế biến các loại thực phẩm từ cá như: Cá rô đá khô, cá cơm khô, bánh tráng cá cơm, nước mắm cá cơm, cá lóc khô... và các sản phẩm này được tiêu thụ ở thị trường Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Đà Nẵng, có lúc đã vươn ra tận Huế".
Người dân làng chài làm bánh tráng cá cơm trên lòng hồ Sê San
Anh Nguyễn Thành Nhân, một người dân làng chài Sê San, vui mừng nói: "Do cảnh đẹp của lòng hồ Sê San rất sơn thủy hữu tình nên tôi đã mạnh dạn sắm thuyền vận chuyển khách du lịch vòng quanh lòng hồ để thưởng ngoạn. Hiện nay, bình quân mỗi ngày có từ 2-3 đoàn khách từ các nơi đến tham quan du lịch làng chài. Tuy không nhiều nhưng cũng hứa hẹn trong tương lai, du lịch lòng hồ Sê San sẽ phát triển và đây cũng là thế mạnh du lịch của huyện Ia H'Drai".
2020 là năm thứ 5 người dân làng chài trên dòng sông Sê San (thuộc địa phận xã Ia Tơi) trở thành những công dân thực sự của huyện biên giới Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum, sau gần 10 năm lênh đênh trên mặt nước dọc lòng hồ thủy điện Sê San 4, Sê San 3A. Đó là nhờ vào sự chung tay quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành và doanh nghiệp từ trung ương đến địa phương.
Cuộc thi phóng sự, ký sự 2019-2020 đã nhận được tác phẩm của các tác giả: Văn Công Hùng (Chuyện nhà rông ), Trương Điện Thắng (Đi chợ Cái Răng), Trần Văn Bé (Khi người ta trẻ), Nguyễn Tiến Nên (Đau đáu với quê), Đỗ Văn Dinh (Thung lũng hoa Thái Giàng), Mai Nam Thăng (Lang minh), Chung Thanh Huy (Thắm màu làng chiếu Định Yên), Mạnh Hào (Để mình hát xẩm cho mà nghe!), Phạm Xuân Dũng (Trên đỉnh Sa Mù), Đỗ Quang Tuấn Hoàng (Nghiên cứu mỹ thuật để "gặp gỡ" ông ngoại), Trương Thanh Liêm (Ông Lộc đa năng), Hồ Thị Xuân Đà (Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Phượng), Huỳnh Văn Nguyệt (Nữ tỉ phú Nguyễn Thị Nga)...
Trân trọng cảm ơn các tác giả và mong tiếp tục nhận được tác phẩm mới.
Bài và ảnh: Trần Văn Phúc
Nước hoa GABRIELLE CHANEL ESSENCE Ánh sáng tự do Năng lượng bất tận từ vẻ đẹp của minh tinh Margot Robbie và giọng ca Beyoncé là cách CHANEL đón chào hương thơm GABRIELLE CHANEL ESSENCE. Mang trong mình khí chất riêng biệt và nguồn năng lượng mạnh mẽ, minh tinh Margot Robbie được CHANEL chọn làm hiện thân cho hương thơm GABRIELLE CHANEL ESSENCE. Đây là bản giao hưởng không thể hài...