Đàn ông có gì để khổ?
Một lần, tôi không cắc cớ hỏi chồng rằng “Phụ nữ với bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống anh thừa biết rồi đấy. Còn với đàn ông, có khổ gì không? Ví dụ như là cuối tháng phải đưa gần hết lương cho vợ, mỗi khi muốn đi đâu phải “xin phép”, muốn sắm gì phải bàn bạc…”. Chồng tôi bảo “Những điều em liệt kê không phải là nỗi khổ của đàn ông. Đàn ông có những nỗi khổ riêng mà… không nói được”.
Chồng tôi có thể nói là mẫu đàn ông tốt, đi làm với đồng lương vừa phải, bù khú bạn bè vừa phải, không đánh mắng vợ con, cuối tuần có lai rai cũng về trước “giờ cấm”… Nói chung là mọi việc đều êm thuận. Đổi lại, tôi cũng tỏ ra mình là người vợ hiểu biết: không buộc chồng đưa hết lương, không than vãn chì chiết chu kỳ “lâu lâu lâu ta mới nhậu một lần” của chồng, không lên mâm là than thở về giá cả, thi thoảng bỏ túi chồng ít món quà y chang nhau để chồng tặng các đồng nghiệp nữ chung phòng. Chồng tôi có một người vợ như tôi mà vẫn có những nỗi khổ riêng không nói được à?
Phần tôi, nhịp sống ra khỏi phòng là ào xuống lòng đường hòa vào dòng xe, nhào vào chợ rồi về nhà một mắt lăng xăng cùng bếp núc nấu nướng, mắt còn lại vẫn ngó chừng con gái đang tuổi “lục lăng” trong khi chồng đang đóng vai người bị “phây” hành rất hăng hái. Tôi quan niệm, tất cả vui buồn hơn giận sẽ đi qua, chỉ còn niềm vui hạnh phúc gia đình là quý giá.
Nên như bao người vợ khác, tôi cũng căng mình chịu đựng những cuộc vui đã “càn quét” túi tiền nhà mình đến xẹp lép khi chồng kéo về hàng chục người bạn.
Nên như bao người vợ khác, mấy lần trong năm phải về quê chồng giỗ chạp, cưới hỏi, thôi nôi, đầy tháng… tôi đều mua sắm rủng rỉnh cho “đẹp mặt chồng” dù sau đó mấy tháng cứ nhìn thấy bóng cô thủ quỹ cơ quan là sợ cô nhắc nợ đến thót tim.
Nên như bao người vợ khác, tôi cứ sắm sửa cho chồng, cho con, cho tổ ấmbé nhỏ của mình mà quên rằng bản thân mình cũng cần tươi mới…
Để rồi một ngày chợt điếng lòng khi xem xong một chương trình nào đó trên tivi, đại loại là lên án mấy ông chồng bay bướm hay say mưa say nắng làm khổ vợ con, thì chồng tôi nói bâng quơ chuyện “một cái lạ bằng tạ cái quen”. Nhìn lại bản thân mình… ôi sao mà quen mắt quá. Quen đến nhàm chán. Bộ đồ ngủ từ ngày cưới, đôi dép lông màu tím ngày nào đã bong hết lông, màu tím chuyển sang màu xám mà vẫn chưa chịu bỏ. Mái tóc không óng ả mượt mà, mà quăn ngọn xơ xác mùi dầu ăn, nước mắm…
Video đang HOT
Chồng quay lưng vô vách ngủ, vô tình đặt chiếc laptop ở giữa làm ranh giới. Mình bừng bừng lửa giận, tự hứa với lòng ngày mai sẽ xin nghỉ phép, sẽ đi mua sắm và làm đẹp thỏa thuê. Này những bộ quần áo ngủ bỏng mắt, này những dầu thơm, sữa tắm, dưỡng da. Này suối tóc duỗi mượt mà…bảo đảm chồng không bị “phây” hành nhưng vẫn thức suốt đêm vì cuộc “cách tân” của vợ. Nhưng sáng ra… trước tiên là đếm lại bóp tiền. Còn vài triệu nhưng mới 20 tây, lại mắc ba tấm thiệp cưới cháu chồng, hai cái thôi nôi cháu vợ. Bà mẹ chồng mới hôm kia than bệnh thấp khớp hành hạ, mẹ ruột than chứng huyết áp sao cứ khi lên khi xuống…
Vậy là tắt ngúm dự án làm đẹp. Nghỉ phép nhưng là đi… mua 2 loại thuốc cho hai bà mẹ. Ra bưu điện gửi xong thì vô cửa hàng thời trang nam mua cho chồng cái áo mới mà đi ăn cưới sắp tới. Nghía qua shop trẻ em thấy chiếc đầm màu thiên thanh xinh quá, lại “tha” về cho con gái… Nhớ món sườn chiên cốm trên tivi hôm qua, con gái bảo “Mai mốt mẹ làm giống chú đó cho Na ăn ba tô cơm luôn nghe mẹ”. Vậy là ghé chợ kiếm cọng sườn non…
Chiều hôm nay cũng như bao chiều khác. Cũng là cảnh bà mẹ trẻ vừa nấu ăn, vừa trông con trong khi ông chồng đóng tiếp vai của loạt phim “người bị phây hành” dài bất tận. Chỉ có điều nhà cửa đã sạch hơn, mấy chậu hoa ngoài sân đã được nhổ cỏ. Và trong căn phòng ngủ nhỏ xíu, ngọn nến thơm nào đó chuẩn bị lung linh.
Làm đàn bà, được như vậy là hạnh phúc. Còn đàn ông, có gì để khổ không?
Theo Phununews
An nhiên đi qua khó khăn
Nhìn con gái nằm cong queo trên giường, tay chân đỏ ửng những nốt phát ban dày đặc, đỏ chót, đôi môi sưng mọng, rách toạc, lấm chấm những vết máu đã khô... me thật sự không cầm được nước mắt.
Ảnh minh họa
Con ốm đến hôm nay đã là ngày thứ 7. Mẹ nghỉ làm ở nhà với con tổng cộng được ba ngày, và với đống công việc còn tồn đọng ở trên công ty thì chăc chăn ngày mai mẹ se lai phải xa con .
Mẹ đã nghĩ con gái của mẹ hết ngày hôm nay sẽ khỏi ốm, nhưng dường như bệnh lại nặng thêm hơn. Con sốt siêu vi, sốt cao trong ba ngày. Rồi môi nóng quá bị nứt toạc ra, bác sỹ bảo bị viêm nạc môi. Con đau, buổi sáng ở nhà thỉnh thoảng lại bảo mẹ, "Mẹ, đau môi!". Mẹ không biết làm như nào, chỉ biết vờ thổi thổi cho con hết đau, rồi lại giặt khăn sạch chấm chấm môi cho con và xoa một lớp thuốc mỏng lên cho môi con bớt khô, rát.
Trưa nay mẹ chuẩn bị ít cháo, định bụng đút cho con thì khi trở vào phòng đã thấy con vừa thiếp đi. Cả sáng con không ăn được gì, lại bị đau bụng, ra ra vào vào nhà vệ sinh đến hơn 5 lần. Me tư nhiên buông xuôi cô găng khi không biêt phai chăm soc con như thê nao nưa, đanh đê con chiu đoi, gương măt xanh xao, mê mêt chim vao giâc ngu trưa.
Rôi me thơ dai, ngôi bo chân trên giương nghi vê nhưng ngay tê hai cua minh. Bắt đầu bằng việc mẹ đánh rơi chiếc ví, trong đó có môt sô giấy tờ tùy thân, the ATM cua me va bô, công vơi số tiền bằng nửa tháng tiền ăn của gia đinh. Cả nhà đã rối tung lên vì mọi thứ trở nên thật bất tiện và tệ hại. Thi con lại bắt đầu bị ốm. Tiền trong nhà đã dần cạn kiệt mà mẹ vẫn chưa thể hình dung nguồn thu tiếp theo ở đâu ra.
Đầu óc mẹ quay mòng, chăm con mà mẹ chẳng thể nào nhập tâm, ruột gan cứ rối bời. Mẹ thấy mệt mỏi khi vừa phải chăm con, lại vừa phải trông em. Mẹ thấy mình hoàn toàn bất lực khi cả hai con đều khóc, khi vừa phải bế em trên tay, vừa cố dỗ con uống thuốc hay ăn cháo. Tâm trạng mẹ vốn đã chán chường, lại rơi tõm vào trong khúc ca váng đầu mà hai con thi nhau tạo nên, thì mẹ không còn có thể kiểm soát nổi mình. Mẹ quát tháo vang nhà, tét đít con đến mấy lần và lúc nào cũng cau có mặt mày.
Nhưng rồi khi nhìn con ngủ thiếp đi vì mệt như khi này, bỗng dưng mẹ thấy thật đau lòng vô cùng. Một cảm giác chua xót chạy dọc sống lưng, khiến nước mặt mẹ rơi lã chã lúc nào không hay. Mẹ lúc này mới nhận ra, con gái mẹ thật đáng thương khi đã bị ốm, lại còn phải chịu trận từ sự rầu rĩ, ủ dột của mẹ. Trong mấy ngày ở bên cạnh con, mẹ lúc nào cũng thất thần và chẳng thể chu đáo nổi việc gì. Vô tình, mẹ đẩy không khí nhà mình chùng xuống, cả nhà nhìn ai ai cũng muốn cau có với nhau. Và con dẫu mệt, lại vẫn chẳng được nghỉ ngơi tử tế thêm chút nào cả.
Me lây môt hơi thât sâu, hit vao rôi thơ ra, quyết tâm mình phải cư xử khác đi. Mẹ se xem nhưng ngay nay như môt phep thư cua cuôc đơi danh cho minh. Va phai vươt qua no băng sư manh me vôn co.
Nên me se phai diu dang hơn vơi con, se cố gắng để gạt những nỗi lo vụn vặt sang một bên, để tươi cười, chuyện trò và an ủi con. Me se khơi dậy chút cảm hứng còn sót lại tận sâu trong đáy lòng mình để truyền sang cho con. Me chơt nhân ra khi mẹ thay đổi thái độ với con, thi con cung trơ nên ngoan ngoan hơn rât nhiêu. Con không còn mè nheo, quấy khóc nữa, mà rât hợp tác với mẹ trong việc ăn, việc uống.
Va khi me không con lông lên cau găt vơi bô, ti nanh bô viêc nay viêc kia nưa, thi bô cua con lai bông trơ thanh ngươi đan ông đam đang biêt bao nhiêu. Bô giup me trông ca hai chi em trong luc me nâu cơm, hay tranh thu giăt giu, don dep nha cưa khi me đang bân dô con ngu. Con thơi gian sau cuôi cua buôi tôi, bô me danh cho nhau, lăng le nhin vao nhưng mêt nhoc cua nhau va thây thương yêu đong lên nhiêu hơn.
Me tư nhu, nhưng kho khăn hiên tai nêu đem so vơi hanh phuc binh di ma me đang co, thât chăng hê đang chi. Nên cư an nhiên ma đi xuyên qua kho khăn, rôi thi binh yên se đên. Chăc chăn la thê!
Theo Dân Trí
Một tay ôm vợ, giấu tay kia tôi ôm... nhân tình Người tình của tôi, cô gái bé nhỏ của tôi, em mặc cho tôi chiếm lấy. Em không nói cũng chẳng cầu xin buông tha... Tôi là gã đàn ông tồi. Tôi tự nhận mình là người như thế dù bên ngoài có không biết bao người phải xuýt xoa khen tôi giỏi giang. Có vợ đẹp, con xinh, công ty làm ăn...