Đàn ông chúng tôi phải cõng cả nhà ở trên vai
Nếu chị em có thắc mắc tại sao đàn ông chúng tôi thế này, thế nọ thì tôi xin thưa rằng, nếu có kiếp sau, tôi xin được làm đàn bà.
Đàn bà thì than khổ nhưng tôi thấy, đàn ông chúng tôi còn khổ gấp trăm lần. Chỉ cần một nỗi khổ ấy là chúng tôi đã nặng gánh gấp nhiều lần những nỗi khổ lặt vặt của cánh đàn bà.
Nếu chị em than phiền vì thân làm con gái, bố mẹ nuôi bao nhiêu năm lại phải đi lấy chồng, về làm dâu nhà người ta thì chúng tôi cũng chung áp lực. Bố mẹ nuôi bao nhiêu năm, chúng tôi cũng đang sống vô tư, thanh thản, tự nhiên lại cưới vợ về.
Và rồi, chúng tôi là đàn ông nên chúng tôi phải gánh trọng trách nuôi vợ con lên trên hết. Xem ra, đàn ông chúng tôi còn có sự thay đổi lớn hơn phụ nữ. Chị em đừng chỉ ích kỉ nghĩ, bố mẹ nuôi bao nhiêu năm, về nhà chồng và trở thành con của người khác. Đời người rồi ai cũng phải gánh trên vai trọng trách gia đình, ai cũng phải lấy chồng, lấy vợ, thế nên, phụ nữ hãy nghĩ xem, có phải đàn ông chúng tôi thật vô cùng nặng gánh khi cưới vợ?
Chị em than phiền, cưới chồng rồi, chị em phải phục vụ chồng con. Cả đời người phụ nữ hi sinh vì gia đình. Ừ thì đi làm, kiếm tiền rồi lại nai lưng làm việc nhà. Đàn ông chúng tôi không làm việc nhà là bị chị em cho là này nọ. Chẳng phải chúng tôi cũng đi làm, kiếm tiền đó sao. Đàn bà sinh ra đã luôn nghĩ, mình cố gắng trở thành người vợ đảm, người vợ chăm sóc chồng con chu toàn. Vậy, làm chút ít việc nhà, với chị em là khó khăn sao? Nói thật, để đàn ông chúng tôi làm việc nhà, chắc gì chị em đã an lòng?
Chị em than phiền, cưới chồng rồi, chị em phải phục vụ chồng con. Cả đời người phụ nữ hi sinh vì gia đình. (ảnh minh họa)
Còn đàn ông chúng tôi, khi đã cưới vợ, chúng tôi không còn thời trai tráng, không còn thời vô tư, thích làm gì thì làm nữa. Chúng tôi phải nhìn trước ngó sau, làm việc gì cũng phải nghĩ xem, có kiếm được nhiều tiền không, để còn mang về cho vợ con, đó mới là vấn đề.
Đàn ông lúc nào cũng lo lắng bị người đời cười chê là người vô trách nhiệm, người ăn bám, người không lo được cho gia đình. Chúng tôi mà có ăn bám vợ thật thì chẳng biết, hàng xóm láng giềng, thiên hạ sẽ nghĩ gì về chúng tôi. Thế nên, chị em đừng nghĩ, khi có gia đình, chị chỉ em mới khổ. Áp lực công việc, áp lực kiếm tiền của chúng tôi nặng gấp trăm lần chị em.
Video đang HOT
Bố mẹ đẻ, vợ, mối quan hệ trong gia đình nhiều lúc làm chúng tôi đau đầu. Nếu mẹ chồng con dâu hòa thuận không sao, mẹ chồng con dâu đối đầu thì ai mới là người khổ. Người làm con, làm chồng như chúng tôi, liệu sẽ biết đứng về bên nào. Thật sự là vô cùng khó khăn. Chỉ mong sao gia đình hòa thuận nhưng đó là điều thật sự không phải dễ.
Đàn ông chúng tôi luôn nỗ lực bản thân mình, phải gánh trên vai bố mẹ, vợ con, thậm chí là cả anh, em ruột. Tiền không phải là có sức mạnh toàn năng nhưng nếu không có tiền thì chẳng thể nào làm được. Không nuôi được vợ con, gia đình thì đâu phải đàn ông.
Người nào thất nghiệp sẽ vô cùng khổ sở, đau đầu mệt mỏi vì nghĩ phải làm sao để kiếm được công việc tử tế. Vợ con nheo nhóc, thật chẳng ai mong muốn gì. Áp lực cuộc sống thật sự khiến cho chúng tôi một ngày sống cùng không yên. Đi làm, đi chơi, chị em đừng trách cứ, phải để cho chúng tôi có chút thời gian riêng tư, được thảnh thơi sau những ngày làm việc vất vả và cả những áp lực cuộc sống thường trực.
Người nào thất nghiệp sẽ vô cùng khổ sở, đau đầu mệt mỏi vì nghĩ phải làm sao để kiếm được công việc tử tế. (ảnh minh họa)
Cứ nghĩ đến việc làm sao để kiếm được nhiều tiền, sắm sửa đầy đủ cho gia đình, lo lắng cho gia đình được khang trang, đàn ông chúng tôi lại mệt mỏi vô cùng. Rồi hàng tháng lo tiền điện nước, tiền sinh hoạt gia đình. Không những vậy, còn phải lo lắng phụng dưỡng bố mẹ.
Dù đó là trọng trách của con cái nhưng chúng tôi cũng lo, mình không có công việc tốt thì làm sao lo được cho sức khỏe của bố mẹ. Rồi, còn cô em chưa lấy chồng kia, tôi cũng phải lo cho em gái đi học đi hành, được bằng chị bằng em. Rồi con tôi hàng tháng phải ăn sữa, vợ tôi cũng phải cần tiền lo cho sinh hoạt gia đình. Chúng tôi phải làm sao để mọi việc được chu toàn? Ai là người khổ hơn ai?
Nếu chị em luôn nghĩ chỉ có mình khổ từ khi đi lấy chồng, lập gia đình thì chị em đã lầm. Người làm đàn ông, người là con trai, làm chồng như chúng tôi mới là người cực kì vất vả. Là người gánh trên vai cả gia đình, không làm nổi thì xấu hổ, nhục nhã. Vậy ai khổ hơn ai đây? Chị em chỉ làm việc nhà, chỉ phục vụ chồng con, kiếm tiền đâu phải là gánh nặng.
Thế nên, khi đi lấy chồng, việc quan trọng chính là, chị em hãy làm tròn bổn phận của mình, là người vợ chu đáo, đảm đang, là người mẹ tốt chăm con thật ân cần. Có như thế, đàn ông mới yên tâm được. Đừng than phiền nhiều cũng đừng tự cho mình là người khổ nhất. Đàn ông chúng tôi mới là người khổ một khi đã có gia đình.
Theo Khám Phá
Chồng không kiếm được ra tiền nhưng vẫn không cho tôi đi làm
Một người chồng mà không thể kiếm tiền nuôi nổi vợ con, để vợ con nheo nhóc, khổ cực có phải là người chồng tốt.
Xin chào các bạn đọc và ban biên tập của Phunutoday. Tôi là một trong những độc giả thường xuyên theo dõi chuyên mục tâm sự của quý báo. Hầu như lần nào vào chuyên mục này tôi cũng đang tự đi tìm cho mình những tâm sự giống với của tôi để mong nhận được sự chia sẻ của các bạn đọc và để tôi có thể tìm ra những bước đi mới trong cuộc sống.
Câu hỏi tôi luôn mang trong đầu đó là người chồng không làm ra tiền, không nuôi nổi vợ con có xứng đáng là người đàn ông, là trụ cột gia đình không?
Tôi xin chia sẻ với các bạn đọc về câu chuyện của gia đình mình. Tôi vốn là cô gái xinh xắn xứ Tuyên. Người ta bảo chè Thái, gái Tuyên và tôi luôn tự hào về điều đó. Học xong cấp ba, tôi được mọi người xem là cô gái xinh nhất thị trấn. Lúc ấy, tôi có khá nhiều chàng trai theo đuổi trong đó có cả những người là con cháu của cán bộ cấp tỉnh.
Tôi mệt mỏi vì chồng không kiếm ra tiền
Những người tới tán tôi đều có công việc ổn định ở thị xã Tuyên Quang lúc đó. Người làm ngân hàng, người làm về xây dựng, người về quản lý cầu đường. Vậy mà tôi lại chọn Hải - một chàng trai Hà Nội về quê tôi công tác. Lúc ấy, tôi cũng không yêu Hải lắm nhưng gia đình ai cũng khuyên tôi lấy anh để được về thủ đô và cái triết lý giàu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố.
Tôi lấy Hải và theo anh về Hà Nội. Về đến đây, tôi thực sự sốc vì gia cảnh của Hải. Bố mẹ anh chỉ là viên chức quèn và thu nhập trong gia đình rất nghèo. Cả gia đình 3 thế hệ chỉ ở trong căn nhà 40 mét vuông xây 2 tầng cũ. Hai vợ chồng tôi được chia cho căn phòng nhỏ phía sau ở tầng hai. Sau này, tôi sinh liền lúc hai đứa con, chật chội quá nên chúng tôi phải cơi nới thêm một phần ở tầng ba bằng tôn lạnh để lấy chỗ ở.
Cuộc sống chẳng có gì đáng giá khi chồng tôi không kiếm được tiền mà ở cái thành phố này không có tiền thì thật khó sống. Chồng tôi chuyển công tác về Hà Nội và anh làm văn thư trong một trường trung học. Chẳng cần nói thì các bạn cũng biết công việc văn thư kiếm được bao nhiêu tiền. Tôi phải đi làm mọi việc từ dán phong bì cho đến gói tăm để kiếm thêm thu nhập.
Anh không hề tính toán và suốt ngày chăm chỉ với cái công việc lương chưa đầy 4 triệu đồng/tháng. Anh mặc kệ mẹ con tôi quay quắt với bão giá, với trăm thứ phải tiêu tiền. Tôi rất ít về quê vì không muốn mọi người biết tôi sống khổ sở ở thủ đô.
Dù không kiếm được tiền nuôi vợ con, anh vẫn muốn làm trụ cột gia đình
Trong số những người tới tán tôi, ngỏ lời yêu tôi, một số người đã được điều về cấp bộ, cấp vụ... có người đã làm kỹ sư trưởng của một công ty xây dựng cầu đường. Tôi thấy mông lung và so sánh chồng mình với những người đã mòn gót theo đuổi tôi ngày đó. Bạn tôi thấy vợ chồng tôi khó khăn, người ta giới thiệu công việc tử tế cho tôi và chồng nhưng anh không cho tôi đi làm và đương nhiên anh cũng không đi tới đó chỉ đơn giản vì cái sĩ diện đàn ông. Anh bắt đầu ghen và quản lý tôi kỹ hơn bằng cách yêu cầu tôi ở nhà chăm con.
Cả hai con của tôi đã lớn và ở cái tuổi 37 tôi thật sự không xin được công việc văn phòng hay gì đó ngoài việc đi làm thêm dọn dẹp cho một số cây xăng để kiếm thêm thu nhập. Nhiều lần, tôi tự trách vì sự lựa chọn của mình nhưng rồi lại an ủi số mình nó thế. Nhìn những chàng trai từng muốn cưới mình mua ô tô, nhà lầu, lòng tôi ao ước bao giờ mình có một căn phòng như của nhà họ.
Cuộc sống bế tắc, chồng tôi dù không gia trưởng nhưng anh vẫn cố tỏ ra mình là trụ cột gia đình và không muốn vợ đi làm. Tôi tự nhủ liệu một người đàn ông ở thời đại giá sinh hoạt đắt đỏ, làm được 5 triệu đồng/tháng có làm trụ cột gia đình được hay không? Tôi không có ý định ly hôn nhưng tôi thực sự ngột ngạt và lo lắng cho gia đình của mình trong khi đó anh cứ bình chân như vại. Tôi ngỏ ý muốn buôn bán gì, anh dẹp luôn và vẫn điệu "em cứ để anh lo" nhưng thực sự anh không lo nổi. Mỗi lần về quê nhìn bạn bè cùng thời với mình đứa nào cũng có của ăn, của để còn mình thì leo lắt vì cuộc sống đô thị tôi lại có ý nghĩ "giá như" rồi so sánh.
Theo Phunutoday
Vợ chồng hiện đại và chuyện san sẻ vai trò trụ cột gia đình Vất vả và trách nhiệm to lớn đi kèm, đó là những khó khăn khiến bất cứ chị em nào cũng phải e dè khi nhắc đến vai trò là người trụ cột gia đình. Từ xưa đến nay, nhiều người vẫn cho rằng vị trí quan trọng nhất trong nhà phải dành cho người đàn ông. Tuy nhiên, ở cuộc sống hiện...