Đàn ông chịu kiếp bạo lực tình dục biết kêu ai?
Mọi người đều nghĩ chỉ phụ nữ mới bị bạo hành tình dục, nhưng trên thực tế có nhiều đấng mày râu cũng đang phải chịu chung “ kiếp nạn”.
Dù là nam hay là nữ thì họ đều có quyền bình đẳng tình dục như nhau. Ảnh minh họa
Chung một “kiếp nạn”
Vừa qua, chủ đề bạo lực tình dục đối với phụ nữ được bàn đến nhiều trong khi đó nam giới bị phụ nữ coi như công cụ thỏa mãn tình dục thường ít người lưu tâm. Thực tế, những người đàn ông bị bạo lực tình dục cũng khao khát được bảo vệ quyền lợi. Vậy, ai sẽ bênh vực họ? – Câu hỏi này cũng được bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) nêu ra.
Theo bà Oanh, mọi người đều nghĩ chỉ có phụ nữ mới bị bạo hành tình dục, nhưng trên thực tế có nhiều đấng mày râu cũng đang phải chịu chung “kiếp nạn” này. Rất nhiều đàn ông bị bạo lực tình dục nhưng vẫn “câm nín” không dám lên tiếng.
Một người đàn ông tên Hà ở Hà Nội kể: “Gần 20 năm sống cùng vợ, tôi hết lòng lo cho gia đình nhưng vẫn bị vợ chửi bới hàng đêm. Tôi chưa một ngày thảnh thơi. Ngoài thời gian kiếm tiền lo cho vợ con về nhà tôi làm nội trợ, phục vợ như một “nô tì”.”
Quá đau lòng, ông Hà bỏ về quê và phải lòng một cô gái. Từ ngày vợ ông biết được bí mật “ong bướm” của chồng, vợ ông liên tục tra tấn tinh thần, hành hạ thể xác, dọa cắt “của quý”.
Ông Hà cho biết, anh tìm đến nhà tư vấn như muốn cố níu giữ gia đình. Tại đây, các chuyên gia cho biết, trường hợp của anh Hà chẳng khác nào tra tấn với những vết thương này sẽ ám ảnh suốt đời.
Chịu chung kiếp bạo hành tình dục với ông Hà, anh Trần Văn Nam làm giảng viên ở Hà Nội lấy vợ anh kém 14 tuổi nên hai người có khoảng cách rất lớn trong lối sống. Do còn trẻ nên vợ anh Nam có ham muốn rất cao trong “chuyện ấy”, trong khi anh không có ham muốn nhiều (do yếu sinh lý).
“Có những hôm cô ấy muốn 3 lần, 4 lần…. Để cô ấy thỏa mãn tôi phải rất mỏi mệt. Nếu không chiều thì cô ấy sẽ dằn vặt, lạnh lùng. Nhiều đêm, tôi làm xong việc, chỉ muốn được nghỉ ngơi thì cô ấy lại tìm mọi cách gọi tôi dậy “phục vụ. Nếu phải ly hôn vì chuyện này tôi sợ tiếng để đời.
Đàn ông biết kêu ai?
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên, ông Hoa Hữu Vân – Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, không chỉ phụ nữ bị bạo lực mà đàn ông cũng bị bạo lực do nguyên nhân kinh tế, mâu thuẫn gia đình. Tuy vậy, bất bình đẳng giới là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng bạo lực, bởi có quan niệm là người của mình, chồng của tôi, cứ dùng từ “của” – cho rằng sở hữu của mình thì mình có quyền.
Ngoài ra, do văn hóa của người Việt Nam, nhiều người thường “câm nín”. Vì thế, đằng sau cánh cửa của mỗi nhà, để phát hiện bạo lực gia đình không hề dễ. Vì thế, mọi người phải hiểu rằng, phải tôn trọng người khác và mình được tôn trọng, Không ai có quyền được đánh, mắng nhiếc, sỉ nhục hay ép buộc người khác.
TS. Khuất Thu Hồng – Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội cho biết, bạo lực tình dục là tội ác nghiêm trọng. Nó chà đạp lên quyền cơ bản nhất của con người là được sống an toàn và được tôn trọng nhân phẩm.
“Tôi mong bất kỳ ai, dù là trẻ em hay người lớn, phụ nữ hay nam giới và những giới khác luôn luôn được an bình trong nhà mình và có thể đi bất cứ nơi đâu, không phải đề phòng, không phải sợ hãi.”, bà Hồng nói.’
Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội nhắn nhủ: “Hãy lên tiếng, dù bạn là nạn nhân hay người chứng kiến bạo lực tình dục. Hãy lên tiếng để bạo lực tình dục không chìm vào im lặng, để nạn nhân không trở thành tội nhân”.
Theo TS Khuất Thu Hồng, kẻ đáng hổ thẹn không phải là nạn nhân mà là những kẻ dùng sức mạnh, quyền lực, tiền bạc, mánh khoé, thủ đoạn để bạo hành.
Bà Hoàng Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến, sức khỏe và dân số.
Cũng chia sẻ về bạo lực tình dục ở nam giới, bà Hoàng Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến, sức khỏe và dân số cho biết, nguyên nhân bạo lực tình dục ở nam giới cũng như nguyên nhân bạo lực tình dục ở nữ giới. Bạo lực tình dục ở nam giới thường xảy ra khi người nam giới bị ở vị thế yếu hơn về thể chất, tinh thần, tình cảm, kinh tế hay xã hội.
“Nam giới bị bạo lực tình dục thường im lặng, chịu đựng. Với nhiều nam giới, việc lên tiếng về bạo lực tình dục còn khó hơn phụ nữ. Họ không dám lên tiếng vì sợ không ai tin và không ai giúp đỡ hoặc sợ bị chê cười, bị mất mặt, bị tổn thương nam tính”, bà Tú Anh nói.
Theo bà Tú Anh, xóa bỏ định kiến giới và các định kiến về xu hướng tình dục và bản dạng giới là thiết yếu trong phòng tránh bạo lực tình dục với nam giới. Nam giới cũng phải biết được quyền về an toàn tình dục và có kĩ năng phòng ngừa bạo lực tình dục.
Nam giới bị bạo lực tình dục sẽ gọi tới đâu? Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu – Ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình phụ nữ và vị thành niên cho biết, nam giới hay nữ giới nếu bị bạo lực tình dục nên đến bệnh viện, công an, nhà tạm lánh và các dịch vụ xã hội khác. Tuy nhiên, bà Vân Anh nhận định, những người bị bạo lực tình dục chưa được hỗ trợ bởi các tổ chức, chính quyền. Hiện những cơ quan này vẫn còn nhiều định kiến, thiếu kiến thức, kỹ năng để tư vấn hay bảo vệ người bị bạo lực tình dục. “Những người bị bạo lực tình dục họ cân đươc lăng nghe, chia se – không phan xet, không do hoi, không đô lôi, họ cần đươc tư vân bơi cac chuyên gia tư vân co kinh nghiêm. Ngoài ra, họ cân đươc chăm soc sưc khoe, y tê, cân co nơi ơ an toan khi cân thiêt, cân đươc cach ly vơi ke gây bao lưc, cân đươc yêu thương, chia se, tôn trong, cân đươc an toan”, bà Nguyễn Vân Anh nói.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Bạo lực tình dục kiểu trí thức diễn ra như thế nào?
Phụ nữ đang phải chịu đựng và tiếp tục chịu "đồng lõa" với một hình thức bạo lực tình dục tinh vi và âm ỉ.
Khả năng từ chối tình dục của giới trí thức hầu như không có
Làm "chuyện ấy" vì muốn chồng vui
Theo công bố của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện có 10% phụ nữ đã kết hôn từng bị bạo lực tình dục.
Chia sẻ về chủ đề này, bà Bùi Thu Hương, Giảng viên Khoa Xã hội học- Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, bạo lực tình dục xảy ra ở tất cả các đối tượng. Đặc biệt, hiện nay, trong các gia đình trí thức, hình thức bạo lực tình dục ngày càng trở nên phổ biến, tinh vi hơn.
Bà hương lý giải, sự hiểu biết và nhạy cảm giới khiến cho mối quan hệ thân mật, bình đẳng hơn. Tuy vậy, chính điều này góp phần củng cố vị trí ưu trội của một giới (nam giới) so với giới kia (nữ giới).
Theo bà Hương, hầu hết người tham gia nghiên cứu cho biết, họ đã từng quan hệ dù không muốn. Họ đều nghĩ nhu cầu tự nhiên của nam giới, cần được giúp thoả mãn.
"Tình dục là cái gì đó rất quan trọng với anh ấy... khi chồng "muốn" có nghĩa là một phần trong cơ thể của anh ấy cần được giải toả thôi mà. Em làm "chuyện ấy" vì muốn chồng em vui. Khi chồng em "muốn" là anh ấy có cái bức xúc cần cho ra. Em cần phải tạo điều kiện", Nguyễn Thị Ly chia sẻ câu chuyện với bà Bùi Thu Hương.
Một nữ trí thức khác cũng bày tỏ: "Là vợ chồng thì không thể tránh làm việc đó. Nếu em cấm đoán nhiều quá, anh ấy sẽ đi ra ngoài. Nếu em đồng ý làm chuyện ấy, ai cũng vui vẻ. Chồng em sẵn sàng làm mọi thứ, ăn nói ngọt ngào. Còn không, cứ như mặt trăng, mặt trời. Mặt anh ấy chảy ra, không thèm nói chuyện".
Cùng hoàn cảnh, chị Nguyễn Thị Vân, một giảng viên của một trường ở Hà Nội cũng phân trần: "Em biết ngay ngày nào mình không chiều anh ấy, anh ấy dỗi, không thèm nói chuyện với em. Ngược lại, nếu mọi chuyện diễn ra tốt đẹp và trôi chảy anh ấy hào hứng lắm... Lúc đấy có bảo anh ấy rửa bát, quét nhà thì cũng vui vẻ làm ngay".
Từ những câu chuyện trên, bà Hương cho rằng, khả năng từ chối tình dục của giới trí thức hầu như không có. Họ chỉ hạn chế nói không, hoặc có chăng chỉ là tìm cách trì hoãn, khi chồng khởi xướng quan hệ tình dục (dù không phải lúc nào cũng sẵn sàng).
Hơn nữa, những áp lực liên quan tới kỳ vọng trở thành một người phụ nữ "hiện đại", người mẹ "tốt", người vợ "giỏi và ngoan" đã khiến cho những người phụ nữ này luôn có các chiến lược phù hợp để thương thuyết và tự chăm sóc mình trong trao đổi tình dục với chồng.
"Phụ nữ đang phải chịu đựng, và tiếp tục chịu "đồng loã" với một hình thức bạo lực tình dục tinh vi, âm ỉ hơn. Và như vậy, không thể có một quy định hay quy tắc nào có thể giải quyết được vấn đề này một cách triệt để", bà Bùi Thu Hương nói.
Chuyên gia cũng day dứt
TS. Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội cho biết, thực trạng bạo lực tình dục ở Việt Nam còn nghiêm trọng hơn rất nhiều (không chỉ dừng lại ở con số 10% phụ nữ bị bạo lực tình dục).
Qua nghiên cứu, bà Hồng cho rằng, lý do phổ biến nhất của việc bạo lực tình dục người ta thường nói đó là do "nhu cầu". Trong khi bạo lực tình dục không phải mới nhưng những năm gần đây nó mới được "phát hiện" như một vấn đề xã hội ở Việt Nam. Tuy vậy, trong mọi hoàn cảnh, hầu hết tội lỗi đều đổ cho phụ nữ.
Theo TS Khuất Thu Hồng, lý do phổ biến nhất của việc bạo lực tình dục người ta thường nói là do "nhu cầu"
Bà Hoàng Tú Anh, Giám đốc Trung tâm sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), chia sẻ: Trong suốt thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề bạo lực tình dục, không biết bao nhiêu lần bà bị ám ảnh "mất ăn, mất ngủ" bởi những câu chuyện của nạn nhân.
Day dứt với câu hỏi tại sao có những người phụ nữ có thể chấp nhận, chịu đựng và sống sót trong thời gian đằng đẵng hàng chục năm bị chồng hành hạ, bà Tú Anh kể: "Tôi đã từng gặp một phụ nữ, chị là nguồn thu nhập chính trong gia đình song thường xuyên bị người chồng nghiện rượu đánh đập rồi lại ép quan hệ tình dục ngay sau đó. Thế nhưng, trong lời chia sẻ của mình, người phụ nữ ấy dường như lại có ý "tự hào" về khả năng chịu đựng của bản thân mình; "tự hào" với "tiếng tăm" mà gia đình chồng, hàng xóm đã "khen ngợi" chị".
Qua những câu chuyện về phụ nữ bị bạo hành, bà Tú Anh nhấn mạnh: "Chúng ta không nên chỉ dừng lại ở những con số vụ việc mà cần có cách nhìn khác để nghiên cứu chính sách hỗ trợ giải pháp bạo lực tình dục".
"Nạn nhân bạo lực tình dục chấp nhận cam chịu vì họ đang phải chịu sức ép vô hình từ những quan niệm sai lầm về tình dục, cùng với những định kiến và khuôn mẫu giới bất bình đẳng, cộng đồng, gia đình và chính bản thân mình. Nạn nhân phải tự tìm cách đương đầu với hậu quả bạo lực, lạm dụng và quấy rồi tình dục hơn là lên tiếng đòi lại công bằng và kết nối với nhau để đấu tranh chống lại những vấn nạn đó", bà Tú Anh lên tiếng.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Bộ trưởng Ấn Độ gây sốc khi nói về hiếp dâm Bà Maneka Gandhi cho rằng tin tức về hiếp dâm đang bị phóng đại ở Ấn Độ, và nước này là 1 trong 4 quốc gia có số vụ hiếp dâm ít nhất thế giới. Maneka Gandhi, Bộ trưởng Bộ Phụ nữ và Phát triển trẻ em Ấn Độ Một bộ trưởng của Ấn Độ vừa tuyên bố vấn đề hiếp dâm và...