Đàn ông chê vợ ở nhà nội trợ không làm ra tiền sẽ phải nghĩ lại khi đọc bài này
Nhiều người đàn ông chỉ biết lên tiếng chê bai vợ ở nhà nội trợ không kiếm ra tiền. Họ không biết những vất vả mà người phụ nữ phải trải qua để vun vén cho gia đình.
Nhiều người đàn ông cho rằng vợ ở nhà nội trợ là sướng, chẳng phải làm gì, còn mình phải vất vả kiếm tiền. Trong khi cả hai đều phải chịu đựng những áp lực chưa biết bên nào nặng hơn bên nào. Hãy đọc câu chuyện dưới đây để thấu hiểu và trân trọng hơn về những hy sinh thầm lặng của người vợ.
***
Người chồng (làm nhân viên văn phòng): Vợ tôi không đi làm, cô ấy chẳng làm việc gì cả.
Nhà tâm lý học: Vậy anh làm gì
Người chồng: Tôi là kế toán của một ngân hàng.
Nhà tâm lý học: Vậy vợ của anh?
Người chồng: Cô ấy không làm việc, cô ấy chỉ ở nhà nội trợ…
Nhà tâm lý học: Ai là người chịu trách nhiệm chuẩn bị bữa ăn sáng?
Người chồng: Vợ tôi, vì cô ấy không đi làm.
Nhà tâm lý học: Vợ anh làm tốt chứ?
Người chồng: Vợ tôi dậy từ khá sớm vì cô ấy phải chuẩn bị nhiều thứ. Cô ấy có trách nhiệm nấu bữa sáng, bữa ăn trưa cho bọn trẻ. Vợ tôi gọi đứa lớn dạy, mặc quần áo, đánh răng rửa mặt cho con. Rồi chuẩn bị sách vở cho đứa lớn tới trường. Nhà tôi còn một bé gần 1 tuổi, cô ấy cho con bú, thay tã cho con. Sau đó là chuẩn bị món tráng miệng…
Nhà tâm lý học: Anh sẽ đưa đứa lớn tới trường?
Người chồng: Không, vợ tôi làm việc đó, bởi cô ấy không phải đi làm mà trường học cũng gần nhà.
Nhà tâm lý học: Vậy sau khi đưa con tới trường, cô ấy sẽ làm gì?
Video đang HOT
Người chồng: Thường thì cô ấy sẽ dành một khoảng thời gian để suy nghĩ những gì sẽ làm trong ngày. Ví dụ như thanh toán hóa đơn điện nước, đi siêu thị để mua đồ. Vợ tôi dùng xe đẩy để có thể mang cả con nhỏ theo khi tới siêu thị. Sau khi về tới nhà, cô ấy sẽ cho con ăn trưa, uống sữa, thay tã và ru con ngủ. Khi con ngủ, vợ tôi tranh thủ dọn dẹp nhà bếp, giặt đồ, quét dọn nhà cửa, bạn biết đấy, bởi vì cô ấy không đi làm.
Nhà tâm lý học: Còn anh, sau giờ làm việc về nhà, anh làm gì?
Người chồng: Tất nhiên tôi sẽ dành thời gian nghỉ ngơi, tôi đã có một ngày làm việc vất vả.
Nhà tâm lý học: Vậy vợ anh làm gì vào buổi tối?
Người chồng: Sau khi cô ấy nấu bữa tối, cho các con ăn, dọn dẹp ngăn nắp ngôi nhà nhỏ, cho chó ăn, vợ tôi sẽ giúp đứa lớn làm bài tập về nhà. Rồi cô ấy cho con đánh răng, lên giường đi ngủ, quay qua kiểm tra tã cho đứa nhỏ… Cuối cùng thì vợ tôi đi ngủ. À do đang cho con bú, nên cô ấy phải thức dậy thường xuyên cho nó ăn, thay tã… Rồi thì một ngày mới lại tới.
***
Đấy là một ngày của những người phụ nữ ở nhà nội trợ mà đàn ông vẫn gọi là… “không làm việc”. Một bà nội trợ thì không cần phải có bằng cấp nọ kia, nhưng họ lại có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình. Vậy nên, hãy cảm ơn những người mẹ, người vợ đã ngày đêm vất vả lo cho gia đình, bởi công việc của họ không thể đo đếm bằng lương… bởi nó là vô giá.
Theo Phununews
Khổ khi làm dâu vì thách cưới cao, chồng đã 'cứu vợ' một cách ngoạn mục
Ở ông có phong tục thì ở tôi cũng có, con gái lấy chồng bố mẹ phải có vàng cho con, cô gái nào càng được bố mẹ cho nhiều vàng thì càng được hãnh diện với mọi người và càng có giá khi về nhà chồng.
Không biết tôi có điểm gì lôi cuốn hấp dẫn mà Đoàn một người đẹp trai con nhà giàu có công việc lương cao lại yêu một cô gái mọi thứ đều bình thường thậm chí công việc của tôi cũng chỉ là một nhân viên hợp đồng. Những lần mới yêu, tôi cho là anh ấy lợi dụng sự thật thà của mình để chiếm đoạt tấm thân trinh trắng của mình, vậy mà đến khi tôi trao thân cho anh rồi thì anh lại càng yêu tôi thắm thiết hơn. Từ đó tôi đã tin tuyệt đối vào tình yêu của anh mà không phải đắn đo gì nữa.
Sau nhiều lần chúng tôi về chơi nhà nhau hai bên đã hiểu tường tận về nhau cũng là lúc kết thúc cuộc tình đẹp bằng một đám cưới. Ngày nói chuyện người lớn cho dù gia đình tôi không được khá giả nhưng bố mẹ tôi vẫn cố gắng làm 10 mâm cỗ mời anh em họ hàng đến để báo cáo và giới thiệu bố mẹ anh với họ tộc nhà tôi theo đúng phong tục.
Hôm đó bác của tôi cũng nói rõ ràng với bên nhà anh:
- Theo phong tục của chúng tôi khi con gái đi lấy chồng thì nhà chồng đưa cho nhà gái một khoản tiền gọi là tiền xin cưới, những cô gái nào được nhà chồng trả càng nhiều tiền thì chứng tỏ cô gái ấy rất có giá. Vì vậy tôi xin mạn phép được đưa ra số tiền đặt lễ là 30 triệu rất mong họ nhà trai ủng hộ phong tục của chúng tôi.
Bác tôi vừa dứt lời thì bố anh đứng phắc nói:
- Ở ông có phong tục thì ở tôi cũng có phong tục là con gái đi lấy chồng bố mẹ phải có vàng đeo cho con gái về nhà chồng, cô gái nào càng được bố mẹ cho nhiều vàng thì càng được hãnh diện với mọi người và càng có giá khi về nhà chồng. Và nhà trai sẽ không phải mất một xu nào cho nhà gái như phong tục ở đây đâu.
Ông bác tôi định đứng lên nói lại nhưng bố tôi giật áo ra hiệu không nói nữa để hai bên cùng bình tĩnh lại rồi tính sau. Từ đó không khí vui vẻ thay bằng sự gượng gạo xã giao nặng nề trong mỗi câu nói của hai bên thông gia.
Buổi gặp mặt nói chuyện người lớn diễn ra căng thẳng là vậy nhưng với sự kiên quyết dứt khoát của anh ấy cuối cùng đám cưới cũng được diễn ra vui vẻ. Khi chưa làm dâu nhà anh bố mẹ đối xử với tôi rất tốt, nhưng tôi thật không ngờ số tiền 30 triệu rất nhỏ bé so với gia đình giàu có của anh lại là thời điểm khơi mào cho cuộc chiến giữa tôi và bố mẹ chồng. Bố mẹ anh luôn tìm cớ để bắt bẻ mỗi việc tôi làm, coi khinh gia đình tôi toàn con gái và nghèo hèn.
Cứ lúc không có mặt chồng tôi ở nhà thì hai ông bà ngồi nói chuyện với nhau rõ to như cố ý để tôi nghe thấy:
- Không biết đứa con gái đó cho thằng con trai mình ăn bùa ngải gì mà nó dám cãi nhau tay đôi với bố mẹ đẻ chứ.
- Em thấy cái Hoa giúp việc nhà mình còn xinh đẹp nết na và đảm đang hơn con dâu mình đấy.
- Ấy vậy mà nhà mình phải mất mấy chục triệu mới rước được của nợ đó về đấy. Mỗi lần nhìn nó tôi phát ói nhức hết cả mắt.
Hai ông bà đang nói chuyện rôm rả tôi bước ra mời bố mẹ ăn cơm, họ chẳng thèm trả lời còn tỉnh bơ như chưa nghe những gì tôi nói. Tôi buồn vô cùng nhưng chẳng dám tâm sự cùng ai chỉ cố nín nhịn cho yên chuyện chứ nói với chồng thì chỉ khiến cho hai người họ càng có cớ ghét bỏ mình hơn.
Bà như muốn trọc tức tôi, mỗi khi có chồng tôi ở nhà thì bà ra sức khen con bé giúp việc:
- Hôm nay cháu Hoa nấu ăn ngon quá, cháu có bí quyết gì dậy cho con dâu của bác với người gì mà nấu ăn như cho lợn ăn vậy.
Chồng tôi liền chen ngang:
- Mẹ nói gì mà nặng lời quá vậy, mà lần sau nấu ăn em nhớ nêm nếm cẩn thận nếu cần em đi học lớp nấu ăn để về chiều mẹ chồng khó tính nhá.
Có hôm tôi gội đầu trong nhà tắm chẳng may đánh rơi vài cái tóc trong nhà tắm quên không nhặt bố chồng bước vào nhìn thấy quát ầm lên:
- Con gái con đứa bừa bộn bẩn thỉu suốt ngày bắt bố chồng phải dọn dẹp mà không biết ngại sao, vậy mà phải mất đống tiền đón của nợ này về.
Cái gì cũng có giới hạn của nó có lẽ bố mẹ chồng đã quá coi trọng số tiền đặt lễ cưới mà coi khinh gia đình tôi, tôi nhìn chằm chằm vào bố chồng nước mắt cứ ứa ra:
- Bố muốn chửi mắng con thế nào cũng được nhưng đừng xúc phạm đến bố mẹ con hay phong tục của quê con, ở đâu âu đấy, nếu bố mẹ tiếc tiền thì đừng có rước con về đây rồi suốt ngày mang con ra mà hành hạ.
- Á mày dám cãi tao à.
Đúng lúc đó chồng tôi đi làm về dường như anh đã nghe thấy phần nào cuộc đấu khẩu giữa hai bố con nên nhìn anh lầm lì im lặng chẳng nói gì mà đi thẳng vào phòng ngủ. Bố chồng có vẻ sợ con trai buồn nên cũng im lặng không nói gì nữa còn tôi vội đi làm việc của mình.
Cho đến một ngày bố mẹ tôi không biết có việc gì từ quê ra chơi không báo trước cho tôi khiến tôi không vui vì sợ bố mẹ chồng sẽ đối xử không tốt với bố mẹ tôi. Đúng như tôi dự đoán bố mẹ tôi vừa ngồi xuống một tý thì con bé giúp việc mang nước cam ra mời, nó lôi hai cái cốc bị tôi làm sứt mẻ mấy hôm trước ra mời bố mẹ tôi. Thấy vậy tôi định đi đổi cốc khác cho hai người nhưng bà mẹ chồng ngăn lại:
- Có nước cam uống là tốt lắm rồi còn bày vẽ cốc đẹp cốc xấu. Nghèo mà còn sĩ.
Bố tôi ra hiệu cho tôi không phải đổi cốc có thế nào dùng thế nấy, mọi người ngồi một lúc thì anh về. Chồng tôi tỏ ra rất vui khi được gặp bố mẹ vợ, nhân lúc có mặt đầy đủ mọi người bố tôi đưa ra một túi đen rồi bảo:
- Nghe nói chúng con sắp ra ở riêng bố mẹ có 1 tỷ cho các con để có chút vốn mua nhà.
Tôi thật ngỡ ngàng không biết bố mẹ mình lấy đâu ra số tiền lớn vậy để mà cho vợ chồng tôi, nhưng thấy chồng tôi cầm lấy và cảm ơn rối rít tôi chỉ biết cố giấu sự hoài nghi để khi nào tiện hỏi sau. Còn bố mẹ chồng tôi thì cứ há hốc mồm ra không còn biết nói gì nữa vội sai giúp việc thay cốc nước cam đẹp hơn cho bố mẹ tôi và không quên khen ngợi con dâu rối rít trước mặt mọi người. Bố mẹ tôi chơi lại mấy ngày được đối xử rất tử tế và khi hai người vừa về bố mẹ chồng tôi gọi chúng tôi lại và nói:
- Nhà rộng thế này các con không ở mà lại đi đâu cho tốn kém chứ, bố mẹ biết lỗi của mình rồi sẽ không dám chê bai gì bên thông gia và con dâu nữa chỉ mong các con ở đây cùng với bố mẹ mà sớm sinh con cho vui cửa vui nhà.
Thấy thiện chí của bố mẹ, chồng tôi đã thay đổi ý định mua nhà mà ở lại chăm sóc bố mẹ về già.
Lúc chỉ có hai đứa chồng tôi nói:
- Em thấy chồng mình cao tay không, chỉ với một mẹo nhỏ đã khiến bố mẹ phải có cái nhìn khác về em rồi.
- Anh nói gì em không hiểu?
- Anh đưa cho bố mẹ em 1 tỷ đồng rồi bảo ông bà càng đóng kịch tốt thì vợ con càng được bố mẹ chồng nể phục.
Tôi chỉ biết ôm chặt lấy anh thầm cảm ơn anh dám lừa dối bố mẹ mình để bảo vệ người vợ tầm thường như mình.
Theo Phununews
Cúng ông Công ông Táo: Mẹ chồng nổi trận lôi đình vì con dâu làm chết cá Sắp Tết rồi, cứ nghĩ đến 23 Tháng Chạp gần tới là em lại sởn da gà, hình dung về cơn cuồng nộ của mẹ chồng năm ngoái. Năm ngoái em chân ướt chân ráo về nhà chồng. Em chẳng học hành nghề ngỗng gì, bập vào anh nhà em là cưới. Em cũng chẳng nghĩ mình lại lấy chồng sớm thế, nhưng...