Đàn ông cạn tình dở muôn chiêu bỉ ổi
Khi yêu thì đầu gối tay ấp, đến khi hết yêu thì đàn ông có thể trở mặt đến khó tưởng tượng.
Tình hết, nghĩa cũng chẳng còn
Sau giai đoạn tìm hiểu kỹ càng, yêu đương tha thiết, bên nhau nghĩa tình đầy vơi, Anh Quang và chị Yến mới quyết định làm đám cưới.
Khi ấy nghèo vì cùng là công nhân, lương chỉ đủ ăn, anh vẫn cố gắng cần mẫn với công việc, còn chị thì nhặt nhạnh chắt chiu lo cho tổ ấm nhỏ. Qua một thời gian tay nghề của anh vững vàng hơn, được cất nhắc làm tổ phó, tổ trưởng rồi lên dần phó phòng phụ trách sản xuất. Chị khi ấy công việc cũng khá ổn, họ có con gái đầu lòng, ai nấy cùng hả hê hạnh phúc.
Có tí chức sắc anh bắt đầu kiếm cớ cần phải biết đối trên, xử dưới, họp mặt tụ tập với các sếp và khách hàng, rồi thi thoảng lại liên hoan với anh em trong xưởng suốt. Thời gian dành cho gia đình cứ hạn hẹp, co kéo dần, vợ con với anh trở nên xa cách.
Giờ đây anh quá bận rộn khi hàng ngày được tiếp xúc với các em nhân viên trẻ đẹp, non mỡn, những kẻ luôn mến mộ tài năng của người anh hùng đi lên từ đôi bàn tay trắng, giờ nổi tiếng khắp nơi, là một trưởng phòng xử trí tình huống tuyệt vời, cùng bao nhiêu những cải tiến được ghi nhận và ứng dụng trong toàn nhà máy.
Với tình yêu thương từ xưa của cô gái trẻ dành cho mối tình đầu, với sự tinh tế, nhạy cảm của một người vợ, người mẹ, không khó để chị nhận ra sự thay đổi trong anh, tuy nhiên chị vẫn điềm đạm, kiên nhẫn nhỏ nhẻ khuyên anh hãy quên đi những phù phiếm, để quay về với gia đình, song anh không đếm xỉa đến những lời nhẹ như bấc ấy. Anh nhanh chóng chọn cho mình một cô nhân tình bé bỏng, rồi tha hồ bỏ bê vợ con, lại còn về hạnh họe xét nét đủ kiểu.
Mãi như thế khiến chị vô cùng chán song vẫn cố nhịn, quá nản với tính gan lỳ cố gắng giữ cho con mái ấm của vợ, anh liền thẳng tay viết đơn ly hôn, yêu cầu chị ký, chị nén nhục nhất quyết không ký. Sau thấy chồng làm quá chị bèn quát “Vậy anh hãy bồi thường tuổi thanh xuân cho tôi”, chị những mong cố khơi gợi nơi anh bao vất vả hai người từng trải qua bên nhau, vậy mà anh giờ thì không thiếu gì tiền, nên gật luôn, bảo chị ra giá, chị ngỡ ngàng và bất ngờ song cũng đành gạt đi sỹ diện, yêu cầu một số đủ an ủi hai mẹ con, cũng vì biết thừa có muốn sống với anh cũng chẳng thể yên ổn, thôi đành buông tay và mang theo ít kinh tế mà nuôi con cho đỡ khổ cực.
Anh chấp nhận ngay con số ấy và buộc chị ký vào đơn rồi sẽ chuyển tiền, chị đòi anh chuyển trước, hai bên giằng co nhau. Anh lạnh lùng soạn cả một bản thỏa thuận, trừ trước tính sau thật chi li. Chị khóc ngất khi đọc những dòng ấy. Rồi anh ta đi chuyển tiền, không quên vênh váo rêu rao với nhiều người hòng sỉ nhục chị.
Sau đó ít lâu, chị xin nghỉ việc, ôm con trở về thuê nhà sống gần bố mẹ đẻ, hai mẹ con ở với nhau mà tủi phận, nghĩ thương con bé ngày trước thì cứ rung rinh váy áo, hết được bố ôm đến mẹ nựng, giờ thì phải chịu sự xa cách, thiếu thốn tình cảm. Bởi đang say men tình nên đến cả con ruột anh ta cũng chẳng còn thiết tha ngó ngàng gì nữa.
Chị hiểu rằng vợ chồng khi tình đã hết, thì cái nghĩa cũng chẳng còn gì.
Video đang HOT
Hết yêu, kể công nuôi nhau
Thủy về phòng trọ, sững người khi thấy một cô gái mặc váy thướt tha đang xách túi bước ra. “ Sao em lại về giờ này? Đây là Mai, bạn học cùng cấp 3 với anh ngày xưa”, Hùng luống cuống giới thiệu.
Trong lúc Thủy tròn mắt ngạc nhiên thì cô gái kia đã chào về. Nhìn chiếc áo xộc xệch Hùng mặc, chiếc ga trải giường nhăn nhúm, Thủy giận sôi người: “Anh không phải giới thiệu, tôi không ngu đến mức không biết anh đang diễn trò gì đâu”. Thế rồi một trận chiến nảy lửa đã xảy ra.
Thủy dọn về sống cùng Hùng từ khi cô học năm thứ 2 đại học. Suốt 4 năm sống với nhau, mọi chi tiêu, sinh hoạt của hai đứa đều do Hùng lo hết, bởi đến nay dù đã ra trường được 2 năm nhưng công việc của Thủy vẫn chưa đâu vào đâu.
Dù vậy nhưng chưa bao giờ Hùng tỏ ra chán nản hay than vãn việc phải nuôi Thủy. Bởi thế, tận mắt chứng kiến Hùng dẫn gái về phòng, Thủy quá sốc. Hôm ấy, sau khi cãi nhau, Hùng bỏ đi không về. Thủy nằm trong phòng khóc hết nước mắt.
Sau một hồi truy tìm, Thủy cũng biết cô gái kia đúng là bạn cấp ba của Hùng thật. Nhưng trớ trêu thay, đó cũng chính là mối tình đầu của Hùng. Mới đây, trong một lần đi đám cưới bạn, Hùng đã gặp lại người yêu cũ…
Hôm sau Hùng về, Thủy không ngừng đay nghiến anh chuyện lên giường với người yêu cũ. Mới đầu, anh mặc cho Thủy vừa nói vừa gào khóc. Sau anh quát lớn: “Tôi nuôi cô suốt 4 năm trời, đó là diễm phúc cho cô mà cô không biết à? Cô không thích nữa thì cuốn xéo đi. Rời tôi ra, liệu cô có kiếm nổi vài nghìn mua bánh mì cầm cự qua ngày không?” Thủy điếng người. Không thể tin được người đàn ông từng yêu cô say đắm, từng nâng niu từng bước chân cô lại có ngày trở mặt như trở bàn tay thế.
Thủy dọn đến ở nhờ cô bạn thân. Lúc nào cô cũng ủ ê, khóc lóc khi nghĩ đến những lời lẽ của Hùng. Thấy Thủy suy sụp tinh thần, cô bạn thân quyết lôi Thủy ra khỏi nhà. Hai đứa rẽ vào khu phố trà chanh tấp nập vẫn thường ngồi.
Quán rất đông và ồn ào. Ngồi ngay cạnh một đám con trai ăn nói thô lỗ, Thủy và bạn nghe rõ câu chuyện của nhóm này: “Nó biến rồi. Tao chửi mãi nó mới chịu đi, bám nhằng nhẵng”, “Không tiếc à, em ấy &’ngon’ thế, 4 năm mày có chán đâu, giờ dở chứng. Liệu chừng con Hoạn Thư ấy đang tìm mày cho uống axit đấy”, “Trông vậy thôi, &’tậm tịt’ lắm. Nó có axit, tao còn có hàng nóng cơ. Vẫn còn cái quần chip với ít tóc của nó, thằng nào thích check hàng tao gửi cho”…
Cả đám cười hô hố, Thủy thì tái mét mặt khi nhận ra “cái thằng” đang thao thao bất tuyệt kia lại chính là Hùng. Không có axit nhưng sẵn ca trà đá trong tay, cô đứng dậy hất thẳng vào mặt Hùng trong sự nhớn nhác của cả đám đông.
Vợ khó khăn, chồng “cuỗm” hết tài sản bỏ đi
Ngày anh Chiến cầu hôn, chị Hường mừng rơi nước mắt. Trước khi nhận lời yêu, chị kể hết với anh chuyện trót “lầm lỡ” với người yêu đầu. Nhưng thật bất ngờ, anh không một chút do dự mà chỉ động viên: “Chỉ cần hiện tại em yêu anh và tương lai chúng ta thương yêu nhau là đủ. Những chuyện quá khứ, em đừng bận tâm nữa”. Hai tháng sau, anh chị tổ chức đám cưới.
Nhà chị khá giả, trong khi anh Chiến là trai tỉnh lẻ nên mẹ chị đã mua tặng hai vợ chồng một căn hộ chung cư rộng rãi. Anh làm cho một viện nghiên cứu, đồng lương ba cọc ba đồng song đổi lại, công việc nhàn nhã. Đi làm được vài năm, chị chung vốn với anh bạn mở một công ty nhập khẩu đồ cũ. Kinh tế trong nhà phất lên ầm ầm, một tay chị quán xuyến mọi việc từ chuyện cơm nước đến kiếm tiền.
Suốt 10 năm sống bên nhau, chưa bao giờ anh đả động đến chuyện lầm lỡ trước kia của vợ. Bởi thế, chị càng yêu quý và tôn trọng anh hơn.
Đột nhiên tai họa ập xuống gia đình chị. Anh bạn làm ăn chung đầu tư chứng khoán bị thua lỗ, đã ôm hết tiền công ty bỏ đi. Đúng dịp đó, chuyến hàng cuối cùng cũng mất trắng do tàu gặp nạn. Chị định bán hai suất đất đi lấy vốn làm ăn, anh đùng đùng nổi giận: “Cô không coi tôi là cái gì trong nhà này à? Việc làm ăn của cô tôi không can dự, nhưng chuyện nhà cửa, đất đai là do tôi quyết định”. Anh giữ khư khư đống giấy tờ nhà đất, mặt hằm hằm sát khí.
Toàn bộ tài sản trong nhà đều là tiền chị kiếm được, đồng lương của anh chỉ đủ tiêu vặt, vậy mà giờ anh quay ra đòi “quyền lực”.
Xưa nay, anh chẳng biết đến chuyện làm ăn của chị, chỉ trừ những lúc chị mang tiền về hoặc mua đất, mua xe, giờ thấy tiền trong nhà cứ “đi” ầm ầm, anh không tin nổi: “Cô mang tiền đi đâu, hay là đi cho cái thằng đấy (anh bạn làm ăn chung). Suốt ngày dính lấy nhau, đã ăn nằm mòn da mòn thịt chưa chán sao giờ còn định bán cả nhà này đi cho nó rồi đẩy tôi ra đứng đường hả? Cái ngữ một nách hai con, nhăn nhúm như cô chỉ có các tiền trai nó mới sờ tới”.
Chị Hường chết lặng. Đang rối tung vì chuyện tiền nong, nhưng điều khiến chị đau đớn hơn cả là người đàn ông chị đầu ấp tay gối bao nhiêu năm nay, chị tin tưởng là thế, mà khi chị khó khăn lại quay ra nghi chị ngoại tình, mang tiền cho trai.
Quá tức giận, chị mới nói thẳng với anh rằng tất cả tài sản trong nhà đều do mình chị kiếm được. Anh tím tái mặt mày: “Cô tưởng cô có tiền mà lên mặt, cưỡi lên đầu tôi à? Tiền thằng này không cần. Cô cứ ý cô thì ly hôn luôn”.
Nói rồi anh bỏ đi thật. Việc kinh doanh không thể bỏ mặc, chị lục tìm đống giấy tờ nhà đất và xe ô tô định đi bán để cứn vãn công ty song toàn bộ giấy tờ đã không còn trong két sắt nữa.
Bần thần cả người, giờ chị mới thấy mình quá dại dột. Tất cả số tài sản ấy, trước đây anh đều nói để anh đứng tên vì “em làm ăn bấp bênh, anh dù sao cũng là công chức Nhà nước, lỡ xảy ra chuyện gì thì nhà mình vẫn còn số tài sản này”.
Theo VNE
Đàn bà dại
Phụ nữ yêu bằng tai, nên hay "chết" thảm. Bà Nguyễn Anh K, cũng rơi vào tình trạng phải dâng nộp tiền bạc, thời gian, và năng lượng cho một người đàn ông không phải chồng mình.Cách đây hai năm, ai nói đến khiêu vũ là bà Q. bĩu môi. Nhưng ghét của nào, lao vào của ấy. Bà hay vào công viên tập thể dục nhịp điệu, xung quanh toàn mấy đứa con gái trẻ măng, kêu bà bằng cô, dì, bác, thấy vóc dáng tụi nó, bà phát rầu.
Đã vậy, chúng còn vô tư nói: "Dì đừng lắc mạnh như tụi con, coi chừng loãng xương, má con toàn tập dưỡng sinh". Bà thấy dưỡng sinh có vẻ già quá, trong khi bà thấy mình còn ngon cơm. Thế là bà dòm sang khoảng sân bên cạnh: một nhóm đông đang khiêu vũ theo phong cách thể thao: quần lửng, áo thun, giày xì-po... cả nhóm đang nhảy chung một điệu kiểu như hip-hop dạng nhẹ trông rất hiện đại. Bà thử nhập cuộc, hóa ra khiêu vũ không khó như bà tưởng, cũng không phải ẹo ẹo như bà nghĩ.
Vũ sư trên sân là phụ nữ nên bà yên tâm, càng tập càng thấy tình thần, sức khỏe khá hơn. Thế nhưng, rào cản lớn nhất là thiếu kép nam, mấy bà bạn trên sàn nhảy đón chào bà khá thân thiện, nhưng không có chuyện "se" kép nhảy đâu nhé! Vậy là có bữa, suốt hơn tiếng đồng hồ, bà chỉ nhảy 1, 2 bài. Để khắc phục tình trạng ngồi chèo queo, bà "tuyển" một vũ nam để bằng chị bằng em. Một anh chàng khá trẻ, gương mặt ưa nhìn, khá mềm mại trong bộ đồ màu đen, không chỉ nhảy giỏi, mà còn nói chuyện nhẹ nhàng khéo léo, biết động viên, hướng dẫn dễ hiểu. Được người có chuyên môn cao dìu dắt, nên bà nhảy rất lên chân, làm mấy "ma" cũ lác mắt.
Càng ngày bà càng mê, không rõ mê người dìu, hay mê nhạc, mê khiêu vũ. Từ sàn nhảy giữa công viên, bà tăng cường thêm các buổi thực tế tại các vũ trường. Rồi là trong cơn mê "thập cẩm" đó, bà bị chàng kia dìu đi cả ngoài sân nhảy. Bước đầu là cảm kích trước sự nhiệt tình của "cậu em", bà mua tặng cái áo sơ mi, quần jean... nhưng rồi cám cảnh hoàn cảnh khó khăn của cậu em, bà chuyển sang chăm sóc người ta từ tiền thuê nhà, tiền đổ xăng, đến mua laptop, tiền học vi tính... Ức nhất là dạo này trên sân có một bà mới vào, cũng nhắm đến anh ta, được thể anh ta càng chảnh với bà.
Bà ghen, lại thêm nỗi sợ bị bỏ rơi nên tăng cường quà cáp để lấy lòng kép nhảy. Mà bà có phải quý tộc gì đâu, chỉ có mỗi sạp quần áo ngoài chợ. Bà cũng không có ý định cặp kè "trên mức tình cảm" với cậu em thua mình chục tuổi, nhưng những va chạm giữa hai thân thể trong tiếng nhạc êm dịu khiến bà mê, những buổi tối vắng nhà càng nhiều. Người nhà vẫn nghĩ bà thích thể thao lành mạnh, chứ ai biết bà đang bị... say nắng.
Phụ nữ yêu bằng tai, nên hay "chết" thảm. Bà Nguyễn Anh K, cũng rơi vào tình trạng phải dâng nộp tiền bạc, thời gian, và năng lượng cho một người đàn ông không phải chồng mình. Bà là hội viên của một hội thơ cấp phường. Từ ngày về hưu, bà càng có thời gian dành cho "nghệ thuật". Thế nhưng, ông chồng bà lại bảo "bà rảnh quá, ngồi viết gì gì đó tào lao, ai mà đọc".
Trong một lần đi đến một nhà xuất bản, bà gặp được người hiểu bà còn hơn bản thân bà. Anh ta là biên tập viên, nâng niu từng câu chữ của bà, hít hà từng tứ thơ của bà. Hai người thường xuyên hẹn gặp để anh sửa chỗ này, chỗ kia trong các bài thơ. Chưa hết, anh ấy còn là một nhiếp ảnh gia, nghiệp dư thôi, mà tay nghề cứng lắm, lại còn có máu thiết kế, nên tập thơ của bà mới thành hàng lạ, hàng độc.
Thế rồi, bà càng lúc càng thấy chàng tuyệt vời, biết nhìn ra điểm mạnh, điểm tốt của bà, là người thấu hiểu trái tim, tâm hồn và biết ca ngợi cả... thân thể của bà. Nói tóm lại là, anh ta rất ngược với ông xã bà, đúng là một người chuẩn "men". Vậy là "khôn 3 năm, dại 1 giờ", trong 1 giờ đó, anh ta chụp cho bà một số chân dung để làm bìa tập thơ mới nhất. Chẳng hiểu sao, anh ta lại truyền cho bà cảm hứng chụp ảnh "nóng", nóng tới mức mà chồng bà thấy, chắc chắn sẽ... phỏng tay đến tuột da. Từ đó, anh ta trở thành chủ nhân của bà, thôi thì, bà đành chôn giấu niềm riêng, ráng "cày" để đáp ứng mọi nhu cầu của người yêu... tiền của mình.
Biết chuyện, nhiều người chê trách những người phụ nữ nhẹ dạ nên dễ bị lừa, nhưng nhìn ở một mặt khác, họ thiếu sự chia sẻ, tình cảm của người bạn đời nên mới có chỗ để những tay "săn mồi" nhảy vào.
Theo Afamily
Người thầy 'tuyệt chiêu vé số' Thấy học sinh mải chơi không tập trung học, thầy đã tung "tuyệt chiêu vé số". Thầy cắt giấy và viết những tờ xổ số nhỏ xinh để thưởng cho những người điểm cao liên tục, những người tích cực xây dựng bài. Đến cuối tháng thầy tổ chức quay thưởng với những phần thưởng nhỏ nhưng rất ý nghĩa: sách, vở, bút,...