Đàn ông bị bạo lực: Vợ bạo hành chồng nhiều năm mà không biết
Theo chuyên gia tâm lý, phụ nữ Việt Nam thường bạo lực chồng con bằng bạo lực tinh thần nhưng không nghĩ thế là bạo lực.
Đàn ông thường câm nín khi bị vợ bạo lực.
Có lẽ trong chúng ta không ai xa lạ với Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), nhưng sẽ rất ít người biết đến ngày 19/11 là ngày Quốc tế Đàn ông bởi đến nay, mới chỉ có hơn 70 quốc gia công nhận.
Nhân sự kiện này, chúng tôi xin giới thiệu loạt bài “Đàn ông bị bạo lực – biết kêu ai?” hi vọng mọi người sẽ có góc nhìn đa chiều hơn về giới.
Phụ nữ là người hay gây ra bạo hành
Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho biết, trong gia đình, phụ nữ là người hay gây ra bạo hành nhưng không giống đàn ông. Họ ít khi bạo hành trên cơ thể chồng mà thường bạo hành tinh thần.
Không ít phụ nữ kiểm soát hết thu nhập của chồng và không đưa lại tiền để anh ta phục vụ nhu cầu chính đáng của bản thân. Phụ nữ cằn nhằn quá nhiều về kinh tế khiến đàn ông ức chế.
Video đang HOT
Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất.
Anh N.V.H ở Hà Nội, 40 tuổi tâm sự với chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất về việc vợ anh rất mê tiền, thường xuyên so sánh anh với chồng của đồng nghiệp.
“Cô ấy rất mê tiền, mỗi lần tôi đưa tiền về thì cô ấy vui lắm nhưng chỉ được vài ngày là cô ấy lại quay về bản chất cũ. Cô ấy lại cằn nhằn, lại so sánh. Nào là chồng cô A. có mấy cái nhà, nào là chồng của cô B. mới mua ô tô. Nào là cùng cầm tinh con cọp mà sao chồng cô C. tài giỏi thế. Tần suất cô ấy nói những điều này ra rả bên tai. Tôi chẳng buồn nghe, cứ thế đứng dậy và bỏ đi. Tôi đã chán ngấy vì phải nghe những điều này.”, anh H. chia sẻ.
Anh L. ở Hà Nội cũng tìm đến chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất trong lúc hôn nhân sắp đổ vỡ. Lý do chính là anh L. bị vợ “tra tấn” về tiền bạc.
“Cứ bước chân về đến nhà là cô ấy hỏi tiền, mua sắm bất cứ cái gì cô ấy cũng hỏi tiền. Có lần cô ấy nói với tôi rằng, không cho tôi giữ tiền vì sợ tôi ra ngoài ăn nem trong khi tôi không bao giờ lăng nhăng ở ngoài, hoặc gây quỹ đen, mà cứ bị vợ nghi oan thành ra 2 vợ chồng cãi nhau hoài. Tôi quyết định ly hôn vì bản chất của vợ khó có thể thay đổi”.
Một trường hợp khác là anh C. ở Quảng Ninh có vợ là chủ một nhà hàng. Chị vợ thường xuyên la mắng, coi thường, xúc phạm, cấm chồng giao lưu với hàng xóm, gia đình chồng và bạn bè. Cuộc sống của anh C. chỉ khép lại như một người làm công trong nhà hàng. Anh C. cho biết, anh không bao giờ chống đối, để vợ nói thoải mái vì không muốn làm tổn thương vợ.
Bạo lực tinh thần sẽ ám ảnh cả đời
Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho biết, phụ nữ Việt Nam thường bạo lực chồng con bằng bạo lực tinh thần nhưng không nghĩ thế là bạo lực. Không ít người nhận ra mình đang bạo hành chồng hoặc bị vợ bạo hành tinh thần.
“Ở góc độ tâm lý, bạo lực tinh thần lại vô cùng nguy hiểm. Nếu như bạo lực thể chất (gãy tay) thì 30 ngày sẽ khỏi còn đàn ông bị bạo lực tinh thần sẽ ám ảnh cả cuộc đời”, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho hay.
Ông phân tích, phụ nữ trong gia đình phần lớn chỉ nhìn thấy yếu kém chứ ít ai nhìn thấy cái giỏi giang, mạnh mẽ của đàn ông. Chỉ vô tình so sánh chồng với người khác cũng khiến người đàn ông rất khó chịu. Khi về nhà, người đàn ông cảm thấy gia đình không được đầm ấm, người mà không có ý chí mạnh thì nhụt ý chí, gia đình sẽ tan vỡ.
“Trong cuộc sống của con người có 70% là tinh thần còn 30% là vật chất. Trong khi đó, nữ chủ yếu nghĩ về vật chất, chỉ có số ít nghĩ về tinh thần. Đấy là bạo lực phổ biến nhất trong xã hội Việt Nam hiện đại, không một gia đình nào không có”, ông Chất chia sẻ.
Vì thế, chuyên gia cho rằng, để gia đình đầm ấm, phụ nữ không nên so sánh, hay nói quá nhiều về tiền. Nói ít thôi, 1 ngày chỉ 2 câu thôi thì được chứ nói nhiều quá, đàn ông sẽ không thể chịu được.
Theo Danviet
Cầm chảo, đội mũ bảo hiểm chạy bộ: Giới trẻ làm trò hề đáng lo ngại
Vài ngày qua, hàng loạt các sự kiện kỳ quái của các bạn trẻ như: cầm chảo chạy bộ, ôm nồi cơm điện chạy bộ, cầm can dầu chạy bộ, trồng cây trên đầu... khiến nhiều người hốt hoảng vì không hiểu: "Người trẻ bị làm sao?".
Ngày 13.9, trao đổi với PV Dân Việt về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất-Giám đốc Trung tâm tư vấn tâm lý An Việt Sơn cho rằng, tuổi trẻ thường là lứa tuổi hiếu động, thích thể hiện. Tuy nhiên, không phải bạn trẻ nào cũng biết cách thể hiện, tạo được nét đẹp hay ấn tượng tốt. Nhiều người trẻ muốn mọi người ngưỡng mộ, muốn được ủng hộ nên cứ thấy ai làm gì là làm theo mà không biết rằng đó là việc vô bổ, ví như trò cầm chảo chạy bộ diễn ra vài ngày trước.
Tất cả những cử chỉ, hành động "lạ thường" này đều nhằm mục đích muốn cho các bạn đồng trang lứa hay cả xã hội phải trầm trồ, ngưỡng mộ. Ảnh: I.T
Ông Chất cho biết, mới đây ở Trung Quốc, nhiều người trẻ kết hoa đủ kiểu trên đầu. Ngay lập tức, giới trẻ ở Hà Nội cũng kết hoa, trồng cây trên đầu chạy vòng quanh Hồ Gươm. Tuy nhiên, sau đó, khi thấy nhiều người phản biện thì họ chán và từ bỏ.
Theo ông Chất, một số phong trào có thể chỉ ồn ào, vô bổ, tốn thời gian nhưng cũng có nhiều sự a dua, bắt chước gây hại mà các bạn trẻ không nhận ra.
"Cụ thể một số bạn trẻ thấy bạn bè chửi nhau, văng tục thì chửi theo để cho "sành điệu" giống bạn bè. Một số bạn nữ khác thì thay đổi thời trang đến mức chóng mặt, nhiều khi là lố bịch, phản cảm. Có bạn mặc áo trong suốt, quần rách tả tơi, hở vai, hở ngực... mà không hiểu ngoài việc phản cảm thì cách ăn mặc này có thể khiến bản thân bị quấy rối hay tấn công tình dục", ông Chất nói.
Ngoài ra, việc tụ tập không định hướng, làm quen với những người bạn "không rõ nguồn gốc", bạn "facebook", bạn "game", có thể khiến các em bị cuốn vào các tệ nạn, thói hư tật xấu, bị kẻ xấu lừa gạt, lợi dụng, xâm hại.
Trào lưu trồng cây, trồng hoa trên đầu ở Trung Quốc du nhập về Việt Nam. Ảnh: I.T
Theo ông Chất, trong khi giới trẻ thích học hỏi, sáng tạo không ngừng thì các cơ quan chức năng có liên quan lại không có đủ những chương trình vui chơi, sáng tạo có ích cho giới trẻ hoặc các chương trình vui chơi không đồng bộ, không có định hướng, không phù hợp khiến các em không muốn tham gia.
"Tuổi trẻ rất cần vui chơi giải trí, nên nếu không có sân chơi dễ lâm vào những trò chơi vô bổ, thậm chí bị rủ rê, lôi kéo vào các tệ nạn. Thế nhưng, hiện nay vì không được hướng dẫn sử dụng quỹ thời gian rảnh rỗi một cách có ích nên nhiều em mới "tự sáng tạo" ra những trò chơi lấy bối cảnh từ trên mạng, trò a dua, du nhập từ nước ngoài. Trò đội mũ bảo hiểm, cầm chảo chạy quanh Hồ Gươm là một ví dụ", ông Chất nói.
Ông Chất khuyến cáo, nên chăng người trẻ khi nhàn rỗi nên đi du lịch, chơi thể thao, tham gia sinh hoạt cộng đồng, thay vì tham gia những hoạt động vô bổ, không có ích cho xã hội.
"Cơ quan chức năng nên quan tâm hơn để các em sử dụng thời gian nhàn rỗi vào đúng mục đích, có ích cho xã hội chứ không phải làm trò hề cho xã hội. Nếu để các em làm trò hề cho xã hội có nghĩa là người lớn có tội với các em", ông Chất nói.
Trước đó, tối 10.9, hàng trăm bạn trẻ đội mũ bảo hiểm, cầm chảo chạy bộ quanh Hồ Gươm xen lẫn với những bạn trẻ cosplay nhân vật trong truyện tranh Naruto (một bộ truyện tranh khá nổi tiếng đến từ Nhật Bản). Ngoài ra, còn nhiều sự kiện tương tự được tạo lập trên Facebook với mức độ "quái gở" ngày càng gia tăng song song với số lượng người quan tâm tới nó trên mạng xã hội, như: ôm nồi cơm điện chạy bộ, cầm can dầu chạy bộ, chạy như ngựa... Địa điểm tổ chức thường trên tuyến phố đi bộ Hà Nội.
Theo Danviet
Thông tin bất ngờ vụ bé 1 tuổi bị bạo hành đến chấn thương sọ não Bị bắt vì buôn bán ma túy, Hương gửi đứa con chưa đầy 1 tuổi cho bạn nuôi và sau đó, cháu bé bị bạo hành đến chấn thương sọ não. Từ đêm 5.8 đến chiều 6.8, sức khỏe cháu bé chuyển biến xấu, phải thở ô-xy. Các bác sĩ sẵn sàng cho việc phẫu thuật. Nỗi lòng hai người bà Ngày 6.8,...