Đàn ông à! Thái độ ở nhà chính là thành công ngoài đường
Một người dùng thái độ như nào đối với gia đình sẽ phản ánh tính cách chân thực nhất của họ. Điều này cũng có thể nhìn ra cuộc đời của họ có thể thành công hay không.
Trước đây tôi có nghe thấy một mẩu chuyện ngắn như thế này, giám đốc A của một công ty đang họp bàn cùng với một khách hàng B đúng lúc đang bàn về vấn đề giá cả cụ thể, hai bên tranh luận không nhượng bộ, không khí rất căng thẳng.
B cảm thấy giá cả mà A báo quá thấp, không có thành ý. Lúc đó C – vợ của A gọi điện thoại tới. Sau đó A nói với B rằng thật sự xin lỗi, xin ông đợi một chút. Tôi cần phải nhận gấp cuộc gọi của một vị “khách hàng” quan trọng. B nghĩ A cố tình tạo ra một đối thủ cạnh tranh nên muốn bỏ đi.
B không ngờ rằng mặt A lúc ấy rất hiền dịu, câu đầu khi nhận điện thoại đó là: “Em yêu, em đã ăn cơm trưa chưa vậy? Đợi lúc nữa anh qua đón em nhé…blabla… đắt một chút cũng không sao , không phải em lúc nào cũng nói là thích bộ quần áo đó sao, anh đang bàn bạc một hạng mục lớn, lát nữa báo cáo với em sau nhé. Ừm, được rồi. Baibai em yêu.”
B ở bên cạnh nghe toàn bộ quá trình nói chuyện của hai người họ. Cả bầu không khí căng thẳng đã được xua tan đi nhờ cuộc điện thoại đó. B cười. Bởi lúc B ở bên cạnh nghe được cuộc đối thoại đó đã quyết định hợp tác cùng A. Bởi vì B biết A là người biết tôn trọng và bảo vệ những người thân yêu của mình, là người có trách nhiệm với những gì mình làm và chuyện của công ty cũng chắc chắn xử lí rất tốt. Chỉ cần dựa vào điểm này cũng đủ để thử hợp tác với người đó rồi.
Thái độ của một người đối với vợ, con cái nói lên tính cách chân thực của người đó. Bởi đây là diện mạo vốn có của họ. Có lẽ bạn không biết cô ấy sẽ gọi điện cho bạn, có thể sẽ có chuyện gấp, bởi vì bạn là người thân nhất của cô ấy, vì vậy mới gọi cho bạn, và cần lập tức hồi đáp.
Trước đây tôi đã từng nói muốn biết nhân cách của đàn ông chỉ cần nhìn điểm này, đó là đối đãi với người thân như thế nào, có dám chịu trách nhiệm hay không, có dám từ bỏ một số thứ trong hoàn cảnh bình thường hay hoàn cảnh không may hay không.
Ở Việt Nam, giá trị cá nhân khá đơn nhất. Tiền bạc và quyền lực bề ngoài dường như trở thành tiêu chuẩn để đo lường thành công. Cả xã hội dường như đều nóng hổi với vấn đề vật chất. Vì vậy mà thường thấy ở các bữa tiệc hay ở những nơi công cộng nhìn thấy một số người nhận điện thoại từ người nhà khẩu khí rất không kiên nhẫn: “Đang bận nhé, anh ăn xong rồi về đây.” Chưa nói hết hai câu đã vội vàng dập máy.
Đang bận ư? Bận cái gì vậy? Bận uống rượu và nói những câu chuyện vô bổ ư? Mà lại không kiên nhẫn nghe người nhà nói vài câu.
Mỗi lần tôi xem các cuộc phỏng vấn của các minh tinh trên T.V, họ đều nói tôi rất hổ thẹn bởi không có thời gian bầu bạn cùng con trẻ, tôi rất nhớ chúng, nhưng vì chương trình này…blabla… tôi thấy việc nhận định một người không phải qua họ luôn miệng nói thế này thế nọ, như vậy thật vô ích mà phải nhìn vào họ dùng thời gian như thế nào, bởi thời gian có hạn còn tiền thì không.
Người luôn kêu gào là phải giảm béo này nọ nhưng đến tối lại bar, karaoke… bởi vì trong tiềm thức của họ niềm vui quan trọng hơn giảm béo. Bạn nói bạn yêu con cái, nhớ chúng, nhưng đến thời gian một giờ điện thoại bạn cũng không nói chuyện cùng chúng, vậy mà gọi là yêu à.
Video đang HOT
Trước đây có người hỏi bác sĩ tâm lí kể chuyện rằng: “Con gái tôi năm nay 2 tuổi. Bố cháu thường xuyên đi công tác. Lúc về muốn được ôm con gái nhưng cháu lại không cần bố. Bác sĩ, cho hỏi đã xảy ra chuyện gì và phải dạy con như thế nào đây ạ?”
Bác sĩ tâm lí đáp: “Làm gì cần dạy chứ, đó là điều mà người bố nên phải gánh chịu.”
Người bố này đem 99% thời gian dành cho công việc và 1% thời gian dành cho con cái, gia đình. Đây chính là kết quả của sự phân bổ thời gian mà người bố này phải gánh chịu lấy.
Cũng có nghĩa là: Người bố này đang lựa chọn cho mình một thân phận làm một người đàn ông có sự nghiệp thành công chứ không phải một người bố biết quan tâm, yêu quý con gái.
Rất nhiều người đều nói với gia đình và con cái câu này: “Tôi vất vả kiếm tiền không phải vì gia đình này hay sao?” Đây đúng là lời ngụy biện đầy sức thuyết phục mà. Bởi vì bạn nhất định sẽ gặp được những người thà bỏ thời gian ra đánh bài, uống rượu, tụ tập, chơi bời nhưng lại không chịu bỏ thời gian ra cùng người nhà như thế này.
Tôi không phải là người sính ngoại, nhưng tôi sống ở nước ngoài, cảm nhận và nhìn thấy được rất nhiều người Mĩ họ rất tôn trọng gia đình. Công ty tôi có một đồng nghiệp nam, bởi vì anh ấy thể hiện rất tốt, công ty phái anh ấy đi Mĩ làm việc 2 năm. Nếu chuyện này xảy ra ở Mĩ thì chỉ cần trong vòng 3 phút họ đã đưa ra quyết định nhanh chóng.
Hoặc vợ và con cùng đi đến địa điểm mới làm việc và sinh sống hoặc là người chồng sẽ từ chối quyết định của công ty tiếp tục ở lại đây phấn đấu. Anh ấy đã đặt gia đình lên hàng đầu và đây là đạo lí mà tôi cảm thấy sâu sắc nhất trong thời gian tôi ở Mỹ.
Chúng ta đều cho rằng người phương Tây rất tùy tiện, tỉ lệ người Mỹ li hôn rất cao. Kì thực nếu quan sát, để ý kĩ lưỡng hai nền văn hóa thì mới phát hiện người Việt Nam thiếu rất nhiều vai trò.
Rất nhiều gia đình không hạnh phúc, người bố nguyện đi xã giao chén chú chén anh nhưng lại không muốn cùng con cái đi chơi đùa. Người mẹ lại càng vùi đầu vào công việc nhà đến mức không cả ngẩng đầu được lên nhìn bức tranh con vừa vẽ xong.
Khi con cái càng trưởng thành, chúng càng nhận thức được sự tự lập và trách nhiệm. Cách giáo dục tốt nhất đó chính là lời nói và việc làm đều phải mẫu mực. Có lúc bạn không cần phải nói với con cái bất cứ điều gì, bạn là người như thế nào, con cái tự ắt sẽ giống bạn như vậy. Vì vậy mà người đàn ông có trách nhiệm, có nhân cách đều đặt hạnh phúc gia đình lên hàng đầu.
Chồng tôi là người Mĩ. Cho dù khi việc kinh doanh của anh ấy có thất bại đến đâu anh ấy cũng đều dành thời gian ra bầu bạn cùng con cái. Anh ấy luôn nói là anh ấy thành công khi là một người bố. Có con cái, có vợ, có niềm vui như vậy mới được coi là thành công. Đến năm thứ 3, việc kinh doanh của anh ấy có tiến triển tốt, anh ấy nói công lớn nhất đều thuộc về tôi và con.
Khi tâm của một người luôn hướng về của cải vật chất thì rất nhiều thứ tốt đẹp sẽ bị che mất đi. Cuộc sống của bạn sẽ bị bóp méo đi.
Rất nhiều chuyện tốt đẹp đều miễn phí cả. Vấn đề có thể dùng tiền giải quyết thì không còn phải là vấn đề nữa. Nếu một người dùng tâm để làm việc thì cho dù ban đầu chịu thiệt, thì sau này nhất định sẽ được nhận phúc báo. Đây cũng có lẽ là lí do chồng tôi sau khi thất bại lại “thành công”.
Vì vậy mà một người dùng thái độ như nào đối với con cái và gia đình sẽ phản ánh tính cách chân thực nhất của họ. Điều này cũng có thể nhìn ra cuộc đời của họ có thể thành công hay không.
Theo Phununews
Bất lực với thái độ trở mặt của vợ trẻ
Nỗi đau vì bị vợ coi như bồ bịch khiến tôi không kìm chế được đã quát em, vậy mà em đóng sầm cửa bỏ đi cả đêm không về.
ảnh minh họa
25 tuổi tôi lấy vợ theo lời bố mẹ tôi. Ở tuổi này thì đúng là quá sớm, nhưng mẹ tôi nói đàn ông có gia đình thì sẽ nhanh ổn định hơn những người muộn vợ. Mẹ tôi ngắm tới ngắm lui, cuối cùng nhắm trúng cô con gái thứ 2 của một gia đình nhà nghèo, cách nhà tôi vài trăm mét.
Mẹ tôi bảo, nó ngoan, lành, chịu khó, sống gần nhà nên mẹ biết, 6 - 7 tuổi nó đã biết nấu cơm, tự chăm lo cho bản thân rồi. Em khá xinh xắn nên tôi cũng ưng ưng, mỗi điều em mới 19 tuổi. Mẹ tôi bảo ít tuổi càng dễ uốn nắn, đợi nó vào đại học, hai đứa kết hôn xong thì mua nhà ở thành phố mà sống chung.
Gia đình tôi có điều kiện, bản thân tôi cũng có công việc ổn định, ngoại hình tốt. Vì thế em cũng ưng tôi, mà bố mẹ em thì quá ưng tôi. Mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, chúng tôi kết hôn trong sự ngạc nhiên của tất cả mọi người xung quanh, bạn bè.
Do em học không tốt nên thi đến năm thứ hai mới đỗ vào một trường đại học bình thường. Chúng tôi chuyển về sống chung trong một căn chung cư đi thuê. Tôi chưa muốn mua nhà ở thời điểm này. Bởi tôi nghĩ, chờ đến khi em tốt nghiệp đi làm, khi đó kinh tế ổn định, tiền cũng tiết kiệm được thêm chút ít. Mua căn hộ to hơn để có không gian cho con cái sau này.
Cưới nhau xong, mọi chi phí sinh hoạt, tiền học phí của em đều là tôi lo. Do em còn đang đi học nên chúng tôi kế hoạch hóa bằng bao. Cuộc sống kể từ khi có vợ cũng nhiều thứ hay ho hơn. Sáng tôi chở em đến trường rồi quay xe về công ty. Chiều lại đón em về cùng đi chợ. Em quy định em nấu cơm còn tôi dọn nhà. Em giặt quần áo thì tôi phơi đồ...
Hết năm nhất đại học, sang năm thứ hai em có nhiều thời gian rảnh hơn nên tôi mua xe cho em tự đi. Em bảo muốn học nhảy ở câu lạc bộ của trường cho vui và thân thiết với bạn bè, tôi thấy em đi học rồi về nhà một mình cũng buồn nên đồng ý.
Nhưng dần dần, em lại hòa mình vào cuộc sống xô bồ ngoài xã hội. Chúng tôi chỉ yên ổn được 2 năm, đến năm thứ 3, em càng ngày càng điệu đà, đỏm dáng và đôi khi rất thái quá. Áo váy của em bắt đầu trễ ngực, hở rốn. Quần ngắn đến mức khi em sải chân hở cả nửa mông. Lúc nào cũng mắt xanh môi đỏ chót, không hợp với sinh viên chút nào. Tôi phê bình góp ý, còn em thì cãi lại rằng việc ăn mặc là quyền của em, tôi là chồng chứ không phải bố em mà cấm đoán.
Nghĩ em còn trẻ, bồng bột nên tôi nhân nhượng, tôi luôn kìm chế và muốn bảo ban cho em hiểu. Song đến năm thứ 4 đại học. Em càng thay đổi hơn. Em giấu tôi để đến vũ trường, đàn đúm bạn bè. Em lấy cớ bận học, bận ôn thi tốt nghiệp để không về quê. Trong khi tôi không muốn mang điều tiếng cho em nên mỗi lần về quê đều không nói cho ai biết. Thành ra hai gia đình vẫn nghĩ vợ chồng tôi rất ổn.
Lẽ ra tôi nên bình tĩnh mà khuyên bảo em vì dẫu sao tôi cũng lớn hơn em 6 tuổi. (Ảnh minh họa)
Song thực sự thì cuộc sống của chúng tôi chao đảo. Mỗi khi tôi nói điều gì, em nói lại xơi xơi. Em nói tôi không có quyền khóa tự do của em. Em thích làm gì, thích mặc thế nào, thích đi đâu là quyền của em. Nếu tôi không thích thì cứ lờ đi.
Và ngày hôm qua, khi chỉ còn 2 tháng nữa là em tốt nghiệp đại học, em nói với tôi rằng em hối hận vì đã kết hôn với tôi. Em bảo số tiền tôi chi cho việc ăn học của em coi như trả công cho quãng thời gian 3 năm em ngủ với tôi. Em còn khẳng định nếu em cặp với đại gia thì giờ em đã có nhà có ô tô rồi chứ không đơn thuần ở nhà thuê, đi xe máy như thế này nữa.
Nỗi đau vì bị vợ coi như bồ bịch khiến tôi không kìm chế được đã quát em: "Vậy thì đi đi, đi mà cặp với đại gia". Em bảo: "Được, là do anh nói đấy nhé!", rồi đóng sầm cửa bỏ đi cả đêm không về.
Từ đêm qua tới giờ tôi vẫn gọi điện nhắn tin và đi tìm em suốt. Tôi đến cả những quán bar em hay tới cùng bạn bè, đến nhà bạn học của em để hỏi nhưng không ai biết em đi đâu. Tôi không dám gọi về quê vì sợ mọi người nghi ngờ rồi hở việc. Lẽ ra tôi nên bình tĩnh mà khuyên bảo em vì dẫu sao tôi cũng lớn hơn em 6 tuổi.
Tôi biết tuổi trẻ bồng bột, rồi cũng có ngày tỉnh ngộ, song nếu cứ để em tiếp tục sa đà như thế này, tôi sợ sau này em hối hận, sẽ trách tôi bỏ mặc em. Bây giờ làm sao để em trở về như ngày trước đây?
Theo VNE
Lấy chồng mai mối, khổ lắm mẹ ơi! Con đi làm về nhà, hùng hục vào bếp làm việc, vì không làm thì mẹ chồng không nói đâu nhưng thái độ rất khó chịu. Con còn nhớ như in ngày đó, mẹ gọi con về nhà nói là có việc gấp. Con hoảng hốt tưởng nhà mình có chuyện gì, hay bố mẹ ốm đau vì sao. Con lên xe vội...