Dân ôm nợ vì hủ tục thách cưới
Đến nay, cuộc sống của người dân nhiều thôn bản ở các huyện miền núi A Lưới và Nam Đông (Thừa Thiên – Huế) vẫn bị trói buộc bởi hủ tục thách cưới. Lề thói lạc hậu này đã và đang đẩy nhiều gia đình vào cảnh nợ nần, nghèo đói.
Không đủ lễ vật đừng mong… có vợ
Gia đình ông Hồ Thanh Xoa, ở xã A Ngo, huyện A Lưới vừa tổ chức cưới vợ cho con trai. Để con trai cưới được vợ, gia đình ông Xoa phải tặng một loạt lễ vật gồm: trâu, bò, lợn, vải thổ cẩm, cồng chiêng… theo yêu cầu thách cưới của nhà gái. “Nếu không có những lễ vật ni thì nhà gái họ không cho con trai tui lấy con gái họ làm vợ mô”, ông Xoa giãi bày.
Theo ông Xoa, phong tục của người Tà Ôi quy định, nhà trai muốn rước người mình yêu về làm vợ thì phải tặng cho nhà gái đủ 9 con vật 4 chân gồm trâu, bò, dê và lợn. Ngoài ra, lễ vật còn có vải thổ cẩm, cồng, chiêng, chiếu… Những lễ vật này thể hiện sự giàu có và lòng thành của nhà trai. Vì vậy, nếu không có đủ “sính lễ” trên, nhà trai bị coi như không có lòng thành và không được nhà gái chấp nhận hôn sự.
Một gia đình ở xã A Ngo (huyện A Lưới) chuẩn bị lễ vật theo yêu cầu thách cưới của nhà gái.
Cũng như người Tà Ôi, hiện nhiều dân tộc khác như: Pa Cô, Cơ Tu… sinh sống ở các huyện miền núi A Lưới và Nam Đông vẫn chưa xóa bỏ được hủ tục thách cưới. Bà Hồ Thị Môn, Chủ tịch UBND xã Hồng Kim, huyện A Lưới cho biết: “Mặc dù đã có phần giảm hơn trước nhưng hiện hủ tục thách cưới của đồng bào trên địa bàn vẫn còn nặng nề. Nhiều gia đình nhà trai vì quá nghèo, không sắm đủ lễ vật nên không được nhà gái gả con là chuyện đã trở nên bình thường”.
Theo ông Hồ Văn Rắt, ở xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, hầu hết người Cơ Tu ở xã này cũng như các xã khác trên địa bàn vẫn giữ phong tục thách cưới như trước đây. Cụ thể, để cưới được vợ cho con, nhà trai phải tặng cho nhà gái 1 con trâu (hoặc bò), 7 – 8 con lợn và 1 – 2 chỉ vàng. “Ở đây, gia đình mô lấy vợ cho con cũng phải thực hiện thủ tục ni, nếu không sẽ không được nhà gái chấp thuận và bị hàng xóm chê cười”, ông Rắt cho hay.
Video đang HOT
Nghèo thêm vì ôm nợ
“Hủ tục thách cưới đã khiến nhiều gia đình trên địa bàn từ hộ khá thành hộ nghèo, hộ nghèo thì ngày càng nghèo hơn do nợ nần”, ông Trần Văn Biển, Chủ tịch xã Thượng Nhật nói
Theo nhiều già làng ở A Lưới và Nam Đông, hủ tục thách cưới khó xóa bỏ ở những địa phương này là do nó đã ăn sâu vào nếp nghĩ của đồng bào, bà con coi đây là “nét truyền thống” của dân tộc mình. Già làng Hồ Văn Hạnh, thôn Lê Triêng, xã Hồng Trung, huyện A Lưới cho biết, mặc dù ông và chính quyền đã liên tục vận động dân bản xóa bỏ hủ tục này nhưng không được họ chấp thuận.
Hủ tục thách cưới chưa được xóa bỏ đã và đang khiến hàng loạt gia đình rơi vào cảnh nợ nần, nghèo đói. Theo vật giá như hiện nay, để sắm đủ lễ vật tặng cho nhà gái và tổ chức đám cưới, nhà trai phải tốn một khoản tiền rất lớn. Gia đình khá giả còn đỡ, những trường hợp thuộc diện hộ nghèo thì phải bán đi những tài sản có giá trị nhất và vay mượn thêm tiền bạc mới sắm đủ lễ vật. Vì vậy, sau đám cưới, hộ nghèo càng nghèo thêm vì những khoản nợ lớn.
Ông Trần Văn Biển, Chủ tịch UBND xã Thượng Nhật cho biết: “Đối với nhà trai, để sắm đủ lễ vật tặng nhà gái và tổ chức ăn uống cho khách có khi phải tốn đến gần 100 triệu đồng. Chính vì hủ tục thách cưới này mà khi về nhà chồng, người phụ nữ phải lao động cực khổ để kiếm tiền trả nợ”.
Theo Dân Việt
Xe tải đâm liên tiếp 3 người rồi lao lên vỉa hè
- Sáng 20/10, tại TP. Vinh (Nghệ An) xảy ra vụ xe tải đâm liên hoàn khiến 3 người phải nhập viện cấp cứu.
Vụ tai nạn xảy ra trên đường Trường Chinh, TP. Vinh (Nghệ An). Thời điểm trên, xe tải BKS 37C - 104.13 chạy với tốc độ nhanh hướng ga Vinh, đến ngõ 34 bất ngờ đâm phải xe đạp do một người phụ nữ chạy từ trong ngõ ra.
Cú va chạm bất ngờ khiến tài xế xe tải mất lái, tiếp tục tông phải một xe máy BKS 37M3 - 9849 cùng chiều rồi lao lên vỉa hè húc đổ cây nhỏ trước cổng nhà dân.
Xe cứu thương chở 3 người bị nạn đi cấp cứu trong vụ tai nạn liên hoàn ở TP. Vinh (Nghệ An).
Vụ tai nạn khiến người phụ nữ đi xe đạp và 2 người ngồi trên xe máy (đều chưa rõ danh tính) bị thương rất nặng. Ngay sau đó, người dân đã gọi xe cấp cứu chở các nạn nhân đến bệnh viện.
Tại hiện trường, xe máy cùng xe đạp văng ra lòng đường. Chiếc xe tải lao lên vỉa hè ngay sát cổng nhà dân. Rất may thời điểm xảy ra tai nạn gia đình này đều đang ở trong nhà nên thoát nạn.
Ngay sau khi xảy ra tai nạn, lực lượng CSGT công an TP. Vinh đã có mặt tại hiện trường để xử lý vào điều tra nguyên nhân.
Trước đó, vào khoảng 8h ngày 19/10 trên đèo Pê Ke, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), chiếc xe khách mang BKS 75B - 007.21 lưu thông tuyến Huế - Quảng Trị khi đến đèo Pê Ke thì gặp nạn.
Hiện trường vụ tai nạn.
Các nhân chứng cho biết, lúc chiếc xe vượt đèo, tài xế do tránh 2 xe máy lưu thông cùng chiều phía trước đã mất lái. Chiếc xe khách lao về phía vách núi rồi lật úp.
Vụ tai nạn khiến chiếc xe hư hỏng nặng, vỏ xe móp méo, toàn bộ kính xe vỡ nát. Khoảng 30 hành khách trên xe may mắn thoát chết trong gang tấc, chỉ có 4 người bị thương nhẹ vùng phần mềm.
Sau khi xe bị lật, các hành khách đều nhanh chóng thoát ra ngoài. Sáng cùng ngày, họ được bố trí sang xe khác cùng tuyến để tiếp tục hành trình
Đến trưa 19/10, chiếc xe gặp nạn được đưa khỏi hiện trường.
Nguyễn Hậu - Cao Nam
Theo_VietNamNet
Lao vào vách núi, xe khách chở 30 hành khách lật úp Do tránh 2 xe máy đi ngược chiều, xe khách đã lao vào vách núi rồi lật úp. Trên xe có khoảng 30 hành khách. Do tránh 2 xe máy đi ngược chiều, xe khách đã lao vào vách núi rồi lật úp. Trên xe có khoảng 30 hành khách. Khoảng 8h ngày 19/10, tại đoạn đèo Pê Ke, huyện A Lưới, tỉnh...