Dân ở đây ăn Tết to nhờ nuôi cá mú, cá vẩu, bán 300 ngàn/ký
Dịp Tết Nguyên đán, các loại cá, đặc biệt là các loại cá đặc sản thường được người dân ưa chuộng. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, nhiều hộ dân sinh sống quanh các đầm phá huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thả nuôi các loài cá đặc sản như cá mú, cá vẩu và xuất bán cá với giá 300.000 đồng/ký.
Năm 2018, thời tiết khá thuận cho các hộ nuôi cá trên các con sông, đầm phá. Đa số các hộ nuôi đều thu được lãi. Thời điểm cuối năm và dịp tết, bên cạnh nhu cầu về nông sản, các loại thủy sản nước ngọt, nước lợ là sự lựa chọn của nhiều gia đình.
Huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) là một trong những địa phương có diện tích nuôi cá lồng trên đầm phá lớn nhất tỉnh. Đây còn là “thủ phủ” của các loại cá đặc sản như cá mú, nâu, hồng, chim…
Chăm sóc cá lồng đặc sản ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đến Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) những ngày cuối năm Mậu Tuất, chứng kiến không khí nuôi trồng, thu hoạch các loại cá đặc sản khá nhộn nhịp. Đây là địa phương này là nơi sản xuất các loại cá đặc sản truyền thống.
Ông Trần Bé (xã Vinh Hiền) là người có kinh nghiệm nuôi cá đặc sản hơn 20 năm. Vụ tết này, gia đình ông thả nuôi 12 lồng cá có giá trị cao như, hồng, chẻm, vẩu…Theo ông Bé, vùng cửa biển Vinh Hiền có nhiều lợi thế để nuôi các loại thủy sản đặc sản nước ngọt, lợ. Đặc biệt, có nguồn giống tự nhiên chất lượng.
Cách nuôi cá của ông Bé theo kiểu gối đầu, 12 lồng thời điểm nào cũng có cá để xuất bán. Để nâng cao thu nhập, gia đình ông thường canh thời điểm thả nuôi sao cho lúc thu hoạch đúng ngay dịp tết.
“Nuôi cá đặc sản ngoài những kỹ thuật cơ bản cần phải nắm bắt được nhu cầu thị trường, liên kết với lái buôn hay những đơn vị thu mua để bao tiêu sản phẩm. Thời điểm tết cần mở rộng quy mô và dày công chăm sóc để có thu nhập cao hơn thông thường. Như mọi năm, tết năm nay, giá của các loại cá được nâng lên từ 2-3 giá. Với các loại cá “đặc sản” giá giao động từ 250-350 nghìn đồng/kg”, ông Bé chia sẻ.
Video đang HOT
Thu hoạch cá “đặc sản” bán trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 của người nuôi cá huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngoài Vinh Hiền, xã Lộc Bình cũng là địa phương phát triển nghề nuôi cá lồng. Khi mới triển khai mô hình nuôi cá đặc sản, nhiều người dân lo ngại. Tuy nhiên, đến nay, mô hình này mang lại hiệu quả với hàng trăm lồng cá…
Vụ cá tết thường tiêu thụ mạnh, lại bán được giá nên nhiều hộ ở Lộc Bình đang nuôi từ 2-3 lồng. Tại địa phương này, bên cạnh mô hình nuôi cá vẩu phát triển từ lâu, các loại cá “đặc sản” khác như, cá dìa, hồng mỹ, đối mục, cá mú đang người dân chú trọng.
Nắm bắt nhu cầu, họ thường xuất bán đúng thời điểm dịp tết, thích ứng với xu thế và thị trường. Điều đó đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân mỗi dịp tết đến xuân về.
Ông Phan Bá Chiêm, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Bình cho biết: “So với các loại cá thông thường, việc nuôi cá “đặc sản” không khó. Nhờ chất lượng thịt thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng, các loại cá này được thị trường tiêu thụ khá mạnh. Những ngày bình thường giá cá từ 150-200 nghìn đồng/kg. Dịp tết này, giá được nâng cao hơn như cá mú mỗi 350 nghìn đồng/kg, cá vẩu khoảng 300 nghìn/kg. Điều này giúp người nuôi thu lãi cao”.
Bên cạnh vùng đầm phá, cửa biển, hiện nuôi cá lồng trên các con sông ở các địa phương huyện Quảng Điền, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang phát triển mạnh. Nếu như vào mùa lũ năm 2017, nhiều hộ dân bị thiệt hại lớn do thiên tai, ảnh hưởng đến cá vụ tết thì năm 2018 lại hoàn toàn trái ngược, lũ ít xuất hiện, môi trường nước ổn định khiến việc nuôi cá lồng ven sông khá thuận lợi.Ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phú Lộc cho rằng, so với mọi năm, vụ cá giáp tết cuối năm 2018 thuận lợi hơn bởi lũ ít xuất hiện, nguồn nước thả nuôi các loại cá đặc sản được ổn định hơn. Do đó, sản lượng tăng cao. Dịp tết thường cầu nhiều hơn cung nên người nuôi được hưởng lợi. Với mục tiêu cung cấp các loại đặc sản cho thị trường trong và ngoài tỉnh, các hộ nuôi cũng chú trọng nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật vào quy trình nuôi.
Ông Trần Kìm, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ cho rằng, không chỉ những ngày giáp tết này, sau tết những hộ nuôi cá cũng có cá để bán. Thông thường các loại cá ở địa phường thường nuôi khoảng 1,5 năm mới xuất bán.
“Mỗi hộ nuôi từ 2-3 lồng cá, nếu lồng này xuất bán thì có lồng khác gối đầu. Do vậy, người dân có thu nhập quanh năm. Mặc dù thời tiết thuận lợi, người nuôi cũng hưởng lợi từ vụ cá giáp tết nhưng theo tôi, người nuôi không được lơ là trong khâu chăm sóc trong những ngày tết bởi sẽ ảnh hưởng lớn đến vụ cá xuất bán sau tết”, ông Kìm nói.
Theo L.Thọ (Báo Thừa Thiên Huế)
Xuống hồ thủy điện "làm ruộng", thành triệu phú cá lồng
Đó là anh Lềm Văn Sơn, dân tộc Thái, ở bản Bung (xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La), một chi hội trưởng nông dân năng động, nhiệt tình, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào. Tích cực vận động hội viên tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế với mô hình nuôi cá lồng, giúp nhiều hội viên đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Xuất thân từ gia đình làm nông nhưng với sự nhiệt tình, năng nổ, anh Sơn được bà con dân bản tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng chi Hội nông dân bản Bung. Không chỉ nhiệt tình với công tác Hội mà anh còn là một tấm gương nông dân làm kinh tế giỏi, với mô hình nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ sông Đà, mỗi năm cho thu nhập hơn 200 triệu đồng.
Nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ thủy điện Sơn La rất thuận lợi, môi trường nước sạch, cá lớn nhanh, ít dịch bệnh.
Anh Sơn chia sẻ: Năm 2009, "vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc", gia đình anh cũng như nhiều hộ dân khác ở huyện Quỳnh Nhai đã di chuyển đến nơi ở mới để dành đất xây dựng công trình thủy điện Sơn La. Khi thủy điện tích nước đã hình thành mặt nước rộng lớn trên vùng lòng hồ, là tiềm năng cho người dân khai thác nuôi thủy sản. Để giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, Đảng bộ, chính quyền địa phương đã vận động, hướng dẫn bà con dân bản phát triển kinh tế bằng nuôi cá lồng.
Theo anh Sơn, nương rẫy, ruộng lúa đều đã chìm nghỉm cả dưới sông, số đất được Nhà nước cấp không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của gia đình, vì thế anh Sơn nghĩ bụng chỉ có nuôi cá lồng là hợp lý. Năm 2012, được Hội Nông dân huyện, xã tổ chức cho một số hội viên đi thăm quan các mô hình nuôi cá lồng tại tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, anh Sơn cũng được tham gia. Thấy người dân ở đó nuôi cá lồng đều có thu nhập ổn định, sau chuyến thực tế trở về, anh bàn với gia đình đầu tư hơn 50 triệu đồng, làm liền 8 cái lồng cá.
Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên cá lồng của anh Sơn lớn nhanh, mỗi năm thu được 5 - 6 tấn cá.
Được tham gia học hỏi kinh nghiệm tại các lớp tập huấn, hướng dẫn cách nuôi cá do Trạm khuyến nông và Tổ tư vấn hỗ trợ thủy sản huyện Quỳnh Nhai tổ chức và học thêm kinh nghiệm của những người nuôi trước, chỉ sau thời gian ngắn từ cách chăm sóc đến phòng dịch bệnh cho cá anh đều thuần thục.
Mới đầu, chưa có kinh nghiệm nên anh không dám mạo hiểm nuôi nhiều, chỉ nuôi cá trắm và cá nheo. Sau một năm, thấy cá lớn nhanh, chi phí đầu tư ít, cá bán chạy. Với số tiền tích góp được anh Sơn tiếp tục đầu tư làm thêm 4 lồng, cứ thế mỗi năm làm tăng thêm vài lồng, đến nay anh đã có 16 lồng cá trong tay. Trung bình mỗi lồng có thể nuôi từ 1 - 1,5 tấn cá, ước tính mỗi năm anh xuất bán từ 5 - 6 tấn cá, giá bán giao động từ 70.000 đồng/kg - 100.000 đồng/kg tùy từng loại cá và trọng lượng của cá. Sau khi trừ chi phí mỗi năm anh lãi gần 200 triệu đồng.
Mặt nước rộng rất thuận lợi cho việc nuôi cá lồng
Từ ngày gắn bó với nghề nuôi cá lồng thu nhập của gia đình ngày càng ổn định. Nuôi cá lồng hiệu quả anh Sơn còn tích cực vận động các hội viên nông dân trong bản cùng nuôi cá lồng, thấy vậy ai nấy đều tham gia làm theo. Đến nay, từ nuôi cá lồng nhiều hội viên đã có thu nhập từ 100 triệu đồng - 200 triệu đồng. Thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng ngô, trồng sắn, nhiều gia đình từ hộ nghèo, nay đã vươn lên thoát nghèo, có của ăn của để.
Anh Sơn bảo: Cá nuôi từ 6 - 7 tháng là có thể xuất bán.
Chia sẻ kinh nghiệm anh Sơn nói rằng: Để tạo được lòng tin của khách hàng thì cá nuôi phải ngon, mà muốn cá ngon thì không nên dùng thức ăn công nghiệp. Nên cách nuôi của anh Sơn là chỉ cho cá ăn các loại thức ăn tự nhiên như: Cỏ voi, cây chuối, sắn, cá tép mương, tép dầu bắt dưới sông... Và để cung cấp đủ nguồn thức ăn cho cá, anh làm 6 chiếc vó bè có kích cỡ mắt lưới theo đúng quy định đặt sẵn dưới sông để bắt cá tép sông, tép dầu, tôm... làm thức ăn cho cá lăng, cá nheo. Còn trên nương anh trồng cây chuối, sắn, cỏ voi làm thức ăn cho cá chép, cá trắm, cá rô, cho nên anh Sơn nuôi được rất nhiều khách hàng ưa thích.
Theo anh Sơn, để cá ngon thì không nên dùng thức ăn công nghiệp, chỉ nên cho cá ăn các loại thức ăn tự nhiên như: Cỏ voi, sắn, cây chuối, cá tép sông...
Nhờ chăm chỉ, dám nghĩ, dám làm, anh Sơn đã được Hội Nông dân xã, huyện công nhận là hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện. Với việc duy trì 16 lồng cá, thu nhập của gia đình anh Sơn ngày càng nâng lên. Anh Sơn dự tính thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng số lồng nuôi thêm cá để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.
Không chỉ năng động, chịu khó học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi cá lồng, làm giàu cho gia đình, anh Lềm Văn Sơn còn là chi hội trưởng chi Hội Nông dân có trách nhiệm, nhiệt tình với phong trào. Những kinh nghiệm nuôi cá lồng hay, kỹ thuật nuôi cá lồng tốt mà anh tích lũy được, anh sẵn sàng chia sẻ, hướng dẫn, hỗ trợ các gia đình hội viên, nông dân trong bản để cùng nhau vươn lên thoát nghèo, hướng tới làm giàu...
Theo Danviet
Mô hình "5 cùng" giúp nhà nông Lào Cai khấm khá Trên tiêu chí "5 cùng", các cấp Hội ND tỉnh Lào Cai đã hướng dẫn, vận động và hỗ trợ các mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp hoạt động có hiệu quả. Tham gia mô hình này, nhiều nông dân tỉnh Lào Cai đã biết liên kết làm ăn và có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Xây dựng hiệu quả mô...