Dân Nigeria biểu tình phản đối bỏ trợ giá nhiên liệu
Ngày 2/1, tại thủ đô Abuja của Nigeria, cảnh sát đã phải dùng hơi cay để giải tán đám đông hàng trăm người tham gia biểu tình phản đối quyết định của chính phủ hủy bỏ trợ giá nhiên liệu.
Nhiều người dân Nigeria phải mua nhiên liệu trên thị trường chợ đen. (Nguồn: AP)
Trong khi đó, tại Kano, thành phố lớn nhất ở miền Bắc Nigeria, cũng có hàng trăm người biểu tình phản đối giá nhiên liệu tăng cao do chính phủ ngừng trợ giá.
Video đang HOT
Ông Denja Yaqub, trợ lý Tổng Thư ký tổ chức công đoàn mang tên Đại hội lao động Nigeria cho biết, tổ chức này đang có kế hoạch kết hợp cùng với các tổ chức công đoàn khác tiến hành biểu tình lớn đòi chính phủ phải hủy bỏ quyết định trên.
Ngày 1/1, Cơ quan điều tiết giá các sản phẩm hóa dầu (PPPRA) của chính phủ Nigeria đã công bố quyết định chấm dứt trợ giá nhiên liệu, khiến giá xăng tăng vọt từ 65 niara/lít lên 140 niara/lít (tương đương 0,66 ơrô hoặc 0,96 USD).
Chính phủ Nigeria cho biết nước này vừa qua đã chi tới 8 tỷ USD cho trợ giá nhiên liệu.
Theo các nhà kinh tế và quan chức chính, việc thôi trợ giá nhiên liệu là để có vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở nước này, hiện trong tình trạng rất tồi tệ, đồng thời giúp giảm bớt sức ép đối với dự trữ ngoại tệ.
Nằm ở vùng Tây Phi, Nigeria là quốc gia đông dân nhất Châu lục Đen, song đa số người dân nước này đang sống với mức thu nhập dưới 2 USD/ngày.
Mặc dù là nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu Phi, là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và có nhiều dầu thô để xuất khẩu, song Nigeria vẫn phải chi những khoản ngoại tệ lớn để nhập nhiên liệu.
Các chuyên gia cho rằng nạn tham nhũng nghiêm trọng và quản lý yếu kém là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này./.
Theo TTXVN
Tên lửa Libya "vượt biên" thẳng ra... chợ đen Ai Cập
Hôm nay, quan chức Ai Cập tiết lộ, một lượng lớn vũ khí từ Libya đang vượt qua biên giới Libya - Ai Cập để tràn vào chợ đen tại bán đảo Sinai Ai Cập, tăng nhân tố bất ổn tại khu vực này.
Từ khi chính quyền Gaddafi sụp đổ vào tháng 8, quan chức an ninh Ai Cập đã thu được rất nhiều tên lửa đất đối không trên đường đến bán đảo Sinai cũng như đường buôn lậu nối liền Ai Cập và dải Gaza. Các tay buôn vũ khí cũng cho biết, chợ đen ở bán đảo Sinai đã có bán đạn tên lửa và pháo cao xạ.
Tình hình này khiến mọi người lo lắng về an ninh tại bán đảo Sinai, vùng giao giới giữa Israel và dải Gaza, vị trí địa lí nhạy cảm, tình hình hiện nay đã bất ổn. Số vũ khí qua khu vực này vào trong tay Palestine rõ ràng sẽ tăng tình hình căng thẳng giữa Palestine và Israel.
Một trạm gác tại bán đảo Sinai Palestine
Một quan chức quân đội tình báo Ai Cập đã về hưu nói: "Chúng tôi không hi vọng nhìn thấy Ai Cập trở thành con đường buôn lậu vũ khí." Theo ông, đã có tên lửa đất đối không ở Libya bị thu giữ khi vào cảng Alexandria Ai Cập và từ cảng này vào Gaza. Ông cho rằng một số tổ chức Palestine đang tiến hành giao dịch vũ khí với Libya.
Quan chức Mỹ và Israel đã kêu gọi Ai Cập áp dụng các biện pháp để bảo vệ ổn định và an ninh tại bán đảo Sinai. Từ khi Ai Cập nổ ra cách mạng hồi đầu năm, ống dẫn khí tự nhiên từ khu vực này đến Israel nhiều lần bị các phần tử vũ trang phá hoại. Vụ tấn công tại khu vực này xảy ra vào tháng 8 đã khiến 8 dân thường Israel thiệt mạng, thúc đẩy Israel triển khai hành động báo thù, khiến 6 binh sĩ Ai Cập thiệt mạng.
Theo VTC
Bê bối tình báo chấn động Colombia Điều tra vừa được đăng tải trên tờ Semana của Colombia cho thấy hàng loạt bí mật tình báo của nước này đang bị đem bán "chợ đen". Đây là vụ việc mới nhất bổ sung vào một loạt bê bối trong vòng mấy năm nay liên quan đến Cơ quan Hành chính an ninh (DAS) chuyên về tình báo, theo bài điều...